QLB
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11; Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII ;
QUYẾT NGHỊ:
I. Quốc hội cơ bản tán thành báo cáo của Chính phủ và các bộ, ngành về kết quả bước đầu trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp thứ 2, 3 và 4; yêu cầu Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Quốc hội nhận thấy phiên chất vấn được tiến hành dân chủ, công khai, trách nhiệm, có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi thẳng thắn, đúng trọng tâm, tập trung vào những vấn đề bức xúc được cử tri cả nước quan tâm. Các Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành với trách nhiệm của mình cơ bản giải đáp được các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã nêu và đưa ra được một số giải pháp cụ thể để giải quyết.
II. Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà các Phó Thủ tướng thay mặt Chính phủ và các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã cam kết trước Quốc hội. Quốc hội yêu cầu:
1. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững.
Tập trung làm tốt công tác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, gắn quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch công nghiệp và quy hoạch các ngành kinh tế khác, bảo đảm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và cả nước để phát triển nông nghiệp.
Tiến hành tái cơ cấu ngành, sản phẩm, gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, rừng...; đưa khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp; thực hiện liên kết giữa các ngành trong sản xuất nông nghiệp và với các ngành khác.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và quy trình sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, từ giống đến sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối trên thị trường, tiêu thụ nông sản, thủy sản, ổn định giá thu mua lúa; kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các vật tư nông nghiệp khác. Khắc phục tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm không an toàn; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Tập trung xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, phấn đấu để có nhiều sản phẩm nông nghiệp được công nhận là sản phẩm sạch, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bao gồm đầu tư công, tín dụng, bảo hiểm, thuế và các lĩnh vực khác, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả; đặc biệt quan tâm đến chính sách cho ngư dân vùng biển gắn với chiến lược biển.
- Rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao rừng, đất nông trường, lâm trường gắn với việc sắp xếp nông, lâm trường và hoàn thiện cơ chế khoán trồng và bảo vệ rừng; cắm mốc phân loại các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; khắc phục nạn phá rừng, chống cháy rừng; ban hành chính sách đặc thù cho người dân vùng lòng hồ thủy điện tái định cư; sớm hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án trồng bù diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện; khẩn trương xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu của cả nước và từng địa phương.
- Sơ kết việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện các giải pháp đồng bộ để phát triển sản xuất nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn.
2. Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương các cấp trong việc:
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm động lực phát triển đất nước; giải quyết những tồn tại, bất cập trong quản lý lĩnh vực văn hóa, trước hết là những biểu hiện xuống cấp về văn hóa, suy thoái về đạo đức xã hội, đạo đức học đường, đạo đức trong gia đình và trong các quan hệ xã hội khác; tuyên truyền, giáo dục lối sống lành mạnh trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Có giải pháp tích cực để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chấn chỉnh hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật; bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục, khuyến khích các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống; củng cố các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Khẩn trương xây dựng quy hoạch duy tu, bảo dưỡng và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nhất là các cơ sở đã xuống cấp. Tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch. Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch Việt Nam. Áp dụng các tiêu chuẩn trong phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc phát triển du lịch. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa, nhân rộng các mô hình liên kết, có cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hiện tượng tiêu cực; phối hợp chặt chẽ các lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu du lịch, điểm du lịch.
Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế; sau 2020, có vị trí xứng đáng trong khu vực.
- Có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển rộng khắp phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, nhất là trong thanh niên, thiếu niên nhằm nâng cao thể chất con người Việt Nam và thành tích thi đấu tại các giải trong nước và quốc tế. Phát huy, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao hiện có. Sớm khắc phục có hiệu quả những hạn chế, tiêu cực trong ngành thể thao.
3. Đối với lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội:
- Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo nghề, bảo đảm chất lượng dạy nghề; định hướng phát triển ngành, nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Mở rộng hình thức đào tạo nghề theo hợp đồng với doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế và các hình thức liên kết trong công tác đào tạo nghề.
Hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn; ưu tiên đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm đối với người dân bị thu hồi đất.
- Quản lý doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý trong nước, đơn vị sử dụng lao động ngoài nước và người lao động. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chính sách, chế độ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tăng cường đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và văn hóa của nước sở tại, ý thức kỷ luật lao động cho người lao động. Nghiên cứu, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường ổn định, chi phí thấp, quyền lợi của người lao động được bảo đảm; ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa.
- Khẩn trương triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về người có công đã được ban hành. Đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ còn tồn đọng, hướng dẫn lập hồ sơ đối với các trường hợp mất hồ sơ gốc, bảo đảm giải quyết đúng chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
- Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo; bổ sung, sửa đổi chính sách, chương trình mục tiêu chưa phù hợp. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân:
- Thực hiện các giải pháp được xác định tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, góp phần bảo đảm hoạt động tư pháp thực sự tuân thủ pháp luật, xây dựng nền tư pháp Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ nhân dân, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
- Nâng cao chất lượng kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; kịp thời khắc phục những tiêu cực, tồn tại trong ngành kiểm sát.
- Nâng cao chất lượng công tác truy tố, bảo đảm truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn, không để tồn đọng kéo dài; tăng cường vai trò chủ động, tích cực và nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa. Bảo đảm chất lượng các kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.
- Thực hiện các đề án theo chương trình cải cách tư pháp thuộc trách nhiệm của ngành kiểm sát; phấn đấu đến năm 2015, cán bộ ngành kiểm sát đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có năng lực, trình độ và phẩm chất vững vàng.
- Khẩn trương tổng kết việc thi hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sau khi Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
III. Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan, các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội tập trung giải quyết, trả lời 1724 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Quốc hội tại kỳ họp này và các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp trước chưa được giải quyết, trả lời.
Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét những vấn đề búc xúc, được các vị đại biểu Quốc hội quan tâm và cử tri kiến nghị để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tổ chức giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
IV. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2013./.
Tầm Nhìn
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11; Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII ;
QUYẾT NGHỊ:
I. Quốc hội cơ bản tán thành báo cáo của Chính phủ và các bộ, ngành về kết quả bước đầu trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp thứ 2, 3 và 4; yêu cầu Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Quốc hội nhận thấy phiên chất vấn được tiến hành dân chủ, công khai, trách nhiệm, có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi thẳng thắn, đúng trọng tâm, tập trung vào những vấn đề bức xúc được cử tri cả nước quan tâm. Các Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành với trách nhiệm của mình cơ bản giải đáp được các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã nêu và đưa ra được một số giải pháp cụ thể để giải quyết.
II. Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà các Phó Thủ tướng thay mặt Chính phủ và các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã cam kết trước Quốc hội. Quốc hội yêu cầu:
1. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững.
Tập trung làm tốt công tác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, gắn quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch công nghiệp và quy hoạch các ngành kinh tế khác, bảo đảm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và cả nước để phát triển nông nghiệp.
Tiến hành tái cơ cấu ngành, sản phẩm, gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, rừng...; đưa khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp; thực hiện liên kết giữa các ngành trong sản xuất nông nghiệp và với các ngành khác.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và quy trình sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, từ giống đến sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối trên thị trường, tiêu thụ nông sản, thủy sản, ổn định giá thu mua lúa; kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các vật tư nông nghiệp khác. Khắc phục tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm không an toàn; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Tập trung xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, phấn đấu để có nhiều sản phẩm nông nghiệp được công nhận là sản phẩm sạch, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bao gồm đầu tư công, tín dụng, bảo hiểm, thuế và các lĩnh vực khác, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả; đặc biệt quan tâm đến chính sách cho ngư dân vùng biển gắn với chiến lược biển.
- Rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao rừng, đất nông trường, lâm trường gắn với việc sắp xếp nông, lâm trường và hoàn thiện cơ chế khoán trồng và bảo vệ rừng; cắm mốc phân loại các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; khắc phục nạn phá rừng, chống cháy rừng; ban hành chính sách đặc thù cho người dân vùng lòng hồ thủy điện tái định cư; sớm hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án trồng bù diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện; khẩn trương xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu của cả nước và từng địa phương.
- Sơ kết việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện các giải pháp đồng bộ để phát triển sản xuất nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn.
2. Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương các cấp trong việc:
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm động lực phát triển đất nước; giải quyết những tồn tại, bất cập trong quản lý lĩnh vực văn hóa, trước hết là những biểu hiện xuống cấp về văn hóa, suy thoái về đạo đức xã hội, đạo đức học đường, đạo đức trong gia đình và trong các quan hệ xã hội khác; tuyên truyền, giáo dục lối sống lành mạnh trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Có giải pháp tích cực để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chấn chỉnh hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật; bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục, khuyến khích các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống; củng cố các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Khẩn trương xây dựng quy hoạch duy tu, bảo dưỡng và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nhất là các cơ sở đã xuống cấp. Tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch. Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch Việt Nam. Áp dụng các tiêu chuẩn trong phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc phát triển du lịch. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa, nhân rộng các mô hình liên kết, có cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hiện tượng tiêu cực; phối hợp chặt chẽ các lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu du lịch, điểm du lịch.
Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế; sau 2020, có vị trí xứng đáng trong khu vực.
- Có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển rộng khắp phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, nhất là trong thanh niên, thiếu niên nhằm nâng cao thể chất con người Việt Nam và thành tích thi đấu tại các giải trong nước và quốc tế. Phát huy, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao hiện có. Sớm khắc phục có hiệu quả những hạn chế, tiêu cực trong ngành thể thao.
3. Đối với lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội:
- Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo nghề, bảo đảm chất lượng dạy nghề; định hướng phát triển ngành, nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Mở rộng hình thức đào tạo nghề theo hợp đồng với doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế và các hình thức liên kết trong công tác đào tạo nghề.
Hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn; ưu tiên đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm đối với người dân bị thu hồi đất.
- Quản lý doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý trong nước, đơn vị sử dụng lao động ngoài nước và người lao động. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chính sách, chế độ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tăng cường đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và văn hóa của nước sở tại, ý thức kỷ luật lao động cho người lao động. Nghiên cứu, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường ổn định, chi phí thấp, quyền lợi của người lao động được bảo đảm; ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa.
- Khẩn trương triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về người có công đã được ban hành. Đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ còn tồn đọng, hướng dẫn lập hồ sơ đối với các trường hợp mất hồ sơ gốc, bảo đảm giải quyết đúng chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
- Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo; bổ sung, sửa đổi chính sách, chương trình mục tiêu chưa phù hợp. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân:
- Thực hiện các giải pháp được xác định tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, góp phần bảo đảm hoạt động tư pháp thực sự tuân thủ pháp luật, xây dựng nền tư pháp Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ nhân dân, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
- Nâng cao chất lượng kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; kịp thời khắc phục những tiêu cực, tồn tại trong ngành kiểm sát.
- Nâng cao chất lượng công tác truy tố, bảo đảm truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn, không để tồn đọng kéo dài; tăng cường vai trò chủ động, tích cực và nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa. Bảo đảm chất lượng các kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.
- Thực hiện các đề án theo chương trình cải cách tư pháp thuộc trách nhiệm của ngành kiểm sát; phấn đấu đến năm 2015, cán bộ ngành kiểm sát đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có năng lực, trình độ và phẩm chất vững vàng.
- Khẩn trương tổng kết việc thi hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sau khi Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
III. Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan, các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội tập trung giải quyết, trả lời 1724 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Quốc hội tại kỳ họp này và các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp trước chưa được giải quyết, trả lời.
Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét những vấn đề búc xúc, được các vị đại biểu Quốc hội quan tâm và cử tri kiến nghị để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tổ chức giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
IV. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2013./.
Tầm Nhìn
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
1 comment:
‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’
http://www.voatiengviet.com/content/muon-do-bo-lenh-cam-van-vu-khi-ha-noi-can-phai-cai-thien-nhan-quyen/1691338.html
Mỹ bán vũ khí sát thương cho CSVN!!?? Vô tình chính phủ Mỹ tiếp tay cho chính quyền Hà Nội, gia tăng đàn áp người dân Việt Nam, và vi phạm (Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền-1948)
Coi chừng CSVN đang gia tăng đàn áp khủng bố, bắt tù đày người dân oan trong nước !!!
Mỹ bán vũ khí sát thương cho Cộng sản Việt Nam? Để nó hợp tác với Tàu Cộng đàn áp người dân oan, đàn áp tôn giáo, đàn áp những người đấu tranh bất đồng chứng kiến!!!.
Mỹ bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam, phải xem chừng Cộng sản Hà Nội nó lại giao sang cho Trung cộng đấy!! Trung cộng nó làm hàng nhái qua mặt Mỹ!!!
Mỗi năm đám Việt Kiều bò sữa ở Mỹ, Việt Kiều bò sữa ở nhiều nước trên thế giới, gởi vài chục tỷ dollars về Việt Nam để béo làm giàu đám quan chức tham nhũng, các Tướng lãnh Công An, Quân đội CSVN. Chúng lại dùng tiền đó mua vũ khí của Nga-Mỹ!!!
CSVN hiện đang gia tăng đàn áp khủng bố người dân trong nước. Cộng Sản Hà Nội đang gia tăng vi phạm nhân quyền, đàn áp và khủng đối với các bloggers, báo chí và người dân oan biểu tình ở Việt Nam.
Bán vũ khí sát thương cho CSVN, vô tình Mỹ tiếp tay!? Lật lọng lừa giối, ăn cướp ăn chận, ăn bớt xén… Đó là thủ đoạn sở trường của Cộng Sản… Người dân Việt Nam và thế giới nay đã nhận rõ bộ mặt thật của nó rồi!!! Thủ thuật tuyên truyền mị dân, của bộ máy truyền thông báo chí Cộng sản (Viet) ngày nay không lừa bịp được dân..
Post a Comment