Blogger Widgets

Thursday, June 13, 2013

Khám phá nỗi lòng của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

QLB - Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đã xong, trong số 47 thành viên Chính phủ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là những người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất với 177 phiếu, 86 phiếu tín nhiệm cao và 229 phiếu tín nhiệm.

Báo Tuổi trẻ cho hay trong giờ Quốc hội giải lao, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo.
Là một người đứng đầu ngành giáo dục của cả nước, một ngành mang trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp trồng người, được cả nhân dân yêu quý bởi người Việt vẫn có câu "muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Được tôn vinh, được yêu quý là vậy, Bộ trưởng Luận có tâm trạng như vậy cũng khiến người ta phải suy ngẫm lại?

Từ tháng 4/2010, ông Luận được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao nhiệm vụ Phụ trách điều hành Bộ GD-ĐT thay cho Bộ trưởng - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Ngày 18/6/2010, Quốc hội Việt Nam chính thức bỏ phiếu thông qua dự thảo Nghị quyết với tỷ lệ phiếu thuận là 83,98%, bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Từ khi lên nhậm chức, Bộ trưởng Luận liên tục gặp phải những điều kiện khách quan không hay khiến cho chiếc ghế bộ trưởng của ông không còn êm ái như các nhiệm kỳ trước. Điển hình là những vụ tiêu cực trong thi cử, bạo lực học đường, sách in cờ Trung Quốc, thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Đặc biệt có một nguyên nhân trời ơi nữa là giữa lúc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra, kinh tế khó khăn sinh viên ra trường thất nghiệp hàng loạt, thạc sĩ đi bán trà đá, cử nhân đi làm công nhân. Người ta đổ cái lỗi này lên đầu ngành giáo dục, cho rằng chất lượng giáo dục đang xuống cấp và Bộ trưởng Luận lại phải lên giải trình về những cái lý do của ông trời gây ra cho cả thế giới này chứ đâu riêng Việt Nam. 
 
Bộ trưởng Luận trong giờ Quốc hội giải lao sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 

Cái vấp váp đầu tiên của Bộ trưởng Luận khi nhậm chức đó là gánh một hệ quả của chương trình dạy thêm học thêm tràn lan đã diễn ra từ rất lâu. Sau nhiều nỗ lực của ngành giáo dục như không quản được thì cấm, các cơ quan giáo dục cấp dưới lại lách luật bằng cách mách phụ huynh học sinh viết đơn xin cho con được học phụ đạo thêm giờ... Vậy là, học thêm, dạy thêm vẫn xảy ra và người ta lại trách tư lệnh ngành giáo dục làm việc không dứt khoát.

Bạo lực học đường diễn ra như cơm bữa tại các trường từ tiểu học đến trung học, người ta lại đổ cho bộ trưởng, rằng ông đang làm gì để nạn bạo lực tăng cao như vậy. Thực ra, vấn nạn này trách nhiệm của ông cũng chỉ là một phần nào bởi học sinh đánh nhau một phần vì xã hội phát triển, ảnh hưởng của internet kéo theo xu hướng thay đổi lối sống của học sinh. Sao chỉ trách mình Bộ trưởng Luận được chứ.

Còn căn bệnh thành tích trong giáo dục đã âm thầm diễn ra từ lâu, gian lận trong thi cử ở đâu chẳng có nhưng đến thời Bộ trưởng Luận lái con thuyền giáo dục thì công nghệ gian lận vượt qua tầm kiểm soát của ông nên mới có những câu chuyện Đồi Ngô ở Bắc Giang. Nếu ở những năm trước, có máy quay, có điện thoại tích hợp nhiều chức năng thì Việt Nam sẽ còn nhiều Đồi Ngô. Bộ trưởng Luận lại không gặp may ở đây nữa rồi. Thử hỏi phân tích kỹ sao không buồn được chứ.

Câu chuyện sách tham khảo cho học sinh mầm non in cờ Trung Quốc là do lỗi của nhà xuất bản và công ty nhập bản quyền từ nước ngoài về. Sách tham khảo Bộ Giáo dục khó mà quản lý được hết. Bộ trưởng Luận cũng thẳng thắn thừa nhận điều đó là không được nhưng không phải nhà xuất bản nào Bộ cũng đi soi được nên xảy ra điều này là điều Bộ trưởng không mong muốn. Vậy mà, dư luận lại đổ xô đòi Bộ trưởng Luận phải chịu trách nhiệm trước sai trái của nhà xuất bản tư nhân, của công ty nhập bản quyền sách từ nước ngoài. Điều này sao không khiến ông phải buồn. Bản đồ không phải in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ khi thiết kế người vẽ đã làm bé quần đảo này đi nên người dân khó nhìn ra và cái họ lại đặt câu hỏi cho Bộ trưởng khiến tóc ông lại bạc thêm. 
 
Sau vụ Đồi Ngô, trách nhiệm đè nặng lên vai bộ trưởng 

Để chống tiêu cực gian lận trong thi cử, Bộ trưởng Luận cũng đưa ra một giải pháp nếu xét ở khía cạnh nào đó thì cũng có lý là cho phép thí sinh mang máy quay, máy ghi âm vào phòng thi. Ông cũng không quên giải thích việc mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi hoàn toàn không phải là sáng kiến của Bộ GD-ĐT mà xuất phát từ vấn đề thực tiễn phát sinh. Những năm trước đó Bộ GD-ĐT đã có quy định học sinh không được mang những vật dụng này vào phòng thi, tuy nhiên thực tiễn đã nói lên tất cả khi sự việc Đồi Ngô làm dư luận đặt nhiều câu hỏi.

Từ đó, ông khẳng định ban hành quy định này không phải là chuyện vẽ đường cho hươu chạy mà đây chính là công việc phải làm, phải bắt đầu thích ứng với môi trường giáo dục khoa học công nghệ phát triển, đây chính là lúc chủ động để ngành giáo dục thực hiện trước khi rơi vào thế bị động.

Ý tưởng là vậy mà dư luận lại "ném đá" vào ông cho rằng việc này là việc làm không cần thiết. Có thể có thêm một Đồi Ngô, vài Đồi Ngô nữa cũng không sao và sau các Đồi Ngô sẽ có nhiều cán bộ, giáo viên bị kỷ luật. 

Mới đây, trong văn bản 2998/2013 do chính ông ký gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 nêu rõ người đứng đầu chính quyền tỉnh thành phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến thi cử như lộ đề, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi... (nếu có). Ý của Bộ trưởng chỉ mong cơ quan báo chí cân nhắc trước khi đăng bài tránh để các em học sinh đang làm bài thi bị sốc vì những tiêu cực. Vậy mà, dư luận lại hiểu lầm ông. 

Có phải vì thế mà trong lần bỏ phiếu tín nhiệm vừa rồi, bộ trưởng Luận chỉ được 86 phiếu tín nhiệm cao trong tổng số 492 đại biểu có mặt? Thôi thì bởi ông đang ngồi trên ghế "nóng". 
Trúc Linh

8 comments:

Anonymous said...

Nhìn Bộ trưởng Luận rất buồn điều này cho thấy ông là người có liêm sỉ. Thừa nhận rằng những gì diễn ra ở giáo dục bây giờ đã có từ trước,và liên quan đến nhiều yếu tố khác chứ không phải mình ông Luận có thể giải quyết được. Nhưng không lẽ những gì diễn ra rất lâu trước đó Bộ trưởng Luận không có trách nhiệm giải quyết !? Cấm dạy thêm, học thêm không giải quyết được gì nếu chương trình học không được thay đổi. Hai năm không phải là một khoảng thời gian dài nhưng nếu một người có tầm sẽ đưa ra được một giải pháp tốt cho ngành GD. Giải pháp có thể chưa có kết quả ngay nhưng phải có kế hoạch, lộ trình. Tôi mong trong thời gian tới Bộ trưởng sẽ có một giải pháp tốt hoặc ai đó đưa ra cho Bộ trưởng một giải pháp tốt cho nền GD VN.
Nhưng dù gì đi nữa thì Bộ trưởng không đáng tín nhiệm thấp như thế, nhất là so với ngành khác.

tran tri said...

La nguoi lanh dao thi phai co tu duy hon nguoi de giai quyet nhung van de kho khan va dem nhieu dieu tot dep cho xa hoi dat nuoc.Lam lanh dao khong phai la ong quan to chi biet an no va ngoi choi xoi nuoc , va do thua do hoan canh khach quan khi khong giai quyet duoc nhung van de phuc tap cua xa hoi. Neu lam quan nhu nhung ong quan " do thua" thi ai cung lam duoc.

HỒN NGHỆ SĨ said...

Nếu không đảm trách được thì xin từ chức! Bài viết nhằm bao che ngụy biện cho ông BT này.

Anonymous said...

Thằng nào mà làm tốt được dưới cái chế độ sai lầm thối nát này mới lạ ! Đã nói là lỗi hệ thống mà còn chữi một mình ông ta làm chi! Ông này chứ Trạng Trình mà có sống lại cũng không làm được gì. Chỉ có xóa bỏ chế độ cộng sản làm lại từ đầu thì mới mong cứu được đất nước và dân tộc này mà thôi!

Anonymous said...

Phù thịnh chứ không ai phù suy: Như Gió quyết hạ Hữu Khai
http://tranhung09.blogspot.com/2013/06/phu-thinh-chu-khong-ai-phu-suy-nhu-gio.html
Th09 đã đăng: Lãnh đạo "sung độ" nhờ Bảo Long, vậy mà khi Bảo Long gặp nạn hổng thấy ai cứu?.

Công an TP.Hà Nội quyết định khởi tố bị can, tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Hữu Khai (61 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long), để điều tra về hành vi “sử dụng trái phép tài sản”.
Petrotimes của đại tá CA Nguyễn Như Phong đã đổ xăng xầu, dùng từ ngữ xúc phạm miệt thị, hình sự hóa tranh chấp dân sư, nào là "người đội lốt "lương y", "dối trá, lừa lọc"...
Th09

Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt?
06:00 | 16/06/2013
(PetroTimes) - Vụ việc ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long bị bắt vào ngày 15/6 có thể gọi là một sự kiện gây nhiều chấn động.
Chấn động là vì ông Khai từng là tiến sỹ, là thầy thuốc có tiếng trong ngành y dược gắn liền với thương hiệu Bảo Long. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật chính trong bộ phim dài tập "Đường đời" từng được công chiếu trên truyền hình trong một thời gian dài.
Chấn động, bất ngờ với công chúng, tuy nhiên, với những người trong cuộc, những người tìm hiểu sâu và kỹ về cuộc đời cũng như những câu chuyện kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai thì việc ông ta bị bắt không có gì là lạ. Suốt trong 3 năm, từ 2011 đến đầu năm 2013, phóng viên PetroTimes trong quá trình tác nghiệp đã thực hiện nhiều loạt bài điều tra về những thủ đoạn làm ăn bất chính của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long.
Những tư liệu chân thực của PetroTimes đã giúp công chúng nhận ra bộ mặt thật của Nguyễn Hữu Khai và cũng là nguồn tư liệu "sống" để góp phần hỗ trợ cơ quan chức năng tìm ra những hành vi sai trái của người đội lốt "lương y" này.
Chúng tôi xin được giới thiệu lại những tư liệu đã thu thập được để lý giải: Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt.
>> Bắt Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai
Tranh chấp giữa hai tập đoàn kinh tế Bảo Long và Bảo Sơn có thể xem là một trong những vụ làm tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất trong thời gian này. Vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận không chỉ ở số tiền hàng trăm tỉ đồng mà còn bởi sự nổi tiếng của cả hai thương hiệu, tên tuổi của hai ông chủ và cả những uẩn khúc trong nội tình mà nếu không có cái nhìn xâu chuỗi sẽ khó mà hình dung ra được.

Siêu bựa said...

Chia sẻ với ông Luận khi chưa thể giải quyết hết các tồn tại của các khóa trước để lại, tuy nhiên ít ra ông cũng phải làm được 1 hoặc 2 việc để ghi lại dấu ấn chứ không thể là không làm được 1 việc gì cả, cái gì cũng bung bét.

Anonymous said...

So sánh với bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trước khi ông Luận làm bộ trưởng, tôi thấy ông Luận thiếu sự quyết đoán và tầm của người lãnh đạo. Với Nguyễn Thiện Nhân, sự việc Đỗ Việt Khoa đã được xử lí rất mạnh tay, đưa ra cả chiến dịch 2 không tạo được sự lành mạnh trong học tập và thi cử được vài năm. Cùng với sự ra đi của ông Nguyễn Thiện Nhân và sự nhậm chức của ông Luận thì ngành giáo dục lại trở về thuở ban đầu của nó, đâu lại vào đấy. Và rồi năm vừa qua có sự kiện Đồi Ngô thì ông Luận kém rất xa ông Nguyễn Thiện Nhân trong việc xử lí. ông xử lí theo kiểu cho có thôi. Và năm nay tình trạng đó lại tiếp tục.Mình nghĩ ông Luận là người thiếu khả năng lãnh đạo và do đó việc ông nhận nhiều phiếu tính nhiệm thấp là hoàn toàn xứng đáng và thuyết phục.

girl Vietnam said...

Các bạn vào blog của em xem gái đẹp đã!