Blogger Widgets

Thursday, May 23, 2013

Thảo luận về Luật chống Khủng bố có ai đề nghị Thủ Tướng làm Trưởng ban đâu nhỉ?

- Quốc hội chưa nhóm họp thì mấy tờ báo đã 'mồi' đại loại 'Đại biểu Quốc Hội đề nghị Thủ Tướng kiêm nghiệm luôn Trưởng ban Phòng chống khủng bố!!! 
Trong Khi đó Quốc Hội họp ngay tại Hội Trường đóng góp có thấy ai đề nghị như nàng Chung Thuỷ loan báo đâu nhỉ?

Hết làm Trưởng ban chống tội phạm nay có lẽ còn muốn kiêm luôn Chống Khủng bố, không rõ có phải Đảng X thấy việc lập hồ sơ Tội phạm vẫn chưa đủ 'phê' để loại trừ 'đối thủ' hay vì Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang và cô gái rượu muốn cho ai đó thành 'khủng bố' để chiếm đoạt tài sản cho nhanh???

May mà Luật chống khủng bố chưa được thông qua nên bà Diệu Hiền đã thoát cái ải bị biến thành Khủng Bố thì hết đường sống nhé!

Mời xem:
Buổi sáng ngày 21/05/2013

Nội dung:

Quốc hội nghe Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng, chống khủng bố

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn chủ trì điều khiển nội dung

Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội

Kính thưa Quốc hội,

Theo sự phân công của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, tôi xin điều hành nội dung làm việc sáng nay, theo chương trình thì sáng nay Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy, nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật phòng, chống khủng bố và thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn khác nhau của dự án luật này.

Trước hết, xin mời Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy.

Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ công an
Đọc Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy - Có văn bản.

Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh

Đọc Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy - Có văn bản.

Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội

Xin cảm ơn Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Nguyễn Kim Khoa, xin Quốc hội cho chuyển sang nội dung thứ hai. Xin mời Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa tiếp tục trình bày báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật phòng, chống khủng bố.

Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh

Trình bày báo cáo tóm tắt và giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật phòng, chống khủng bố - Có văn bản.




Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội

Kính thưa Quốc hội,

Dự án Luật phòng, chống khủng bố đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, sau kỳ họp trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan đã tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo luật. Dự thảo luật cũng đã được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội trước khi trình ra kỳ họp này. Dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp này có nhiều nội dung đã được chỉnh lý hoàn thiện, đã giảm 6 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 4. Đoàn thư ký kỳ họp cũng đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội một số vấn đề đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận ở Hội trường về dự án Luật phòng, chống khủng bố.

Cùng với những vấn đề khác đại biểu Quốc hội quan tâm đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đăng ký và phát biểu.




Nguyễn Văn Minh - Bắc Kạn

Kính thưa Chủ toạ kỳ họp,

Kính thưa Quốc hội,

Trước hết tôi nhất trí với sự cần thiết ban hành cũng như tên gọi, bố cục của Dự thảo Luật phòng, chống khủng bố. Về nội dung của Dự thảo luật tôi cơ bản nhất trí với những nội dung Ban soạn thảo đã tiếp thu đối với các ý kiến đóng góp xây dựng luật này. Tuy nhiên để hoàn thiện dự thảo luật tôi xin đóng góp một số điều cụ thể như sau:

Một, tôi nói thêm về giải thích từ ngữ tại Điều 3, tại Khoản 1 đề nghị bổ sung cụm từ "nghiêm trọng" vào trước cụm từ "trong công chúng" để xác định rõ mức độ hành vi được coi là khủng bố. Vì trong thực tế có trường hợp công chúng hoảng loạn vì hành vi vi phạm pháp luật của một số hoặc một nhóm người nhưng chưa đến mức nghiêm trọng và không phải là hành vi khủng bố. Mặt khác khủng bố là tội phạm đặc biệt có tính quốc tế, có tính tổ chức mức độ nguy hiểm lớn và tác động gây tâm lý hoang mang trong công chúng. Tại Khoản 2 nếu chỉ quy định hành vi hỗ trợ tiền tài sản là hành vi tài trợ khủng bố là chưa đầy đủ vì còn những khoản hỗ trợ khác không phải là tài sản hoặc tiền cũng có thế hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố như hỗ trợ về công nghệ và chuyên gia. Do đó, đề nghị bổ sung hành vi hỗ trợ công nghệ chuyên gia cho tổ chức, cá nhân khủng bố là hành vi tài trợ khủng bố

Hai, về chính sách phòng, chống khủng bố tại Điều 5. Tại Khoản 3 đề nghị thay cụm từ "ưu tiên" bằng cụm từ "bảo đảm trách nhiệm", lạm dụng ưu tiên của luật dẫn đến tiêu cực trong sử dụng nguồn lực trong phòng, chống khủng bố. Trong khi đó nhà nước đều cung cấp hoặc chuẩn bị điều kiện cho mọi mặt các hoạt động phòng, chống khủng bố

Ba, về người chỉ huy phòng, chống khủng bố tại Điều 15. Tại Khoản 1, Điều 15 quy định:

"1. Người chỉ huy chống khủng bố là người có thẩm quyền quyết định" xong trong dự thảo luật chưa có điều, khoản nào quy định cụ thể cấp có thẩm quyền quyết định chỉ huy chống khủng bố nên sẽ khó khăn việc áp dụng trong thực tiễn. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung quy định cụ thể về cấp có thẩm quyền quyết định của người chỉ huy chống khủng bố là căn cứ trong quá trình thực hiện luật

Bốn, về phát hiện khủng bố Điều 28 và tiếp nhận xử lý thông tin báo, tố giác khủng bố tại Điều 29 để phù hợp với nội dung quy định tại Điều 28 về phát hiện khủng bố và quy định tại Điều 29 tiếp nhận xử lý tin tố giác khủng bố. Tôi đề nghị chuyển nội dung cơ quan tổ chức, cá nhân khi phát hiện dấu hiện hành vi khủng bố phải nhanh chóng báo cáo cho lực lượng phòng, chống khủng bố quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội , chính quyền địa phương nơi gần nhất tại Khoản 1 Điều 29 thành một khoản tại Điều 28. Đưa nội dung cơ quan Công an, Quân đội , chính quyền địa phương có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ báo tin tố giác về khủng bố ghép vào Khoản 2 Điều 29.

Năm, về biện pháp phòng, chống khủng bố tại Điều 30 tại Điểm k Khoản 2 có đề cập biện pháp phong tỏa tài sản, đề nghị quy định rõ biện pháp phong tỏa tài sản đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, các ngân hàng trong nước và các nước có liên quan đến hợp tác đối với Việt Nam. Các nước có quan hệ đi lại với Việt Nam để đảm bảo tính khả thi trong quá trình xử lý tiền, tài sản liên quan đến vấn đề khủng bố.

Sáu, huy động lực lượng, phương tiện trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố tại Điều 18, tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại mối quan hệ tương quan giữa Điều 18 với Điều 30 về biện pháp chống khủng bố, việc trưng mua, trưng dụng theo quy định của Nhà nước rất cần thiết và rất nhiều thủ tục để thực hiện đầy đủ các thủ tục này, đòi hỏi rất nhiều thời gian. Nếu đặt vấn đề phải thực hiện các thủ tục cần thiết để trưng mua, trưng dụng theo quy định của luật này, trưng dụng tài sản thì có đạt yêu cầu về thời gian hay không. Đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp phòng, chống khủng bố. Do đó tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh lại nội dung này cho phù hợp và luật sẽ tổ chức thực hiện tốt hơn.

Bẩy, về trách nhiệm cơ quan Nhà nước trong phòng, chống khủng bố. Tại Chương VII đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của Hải quan, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thống nhất với Điều 24 quy định về kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, xuất cảnh và Điều 26 quy định về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng, chữa bệnh cho người, động, thực vật để đảm bảo tính rõ ràng cụ thể về nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan này trong phòng, chống khủng bố.

Tám, về thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tại Điều 12. Tôi tán thành Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh không chuyên trách. Các thành viên Ban chỉ đạo làm việc trong chế độ chuyên nghiệp nhưng hoạt động mang tính chất thường xuyên, nó vừa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phòng, chống khủng bố vừa đảm bảo được sự lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống khủng bố và hoạt động một cách ổn định hơn, kịp thời là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Mô hình chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố từ Trung ương đến địa phương cũng đã được thành lập và hoạt động có kết quả đạt rất tốt. Tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.

Nguyễn Công Hồng - Đồng Nai

Kính thưa Quốc hội.

Trước hết về cơ bản tôi nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tôi nhận thấy dự thảo lần này được chỉnh sửa rất công phu, chất lượng rất đảm bảo và có thể tu chỉnh một số vấn đề nữa thì Quốc hội thông qua được. Tuy nhiên để cho dự thảo nó hoàn thiện hơn và cũng như gợi ý của Đoàn thư ký, tôi xin phát biểu một số vấn đề như sau:

Về khái niệm định nghĩa tại Điều 3, cơ bản tôi nhất trí rồi nhưng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc lại định nghĩa về "tài trợ khủng bố", vì như chúng ta biết định nghĩa này lấy một số ý chưa đầy đủ của Điều 230b của Bộ luật Hình sự và chúng ta cũng biết rằng Điều 230b Bộ luật Hình sự hơi rộng hơn so với yêu cầu của chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, tôi đề xuất trong dự thảo luật này chúng ta quy định gần giống như Bộ luật Hình sự và sau này cần có sự giải thích rất chặt chẽ ở trong Bộ luật Hình sự.

Hai là dự thảo luật này quy định đúng với chuẩn mực của quốc tế và sau này tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự thì đó là hai phương án. Vì chúng ta nói biết rõ là tổ chức, cá nhân khủng bố, nhưng người dân không thể dễ dàng ông A, ông B là cá nhân khủng bố hay tổ chức này là tổ chức khủng bố và như vậy đòi hỏi có một cơ quan có thẩm quyền chỉ rõ ra rằng cá nhân này hay tổ chức kia là khủng bố. Khi ấy mới đòi hỏi người dân và có thể quy định trách nhiệm với người dân được đấy là cá nhân, tổ chức khủng bố. Chính vì vậy mà tôi đề nghị cần cân nhắc thêm.

Về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quy định tại Điều 3. Tôi thấy dự thảo Điều 12 Khoản 1 và Khoản 2 quy định chưa thể hiện được đầy đủ trong ý kiến báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ý kiến báo cáo tiếp thu giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là tuy từng giai đoạn cụ thể thì Chính phủ có thể lồng ghép với Ủy ban Quốc gia về phòng, chống tội phạm. Nếu chúng ta quy định với tinh thần của Khoản 1 và Khoản 2 như Điều 12 của dự thảo thì rõ ràng Chính phủ và các tỉnh phải thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống khủng bố chứ không phải tùy theo tình hình vì không có một điều, khoản nào ủy quyền cho Chính phủ tùy cơ để làm như vậy được cả.

Thứ hai, theo quan điểm cá nhân của tôi thì không nên có Ban chỉ đạo mà chỉ bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Ủy ban Quốc gia Phòng, chống tội phạm vì ba lý do.

Thứ nhất, về cơ bản thì khủng bố và tài trợ khủng bố cũng như là tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người và thậm chí là tội phạm chiến tranh, tội phạm chống loài người cũng đều là tội phạm.

Nếu sau này chúng ta dự kiến thành lập Ủy ban Quốc gia về phòng, chống khủng bố thì tôi tưởng tượng thành phần của Ủy ban Quốc gia này cũng không khác mấy với thành phần của Ủy ban Quốc gia phòng, chống tội phạm. Về tính hiệu quả của nó tôi nghĩ nên là một Ủy ban Quốc gia về phòng, chống nhưng sẽ có những phân ban, những ban đủ tầm để tham mưu cho Ủy ban Quốc gia này quyết định những vấn đề sách lược và sẽ đầu tư có chế độ rõ ràng với bộ phận tham mưu này, có bộ máy để bộ phận tham mưu thì tốt hơn là thành lập một Ủy ban Quốc gia cũng là kiêm nhiệm thì nó kém hiệu quả hơn.

Vấn đề thứ tư đó là về trách nhiệm, quyền hạn của người chỉ huy ở Điều 16 thì tôi đề nghị cân nhắc lại điểm này. Vì tôi thấy rằng Điểm c Khoản 1 chưa đảm bảo tính khả thi, tại sao lại như vậy? Tôi thấy ở đây quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền, đơn vị, Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, nếu có đụng sự thì ai cũng có thẩm quyền như ai thì sẽ giẫm chân lên nhau, không là được việc.

Thứ hai, đơn vị vũ trang là đơn vị nào, từ cấp nào đấy là trung đội hay đại đội. Là trung đội độc lập hay là trung đội phối thuộc. Hai cái này đều rất là khác nhau. Quy định của chúng ta lại rất chặt chẽ ở chỗ được thành lập nhưng mà phải không ảnh hưởng về mặt chính trị rồi thì ngoại giao rồi như thế này trong những trường hợp khẩn cấp cấp bách như vậy mà chúng ta bắt người cán bộ, người chiến sỹ chỉ huy phải lường trước cái này là có ảnh hưởng chính trị hay không, không ảnh hưởng chính trị thì tôi nghĩ là nó sẽ xảy ra hai trường hợp một là người ta do dự không dám làm, làm là sợ trách nhiệm, thứ hai là làm thì sau này sẽ quy trách nhiệm theo ý thức chủ quan của chúng ta về vấn đề này là chính trị hay vấn đề này là ảnh hưởng ngoại giao hay vấn đề này tước mất sinh mạng và không khéo chúng ta còn yếu hơn cả tội phạm hình sự thường, tội phạm hình sự thường nếu như phạm tội quả tang thì bất cứ công dân nào cũng có quyền bắt và vô hiệu hóa có thể dẫn giải đến cơ quan công an, thì ở đây khẩn cấp mà chúng ta lại như thế thì tôi thấy không đảm bảo an toàn pháp lý cho những người thừa hành và đi sẽ rất khó khăn.

Khoản 2, Điều 16 tôi cảm thấy cũng không khả thi vì nói Ủy ban nhân dân thì Ủy ban nhân dân ở đây là cấp nào, cấp xã, cấp phường, cấp huyện hay cấp tỉnh và trong khi đương sự ra đấy rồi thì tất cả các Ủy ban nhân dân đều có thẩm quyền như vậy thì ai làm, có thể dẫm chân lên nhau hoặc nếu như sợ trách nhiệm thì tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã rồi cuối cùng lại không ai làm, cho nên tôi đề nghị vấn đề này trong trường hợp khẩn cấp thì cần phải quy định về thẩm quyền, chức năng rất rõ cho từng cấp, cấp xã làm gì, cấp huyện làm gì và từng cấp chính quyền chứ ta không quy định chung chung như thế này sẽ rất bí.

Vấn đề thứ năm, về hợp tác quốc tế, tôi nhất trí có một chương và rất nhất trí với giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tôi đề nghị bỏ Điểm d đó là giải quyết trường hợp khủng bố, giải quyết vụ khủng bố vì lý do là để chúng ta đảm bảo linh hoạt, rút kinh nghiệm đừng nên cụ thể hóa thì sẽ bó tay chúng ta và không đảm bảo tính linh hoạt để xử lý tình huống. Có những vụ khủng bố có vấn đề chúng ta phải cân nhắc, vấn đề đó ở Điểm e của chính khoản này đã có rồi đó là những hoạt động hợp tác khác mà theo quy định thế này thế kia thì chúng ta lồng vào đấy là được, nên bỏ Điểm d là giải quyết vụ khủng bố. Tương tự như vậy Điều 38 chúng ta sẽ sửa lại và đưa thành một Khoản 2 của Điều 36, tôi nghĩ như thế là đầy đủ vừa chặt chẽ và rất linh hoạt.

Khoản 2 chúng ta lấy như thế này, trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Khoản 1 điều này và phù hợp với nhu cầu khả năng thực tế của mình, tức là đưa lên thành Khoản 2 của Điều 36, Khoản 1 khẳng định nguyên tắc và Khoản 2, Điều 36 như thế thì chặt chẽ và linh hoạt hơn, chúng ta có tiến, có lui trong từng tình huống tự vệ. Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.

Nguyễn Minh Kha - TP Cần Thơ

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,

Kính thưa Quốc hội,

Sau khi nghiên cứu Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống khủng bố, về cơ bản tôi đồng tình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội khá công phu và đầy đủ. Những năm gần đây khủng bố thế giới ngày càng gia tăng cả về quy mô, tính chất, mức độ, khủng bố đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nước, nhiều quốc gia. Ở Việt Nam tuy chưa xảy ra khủng bố chính trị do tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện nhưng nguy cơ khủng bố ngày càng hiện hữu. Thời gian qua lực lượng công an đã phát hiện một số tổ chức vận động người Việt lưu vong, móc nối với số đối tượng trong nội địa tìm cách gây nổ tạo ra tiếng vang về chính trị. Một số đối tượng khủng bố quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam, Việt Nam cũng tham gia nhiều điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống khủng bố, do đó việc ban hành Luật phòng, chống khủng bố là việc làm cần thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Theo gợi ý của Đoàn thư ký kỳ họp tôi xin đóng góp một số nội dung sau đây.

Điều 12, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, trước tiên tôi cho rằng dự thảo cần xác định Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có 2 cách, trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ở trung ương Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an làm phó trưởng ban thường trực, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm phó ban chỉ đạo và các ngành làm thành viên. Tương tự như ở trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng chí Chủ tịch làm trưởng ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, đồng chí giám đốc công an làm phó ban thường trực và đồng chí chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố tỉnh và các sở, ngành làm thành viên. Dự thảo cần nêu cụ thể như trên sẽ thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện.

Điều 14, lực lượng phòng, chống khủng bố, tôi đề nghị ghi thêm chữ "phòng" vì trong này không có chữ "phòng". Lực lượng phòng, chống khủng bố gồm lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân, các lực lượng khác không chỉ chống khủng bố mà quan trọng là tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra khủng bố.

Điều 16, nhiệm vụ, quyền hạn người chỉ huy phòng, chống khủng bố, tôi đồng ý với Khoản 1, 2 và 3 của dự luật. Thứ nhất là Khoản 1, Điều 15, người chỉ huy phòng, chống khủng bố là cấp có thẩm quyền quyết định. Hai là Điểm c, Điều 16, trường hợp khẩn cấp chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có quyền áp dụng các biện pháp theo quy định. Tôi cho rằng giao quyền cho người chỉ huy là cần thiết, chỉ có như vậy người chỉ huy mới áp dụng quyền năng của mình mà xử lý hiệu quả tình hình khẩn cấp các biện pháp đó, không gây ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, phá hoại tài sản đặc biệt của nhân dân.

Ở Chương V hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, tôi cho rằng hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố là cần thiết, hợp tác để chia sẻ thông tin huấn luyện đào tạo và tổ chức diễn tập là trong trang thiết bị kỹ thuật cho lực lượng phòng, chống lực lượng khủng bố. Lĩnh vực này ta chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng đây là lĩnh vực nhạy cảm, phải đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không để nước ngoài lợi dụng về mục đích chính trị. Do đó, cần chọn kỹ quyết định hợp tác, tôi đồng thuận với Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội bỏ Điều 43 những trường hợp từ chối đề nghị hợp tác quốc tế không cần thiết đưa vào luật. Nhưng khi xảy ra việc cụ thể thì xem xét cân nhắc kỹ có tham gia hay không tham gia. Tôi đồng tình với sửa đổi, bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương VII trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc phòng, chống khủng bố. Xin cám ơn Quốc hội.

Nguyễn Anh Sơn - Nam Định

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,

Kính thưa Quốc hội,

Theo gợi ý của Đoàn thư ký kỳ họp, tôi xin đóng góp một số ý kiến đối với dự án Luật phòng, chống khủng bố. Trước hết, tôi cơ bản tán thành và đánh giá cao Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống khủng bố của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh trình bày. Hầu hết các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu một cách hết sức nghiêm túc với gần 50 nội dung thuộc 20 nhóm vấn đề khác nhau. Những nội dung còn có ý kiến khác nhau thì cũng đã được giải trình một cách chi tiết và có sức thuyết phục.

Qua thảo luận, đóng góp ý kiến và lấy ý kiến ở địa phương trước khi về dự kỳ họp và căn cứ vào bản dự thảo trình tại kỳ họp lần này, chúng tôi thấy cần tham gia thêm một số nội dung sau đây.

Thứ nhất, về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, tôi tán thành với nội dung cốt lõi của Điều 12, theo đó quy định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hoạt động thường xuyên, chứ không phải khi nào cần thiết thì mới thành lập và không nhất thiết phải thành lập ở tất cả các bộ, ngành của Trung ương. Thành viên Ban chỉ đạo hoạt động kiêm nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc công an tỉnh sẽ đóng vai trò thường trực của Ban chỉ đạo cấp Trung ương và cấp tỉnh.

Tôi cũng rất tán thành việc quy định ngay trong luật ở Điều 13 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Phòng chống khủng bố theo đề nghị của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước. Tuy nhiên ở Khoản 2 và Khoản 3 chúng tôi xin nêu một số nội dung như sau:

Khoản 2 tôi đề nghị không nên quy định ở cấp tỉnh có cơ quan tham mưu giúp việc mà chúng ta chỉ quy định bộ phận tham mưu giúp việc cho ban chỉ đạo và bộ phận này đặt tại một phòng nào đó của công an tỉnh. Nếu chúng ta quy định có cơ quan tham mưu giúp việc sau này có thể viện vào lý do đó để thành lập một đơn vị, cơ quan riêng thì cũng rất bất tiện và không đúng theo tinh thần của dự thảo luật này là chúng ta không đẻ thêm bộ máy. Khoản 3 tôi đề nghị quy định rõ theo hướng Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các bộ, ngành để quy định về việc thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống khủng bố ở các bộ, ngành chứ không phải chúng ta để tự các bộ, ngành thấy cần thiết thì thành lập, không cần thiết thì thôi, đặc biệt đối với những bộ, ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động phòng, chống khủng bố và có nguy cơ khủng bố cao ví dụ như quốc phòng, công an, giao thông, ngoại giao.

Thứ hai, về người chỉ huy chống khủng bố Điều 15 tôi rất tán thành ý kiến phân tích của đại biểu Minh ở Bắc Kạn chúng ta quy định như trong dự thảo thì còn rất chung chung, thậm chí rất khó áp dụng, ví dụ như xảy ra khủng bố ở một địa bàn nào đó chúng ta quy định người đứng đầu, người đứng đầu lực lượng vũ trang, Ủy ban nhân dân rất khó thực hiện trên thực tiễn. Vì khi xảy ra khủng bố ở một nơi nào đó thì lúc nào cũng bao gồm có Ủy ban nhân dân, có lực lượng vũ trang, có người đứng đầu, lúc bấy giờ ai là người nhiệm vụ chỉ huy chống khủng bố ở đó. Cho nên ở điều này chúng tôi xin đề nghị như thế này:

Khoản 1 chúng ta ghi rõ "người chỉ huy chống khủng bố là người được Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố phân công, quyết định" điều này ý kiến của đại biểu Minh có phân tích tôi rất tán thành. Trong dự thảo lần trước chúng ta ghi rõ Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ra quyết định cử người làm nhiệm vụ chỉ huy chống khủng bố ở một địa điểm cụ thể nhất định. Trong dự thảo lần này chúng ta bị thụt lùi đi chúng ta không biết ai sẽ đứng ra phân công mà chúng ta nói là cấp có thẩm quyền.

Khoản 2 tôi đề nghị sửa như thế này "khi Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố chưa phân công người chỉ huy chống khủng bố thì người đứng đầu trực tiếp ở nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp chống khủng bố theo quy định" tại Khoản 2 Điều 16 ghi như thế rõ hơn nếu không xảy ra khủng bố thì không biết Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ là người chỉ huy hay công an ở đấy chỉ huy hay Bộ Chỉ huy quân sự ở đấy chỉ huy, hay là thủ trưởng cơ quan. Tôi nói ví dụ như xảy ra khủng bố ở trường học thì đầu tiên khi chưa có quyết định phân công ai là người chỉ huy chống khủng bố ở trường học ấy thì hiệu trưởng, giám đốc trường ấy sẽ là người trực tiếp chỉ huy cho đến khi có sự phân công của Ban chỉ đạo. Tôi xin nêu nội dung đó.

Thứ ba, về vai trò của quân đội trong phòng, chống khủng bố thì chúng ta rất dễ nhận thấy rằng lực lượng quân đội có vị trí, vai trò, khả năng thực tế sự to lớn trong hoạt động phòng, chống khủng bố, nhất là khi xảy ra khủng bố thì quân đội là lực lượng có đủ những điều kiện về ý chí, về tổ chức, về phương tiện, về vũ khí, về ý thức tổ chức, kỷ luật, về khả năng chỉ huy tác chiến để góp phần đập tan các hành động khủng bố, tuy nhiên nhìn tổng thể trong dự án luật này thì chúng tôi nhận thấy các quy định về quân đội với hoạt động phòng, chống khủng bố thì còn khá chung chung và mờ nhạt. Có một quy định riêng về trách nhiệm của Bộ quốc phòng thì cũng chỉ gói vào các hoạt động khủng bố ở trong địa bàn, lĩnh vực, mục tiêu mà Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm và quan hệ với Bộ Công an với các bộ, ngành khác cũng chưa thật rõ.

Chúng tôi cũng nhất trí ý kiến đại biểu Nguyễn Công Hồng đề nghị là chúng ta ghi rõ trong Ban soạn thảo nghiên cứu sâu, viết cụ thể vấn đề này là: Quân đội phải được coi là một trong hai lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng, chống khủng bố. Bộ trưởng quốc phòng và chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố thì cần được xác định là Phó ban chỉ đạo thường trực phòng, chống khủng bố của quốc gia và của cấp tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống khủng bố. Trên đây là một số ý kiến của tôi đóng góp với dự án luật, xin cảm ơn Quốc hội.

Phạm Hồng Hương - Hải Dương

Kính thưa Chủ tọa phiên họp.

Kính thưa Quốc hội.

Trước hết tôi nhất trí với báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ban soạn thảo về Luật phòng, chống khủng bố. Có thể nói Ban soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiếp thu khá đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội đã tham gia thảo luận đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và được chỉnh lý dự thảo luật khá công phu theo hướng gọn, rõ và dự thảo luật có tính khả thi. Tuy nhiên qua nghiên cứu dự thảo luật, tôi xin tham gia đóng góp một số ý kiến sau đây.

Trước hết về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố thì cũng như một số ý kiến của các đồng chí đã phát biểu, tôi thấy rằng Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố được tổ chức ở hai cấp: cấp Trung ương và cấp tỉnh. Còn ở các bộ, ngành và cơ quan ngang bộ thì tùy từng trường hợp cụ thể và được sự đồng ý của Chính phủ trong trường hợp cần thiết sẽ ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo là hoàn toàn phù hợp. Các Ban chỉ đạo này hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, như vậy không cần hình thành thêm tổ chức biên chế, xong vẫn bảo đảm được vị trí, vai trò và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, nhất là các bộ có chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù như Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Ở điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tại Điểm b Khoản 2 nếu xác định như vậy chưa thể hiện và chưa phát huy hết vai trò, vị trí, nhiệm vụ quan trọng nhất của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố là chỉ đạo, chỉ huy, tổ chức xây dựng lực lượng, xây dựng phương án và triển khai, tổ chức thực hiện. Tất cả các nhiệm vụ này đều phải được cụ thể hóa trong luật. Chính vì vậy, đề nghị nghiên cứu sửa Điểm b Khoản 2 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo là "giúp cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức xây dựng, phối hợp liên ngành thực hiện công tác chống khủng bố tại địa phương". Như vậy, thêm cụm từ "tổ chức xây dựng" và thay từ "về" bằng cụm từ "thực hiện". Đó là nội dung thứ nhất.

Nội dung thứ hai là về người chỉ huy chống khủng bố. Thực hiện nguyên tắc xây dựng luật phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh có điều, khoản chung chung khó áp dụng trong quá trình thực hiện luật. Cho nên trong điều này cụm từ "cấp có thẩm quyền" cần được xác định rõ trong luật, tôi nhất trí với ý kiến các đại biểu đã phát biểu trước tôi. Ở đây theo tôi cấp có thẩm quyền như dự thảo luật cũ thảo luận tại kỳ họp thứ 4 giao cho Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố từng cấp quyết định đối với người chỉ huy chống khủng bố hoàn toàn hợp lý. Hiểu và tổ chức như vậy mới phát huy hết được trách nhiệm của Ban chỉ đạo, đặc biệt là bảo đảm tính kịp thời, đây là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong việc xử trí các tình huống khủng bố. Chính vì vậy, ở Khoản 1 điều này nên sửa là "người chỉ huy chống khủng bố là người được Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tổ chức thực hiện quyết định", theo đó Khoản 2 nên bỏ cụm từ "do cấp có thẩm quyền quyết định" để viết lại cho gọn. Vì ở Khoản 1 đã quy định là người chỉ huy chống khủng bố là do Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tổ chức thực hiện quyết định rồi.

Tương tự như vậy, điều tiếp theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố, Điểm a Khoản 1 cũng nên bỏ cụm từ "cấp có thẩm quyền quyết định", hoặc thay bằng cụm từ "Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của cấp tổ chức thực hiện quyết định".

Vấn đề thứ ba, về huy động lực lượng, phương tiện trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố. Để bảo đảm sự thống nhất giữa chức năng và phát huy được vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố thì Ban soạn thảo nên nghiên cứu để Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố được thay thế cho người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tôi rất nhất trí với ý kiến của đại biểu Minh đã phát biểu trước, nghĩa là Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tổ chức thực hiện được huy động lực lượng, phương tiện trưng mua, trưng dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố.

Vấn đề thứ tư là về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong phòng, chống khủng bố có quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng tại Khoản 2 quy định như vậy nó chưa phù hợp và chưa thống nhất với Chỉ thị số 25 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới. Hơn nữa đây là khái niệm địa bàn đối với Bộ Quốc phòng, các đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng, đặc biệt là các đơn vị cấp chiến dịch và chiến lược thì nó rất rộng. Nếu xác định như thế này thì rất không rõ ràng. Chính vì vậy, ở Khoản 2 của điều này cần phải nghiên cứu sửa lại Luật tổ chức lực lượng bảo đảm vũ khí trang bị, chủ động xử trí các tình huống khủng bố ở các công trình mục tiêu do Bộ Quốc phòng quản lý, phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu do quân đội đảm nhiệm, cũng như các mục tiêu khác ở trên địa bàn, như thế thì nó sẽ rõ hơn về khái niệm địa bàn đối với các đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.

Cuối cùng, tôi cũng nhất trí đề nghị Quốc hội thông qua để biểu quyết cho dự án Luật phòng, chống khủng bố tại kỳ họp này. Xin hết, xin cám ơn Quốc hội.

Nguyễn Thái Học - Phú Yên

Kính thưa Chủ tọa phiên họp,

Kính thưa Quốc hội,

Tôi cơ bản tán thành với những nội dung mà dự án Luật phòng, chống khủng bố trình cho kỳ họp Quốc hội lần này. Có thể nói dự án luật đã được soạn thảo một cách công phu, tiếp thu một cách nghiêm túc trách nhiệm các ý kiến phát biểu góp ý của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4. Theo gợi ý của Đoàn thư ký kỳ họp, tôi xin phát biểu 2 nội dung liên quan đến 2 điều của dự án luật.

Thứ nhất, tại Điều 12 quy định Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố. Tôi tán thành với việc quy định việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố. Tuy nhiên, ở tại các Khoản 1, 2, 3 của dự án luật. Tôi xin góp ý cụ thể như sau:

Ở Khoản 1 quy định Bộ trưởng Bộ Công an làm thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.

Ở Khoản 2 quy định Giám đốc công an làm thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Tôi cho rằng quy định như thế là chưa rõ, bởi lẽ nếu như chúng ta quy định Bộ trưởng Bộ Công an làm Thường trực, như vậy quy định là Phó ban thường trực thì nó cụ thể hơn còn quy định thường trực thì ai làm phó ban, tương tự như thế đối với cấp tỉnh. Nhưng tôi suy nghĩ rằng nếu quy định Bộ trưởng Bộ Công an làm thường trực hoặc phó ban thì cũng chưa bao hàm hết trách nhiệm của Bộ Công an hoặc công an tỉnh. Theo tôi xin đề nghị quy định Bộ Công an làm thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp quốc gia, công an tỉnh làm thường trực cho Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Quy định như thế thì huy động được nguồn nhân lực của Bộ Công an, của công an tỉnh, huy động được vật lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bộ máy tham mưu giúp việc cho công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố thì nó phù hợp hơn là quy định trách nhiệm cá nhân.

Khoản 3 quy định căn cứ vào nhiệm vụ được giao Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ có thể thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành. Tôi cho rằng quy định từ "có thể" trong dự án luật này thì không phù hợp, bởi vì nếu mà "có thể" thì bộ, ngành nào muốn thành lập thì thành lập mà không muốn thành lập thì cũng được. Như vậy khi xuất hiện có đấu tranh phòng, chống khủng bố thì chúng ta xác định trách nhiệm của bộ, ngành như thế nào? cho nên đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu từ "có thể" tại Khoản 3 của dự án luật này.

Nội dung thứ hai, xoay quanh Điều 49 trách nhiệm cả Uỷ ban nhân dân các cấp, Khoản 4 của Điều 49 quy định "trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ ngân sách địa phương phục vụ cho công tác phòng, chống khủng bố". Tôi nghĩ quy định như thế này nó không phù hợp ở một chỗ là hiện nay ở nhiều địa phương chúng ta không tổ chức Hội đồng nhân dân thì uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ở đây là trình như thế nào? do vậy tôi đề nghị sửa lại Khoản 4, Điều 49 là trình cho cơ quan có thẩm quyền như vậy Uỷ ban nhân dân trình cho cơ quan có thẩm quyền, trình cơ quan có thẩm quyền ở đây có thể là Hội đồng nhân dân hoặc có thể Uỷ ban nhân dân cấp trên đối với những địa phương không tổ chức hội đồng nhân dân. Hoặc nếu như chúng ta không quy định nội dung này thì tôi nghĩ rằng chỉ quy định một điểm chung là Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm đảm bảo nguồn lực để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống khủng bố là đủ. Tôi xin có hai ý kiến góp ý như thế. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.

Nghỉ giải lao.

Nguyễn Hoài Phương - Tây Ninh

Kính thưa Quốc hội,

Trước hết tôi xin nhất trí và đồng ý với Báo cáo giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Căn cứ vào nội dung gợi ý thảo luật tại hội trường của Ban thư ký kỳ họp, tôi xin có hai nội dung như sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc hợp tác quốc tế ở Điều 36, qua nghiên cứu tôi đề nghị nên đưa nội dung của Điều 36, quy định tại Chương VI lên Chương 1 Những điều quy định chung thì sẽ hợp lý, khoa học và phù hợp hơn. Do đây là một quy định mà tính chất nguyên tắc cơ bản trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Về nội dung thứ hai, các quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành được quy định trong Chương VII từ Điều 39 đến Điều 49. Cụ thể, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong báo cáo giải trình, chỉnh lý là Điều 41. Quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng tại Điều 41 của dự thảo Luật phòng, chống khủng bố là chưa đầy đủ vì một số lý do như sau:

Một, liên quan đến các loại tội phạm khủng bố, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 quy định tại ba điều: Điều 84, Điều 230A, Điều 230B và một số quy định trong Pháp lệnh Điều tra hình sự đều quy định thẩm quyền điều tra ban đầu của bộ đội Biên phòng.

Hai, Khoản 3 Điều 44 dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố về trách nhiệm của Bộ Tài chính. Khoản 3 quy định chỉ đạo cơ quan Hải quan phối hợp với các đơn vị Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng và các cơ quan khác có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố trong hoạt động kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh. Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng như: Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài... Đặc biệt, từ thực tiễn của công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, quản lý cửa khẩu, cho thấy đối tượng buôn lậu thông qua các cửa khẩu do bộ đội Biên phòng quản lý, kiểm soát ngoài hàng hóa, phương tiện, còn bao gồm cả con người, đây là một trong những yếu tố cấu thành nên tổ chức, hoặc là đối tượng hay còn gọi là đối tượng khủng bố.

Từ một số căn cứ nêu trên, đề nghị Điều 42 cần bổ sung thêm một khoản đó là: chỉ đạo cơ quan hải quan phối hợp với bộ đội biên phòng và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố trong hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng, bộ đội biên phòng quản lý. Tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.

Trương Minh Hoàng - Cà Mau

Kính thưa Quốc hội.

Tôi xin tham gia một số ý kiến như sau, trước nhất tôi đồng tình rất cao việc tiếp thu giải trình, chỉnh lý của dự thảo để trình ra lần này. Trong đó nhiều vấn đề mà đã được các đại biểu trước tôi đánh giá và tôi đồng tình như vậy. Tôi cũng thấy theo tinh thần gợi ý của thảo luận tại Hội trường hôm nay, tôi xin được trao đổi mấy ý.

Một là dự thảo trước đây về việc trình Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố được quy định tại Điều 9, trong đó đã nêu: thành lập khi thực hiện là khi cần thiết nhưng lần này chúng ta cũng thể hiện quan điểm rõ ràng là được quy định tại Điều 12 đã khẳng định vai trò, trách nhiệm của Việt Nam, của chúng ta trong vấn đề thực hiện việc hành động của mình thể hiện rất rõ và được khẳng định ngay việc cần thiết phải thành lập, nghĩa là bức xúc này phải làm và chúng ta cũng thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong hành động rõ ràng này, trách nhiệm với nhân dân Việt Nam và với bạn bè quốc tế. Tôi cho rằng thể hiện như thế là thể hiện chính kiến như vậy nó rõ ràng trong dự thảo luật, tôi đồng tình rất cao. Trong đó chúng ta cũng thấy rằng thể hiện nhiều vấn đề nội dung ở đây cũng đã giao trách nhiệm rõ ràng cho Bộ Công an, chúng tôi cũng đồng tình với hướng xử lý vấn đề này, bởi lẽ chúng tôi thấy trong thực tế thì quá trình vụ việc nó diễn ra ở mỗi lúc, mỗi nơi, chúng ta thấy việc đã qua, việc ứng phó mà trực tiếp ngay lập tức thì thường gắn bó với công an nhiều hơn. Ví dụ như trong vụ việc chúng ta đã thấy như có những điểm nóng xã hội bức xúc như biểu tình, hay có những dấu hiệu là bạo động v.v... có cháy nổ diễn ra thì hầu hết trách nhiệm của công an có mặt ngay tại đó hay anh em công an xã có mặt ngay tại đó, để điều hành để cắt tuyến rồi để chặn xe các tuyến v.v... thì trách nhiệm của công an thể hiện rất rõ. Từ trên cơ sở đó điều hành của các lực lượng trong Ban chỉ đạo thì vai trò như hiện nay thì chúng tôi cũng đồng tình như vậy.

Mặt khác, trước đây giao trách nhiệm cơ quan thường trực là Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Công an là thường trực Ban chỉ đạo này được quy định trong một điều riêng đối với vai trò trách nhiệm của Bộ Công an, lần này được nêu ngay trong nhiệm vụ của Ban chỉ đạo. Chúng tôi thấy đây cũng là khẳng định trách nhiệm của Bộ Công an được nêu với vai trò quan trọng, từ ngay dự thảo ban đầu chúng ta nêu ở Khoản 2, Điều 46, lần này nêu rõ Ban chỉ đạo. Chúng tôi thấy rằng đó cũng là thể hiện trách nhiệm, luật này ban hành thì trách nhiệm của Bộ Công an phải rất rõ, chúng tôi cũng đồng tình với phương án này.

Vấn đề thứ hai, xung quanh quy định những điểm cấm, chúng tôi xin được góp mấy điểm cụ thể thêm như sau. Ví dụ ở Khoản 1, Điều 6, các hành vi bị cấm này, chúng ta có ghi một khoản quét: các hành vi tại Khoản 1, 2, Điều 3 luật này thì bị cấm. Nhưng ở cuối Khoản 2 quy định: trừ trường hợp hỗ trợ tiền, tài sản cho việc thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 điều này, như vậy chỗ này lại không cấm, nhưng chúng ta lại quy định cấm thì hiểu rất khó. Do vậy, tôi đề nghị là cũng không bao nhiêu từ, có thể chúng ta bê nguyên cả Khoản 1 và Khoản 2 vào đây chúng ta chọn lại và chúng ta nêu điều cấm thì cũng không có gì dài. Nếu chúng ta ghi một điều quét như thế này thì rất khó vì trong đó có điều quét là về công ước quốc tế, những điều mà Việt Nam là thành viên, trong đó biết đâu người ta cũng nêu rồi, chúng ta lại nhắc ở đây thì rất phức tạp. Tôi đề nghị trong điều cấm nên kể chi tiết ra luôn, không nên dùng một khoản quét như vậy, khoản quét như vậy thì người ta sẽ hiểu hành động bên kia thì cho phép, bên đây lại cấm, như vậy cái nào là đúng, tôi đề nghị nên tiếp thu và điều chỉnh như thế nào cho phù hợp.

Một vấn đề nữa, tại Điểm c, Khoản 1 và Điểm c, Khoản 2 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống quốc gia, Ban chỉ đạo phòng, chống của cấp tỉnh, trong đó nêu Ban chỉ đạo phòng, chống quốc gia có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đó là đối với Ban chỉ đạo phòng, chống quốc gia. Còn đối với Ban chỉ đạo phòng, chống cấp tỉnh thì giúp cho các cơ quan, các sở ngành. Tôi thấy nó chưa thỏa mãn được Khoản 2 Điều 7 về trách nhiệm phòng, chống khủng bố. Như vậy, Khoản 2 Điều 7 nêu việc phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của các cơ quan tổ chức. Nếu chúng ta chỉ giao trách nhiệm cho ban chỉ đạo này tham mưu cho Chính phủ ở bộ, ngành và đoàn thể như vậy tôi thấy chưa thỏa mãn với nhiệm vụ ở Khoản 2 Điều 7, tương tự cấp tỉnh cũng thế. Bởi lẽ cấp tỉnh tôi nghĩ việc tham mưu cho các cơ quan, ví dụ như cơ quan của tỉnh còn rất nhiều, ngoài các tổ chức, đoàn thể thì còn rất nhiều các cơ quan nữa mà trách nhiệm của đồng chí Giám đốc Công an tỉnh thường trực phải có trách nhiệm tham mưu cho Ban chỉ đạo của tỉnh về việc kiểm tra, giám sát, xem xét, đôn đốc nhiệm vụ đó thì nó mới thỏa mãn được Khoản 2 của Điều 7. Xin cảm ơn Quốc hội.

Hà Huy Thông - Thừa Thiên - Huế

Thưa đoàn Chủ tịch và Quốc hội,

Trước hết tôi xin đánh giá cao và nhất trí với những nhận xét, cũng như việc đưa Luật phòng, chống khủng bố này ra trình Quốc hội để Quốc hội xem xét thông qua. Tôi chỉ xin góp ý bốn điểm:

Thứ nhất, việc thông qua các luật chống khủng bố trên thế giới. Tất nhiên mục tiêu chủ yếu người ta để làm sao tạo môi trường an ninh phát triển, cũng như là sự bình yên cho người dân. Nhưng có 3 điểm mục tiêu rất cụ thể. Tôi xin đóng góp:

Thứ nhất, làm sao phải lên án, phải trừng phạt những hành động bị nghiêm cấm qua việc hành động khủng bố.

Thứ hai, phải đưa ra được trách nhiệm và quyền ràng buộc đối với cơ quan của nhà nước cũng như của công dân.

Thứ ba, khi đưa ra các biện pháp trừng phạt phải làm sao đảm bảo được vẫn phải phù hợp với việc tôn trọng quyền con người. Chính vấn đề khi đưa ra Luật phòng, chống khủng bố thì cái vướng nhất là làm sao để đảm bảo quyền con người. Đây là kinh nghiệm của quốc tế, của hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Tôi muốn nêu điều này trước bởi nó sẽ liên quan đến một số điểm cụ thể sau.

Điểm thứ hai, về khái niệm người ta đã điểm ra hành động có thể coi với những định nghĩa cho đến nay được coi là khủng bố thì đã xuất hiện từ thế kỷ thứ I. Và đặc biệt là khái niệm khủng bố được đưa ra cách đây khoảng 220 năm. Tức là khi bắt đầu cuộc cách mạng Công xã Pari và từ đó đến nay trên thế giới có khoảng 110 định nghĩa và xin báo cáo với Quốc hội, tức là khái niệm về khủng bố cũng như định nghĩa về khủng bố là định nghĩa khó nhất, tranh cãi nhất trong tất cả các khái niệm về luật quốc tế. Chính vì vậy định nghĩa này nó rất khó cho luật của chúng ta.

Tuy nhiên, người ta điểm lại trong tất cả hơn 100 định nghĩa này thì có 3 điểm cơ bản.

Điểm thứ nhất, tức là hành động này là hành động cố tình và trái luật pháp được hiểu là luật nội địa, nội luật cũng như luật quốc tế mà nước đó tham gia.

Điểm thứ hai, nhằm vào dân thường, cũng như là vào Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức quốc tế v.v...

Điểm thứ ba là nhằm mục đích chính trị, kinh tế và tôn giáo. Chính vì thế, cho nên tôi xin sửa Điều 3 như sau.

Khủng bố là một số hay tất cả các hành vi cố tình và trái pháp luật sau đây của tổ chức, cá nhân ép buộc các cơ quan có thẩm quyền, dân thường, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế gây khó khăn cho các cơ quan, cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quan hệ quốc tế và gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng vì mục đích chính trị, kinh tế của chúng ta.

Vấn đề thứ ba, về một số điểm cụ thể:

Thứ nhất về Điều 4, ngoài 4 nguyên tắc đã đưa ra về chống khủng bố, tôi xin bổ sung một nguyên tắc nữa, đó là các tổ chức và cá nhân gây ra hành động khủng bố phải bị xử lý theo Luật hình sự và các luật liên quan.

Điều 13, tôi xin bổ sung Điểm 5, Điểm 5 nói về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố. Điểm thứ năm là quy mô phòng, chống khủng bố ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến người dân, cử tri, ngân sách của Nhà nước thì Chính phủ hay Ban chỉ đạo báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Hội đồng quốc phòng, an ninh.

Điều 30 và các biện pháp chống khủng bố, các biện pháp này được nêu ra trong tình trạng khẩn cấp chống khủng bố. Ở đây có mấy điểm, những biện pháp này là rất nhiều biện pháp mang tính chất nghiệp vụ, tôi hiểu dù làm thế nào ta cũng có mục tiêu là để đảm bảo an ninh, nhưng nó rất nhiều nghiệp vụ, tôi rất phân vân, ta có nên luật hóa tất cả những nghiệp vụ này không. Nhưng tôi hiểu trên thực tế chúng ta đều phải sử dụng cả vì sự an ninh của đất nước và của người dân. Tuy nhiên, trong này có Điểm c tức là cương quyết với đối tượng khủng bố thì tôi cực kỳ phân vân. Vì mấy lý do sau.

Thứ nhất, điểm này rất dễ gây hiểu lầm quan hệ giữa những cơ quan chức năng với nhân vật hoặc tổ chức khủng bố.

Điểm thứ hai, điều có thể sẽ trở thành bất lợi đối với cơ quan khủng bố, có thể người dân người ta sẽ yêu cầu đây là một biện pháp và yêu cầu các cơ quan chức năng phải thương lượng với các nhân vật và tổ chức khủng bố.

Điểm thứ ba, quốc tế thực tế người ta rất tránh điều này, như các đồng chí biết trong vụ 1/9/2001 hay vụ đánh bom ở Boston cách đây mấy tuần người ta rất tránh việc tỏ ra thương lượng với khủng bố. Bởi vì người ta cho rằng những đối tượng khủng bố này cái người ta cần nhất là được sự công nhận của quốc tế cũng như của trong nước cũng như của các nhà lãnh đạo.

Điểm thứ ba trong Điều 30 tôi xin đảo lại cộng thêm một điểm "Chính phủ quy định thẩm quyền điều kiện trình tự và mức độ khẩn cấp, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố" quy định tại Khoản 2 của luật. Tôi muốn nói điều này bởi vì nó liên quan đến quyền con người, nó liên quan đến môi trường an ninh cho nên chúng tôi nghĩ nên phải có cấp độ, các nước người ta phân ra 1, 2, 3; a, b, c; đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh v.v... nhưng thực chất mức độ khẩn cấp bởi vì đề có những biện pháp cụ thể tôi nghĩ không biết cái này có thể không cần đưa vào luật nhưng có lẽ Chính phủ hay Ban chỉ đạo phải có quy định nội bộ về vấn đề này.

Điều 31 liên quan đến cơ quan đại diện ngoại giao ở đây, tôi nghĩ trong này có nói là "khi xảy ra trường hợp thì phải báo ngay cho lực lượng chống khủng bố" tôi không biết mức độ công khai của lực lượng chống khủng bố của ta như thế nào. Nhưng ở các nước khác đối với cơ quan đại diện của ta thường là họ chỉ cho đường dây nóng, đường dây đó liên hệ với cơ quan an ninh để bảo vệ cơ quan đại diện đằng sau đó là lực lượng an ninh chống khủng bố của người ta thế nào thì người ta cũng rất chặt. Tôi nghĩ cái này ta cũng nên tham khảo để làm sao vừa đảm bảo được tính công khai đồng thời cũng phải bảo đảm bí mật đối với cơ quan chức năng ở mức cần thiết. Đó là một số điểm chủ yếu tôi xin góp ý.

Cuối cùng tôi chỉ xin một điểm tôi nghĩ rằng việc ta đưa ra Luật phòng, chống khủng bố vào thời điểm hiện nay cũng đang rất nhiều vấn đề phức tạp, tế nhị nhưng ta thì đang được coi là một trong những nơi an toàn và điểm đến cho đầu tư nước ngoài, khách nước ngoài và du lịch. Cho nên việc thông qua luật này cũng cần tính tới tác động phức tạp để làm sao đảm bảo được an toàn và phát triển của đất nước. Xin hết. Xin cảm ơn Quốc hội.




Trần Văn Độ - An Giang

Kính thưa Quốc hội,

Tôi cơ bản nhất trí với dự thảo của Luật phòng, chống khủng bố và báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp thu chỉnh lý dự án luật này. Tuy nhiên, để dự thảo luật hoàn chỉnh hơn tôi có một số ý kiến để Ban soạn thảo tham khảo như sau:

Thứ nhất, về khái niệm khủng bố tại Điểm 1 Điều 3 dự thảo luật. Tôi đồng ý là khái niệm khủng bố này là chủ thể bao gồm cả hành vi tổ chức. Điều này tôi nghĩ không trái với Bộ luật hình sự, vì phạm vi điều chỉnh của luật này rộng hơn. Tội phạm nói chung, đặc biệt là tội phạm khủng bố hoạt động phạm tội của tổ chức bao giờ cũng nguy hiểm hơn, nghiêm trọng hơn rất nhiều, cho nên chúng ta phải phòng ngừa. Hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi), chủ thể là tổ chức đã được rất nhiều người và dự kiến đưa vào trở thành chủ thể của trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự mới sửa đổi. Cho nên tôi rất đồng ý với Ban soạn thảo là đưa các tổ chức vào là chủ thể của khủng bố. Tuy nhiên để làm rõ hơn nội dung khái niệm này có một ý tôi đề nghị làm rõ. Trong này có nói ở Điều 3 khủng bố là ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, nhưng không nói ép buộc làm gì. Rõ ràng đây là một câu nghĩa không rõ và sau này không biết giải thích thế nào, có khi người ta hiểu nghĩa rất rộng, ép buộc thực hiện tất cả các hành vi hay ép buộc một số lĩnh vực nào đó. Chỗ này tôi đề nghị bổ sung thêm bổ ngữ trong trường hợp này là ép buộc làm gì.

Thứ hai là vấn đề Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành. Theo quan điểm của tôi không nên thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành. Thứ nhất, theo quy định tùy nghi, bộ, ngành nào thấy cần thì thành lập, không cần thì thôi. Trong khi chúng ta đã có Ban chỉ đạo của Trung ương, mà Ban chỉ đạo Trung ương này thì tất yếu sẽ có đại diện của các bộ, ngành, đặc biệt là bộ, ngành quan trọng, trong đó Bộ Công an là cơ quan thường trực, ở tỉnh cũng có ban chỉ đạo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chắc chắn cũng có đại diện các cơ quan. Vậy, chúng ta có nên quy định và hơn nữa tại Điểm 3 Khoản 2, Điều 7, chúng ta cũng đã quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong Phòng, chống tham nhũng. Rồi toàn bộ Chương VII, chúng ta cũng đã quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống khủng bố gồm có Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải v.v... Vì thế cho nên tôi nghĩ là chỉ cần một Ban chỉ đạo Trung ương và các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh là đủ. Vấn đề quan trọng là cái ban chỉ đạo nào tham mưu và chỉ đạo phối hợp làm thể nào để hoạt động phòng, chống khủng bố của chúng ta có hiệu quả mà không nên tốn nhiều Ban chỉ đạo trở thành rối rắm.

Vấn đề thứ ba, về cơ cấu các chương II, III, IV và V. Tôi đề nghị là không nên quy định tách Chương V là chống tài trợ khủng bố thành một chương riêng. Bởi vì ngay tại hai điều của chúng ta là tại Điểm 3 của Điều 3 có nói là Chống khủng bố là bao gồm chống hoạt động khủng bố và tài trợ khủng bố. Phòng ngừa khủng bố là bao gồm phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố. Như vậy là chúng ta nên dùng một từ cho nó bao gồm hai nội dung rồi. Vậy thì không lý gì mà trong cơ cấu của chương chúng ta lại tách chống tài trợ khủng bố thành một chương riêng, tách khỏi với khủng bố, tách khỏi với phòng ngừa khủng bố.

Thứ hai, thực ra tài trợ khủng bố và khủng bố, phòng ngừa và chống nó quan hệ rất mật thiết với nhau. Thực ra chống cũng là một biện pháp phòng ngừa. Có những trường hợp phòng ngừa tài trợ khủng bố nhưng thực ra là chống khủng bố. Ví dụ, có biện pháp để không có những tổ chức tài chính bất hợp pháp, chuyển tiền bất hợp pháp thì đó cũng chính là phòng ngừa nhưng thực ra đó cũng là chống để bọn khủng bố nó không có tiền, không có vật chất để thực hiện hoạt động khủng bố. Cho nên chúng ta tách ra thì tôi nghĩ là không ổn. Vì thế cho nên tôi đề nghị các hoạt động này hơn nữa ở Chương V chỉ có ba điều thôi là chưa đủ. Phòng ngừa tức là chống hoạt động khủng bố chống tài trợ khủng bố như thế này là hoàn toàn chưa đủ. Cho nên tội đề nghị Chương V nên lồng vào ở Chương III và Chương IV. vào phần nội dung là chống khủng bố.

Như vậy, về tên gọi đề nghị là chúng ta chuyển tên gọi Chương IV và Chương III không phải là phòng ngừa khủng bố mà là hoạt động phòng ngừa khủng bố. Chương IV không phải là chống khủng bố mà là hoạt động chống khủng bố. Như vậy là ở đây chúng ta sẽ có ba chương, Chương II là Tổ chức phòng, chống khủng bố, về mặt tổ chức. Một chương nữa là phòng ngừa, một chương nữa là chống. Có như vậy thì nó lôgic hơn, nó chặt chẽ hơn và các điều luật nó không bị trùng lặp cũng có thể đã tách với nhau để thực hiện trên thực tế cho nó tốt. Báo cáo với Quốc hội là tôi có một số ý kiến như vậy để Quốc hội tham khảo trong quá trình chỉnh lý dự án luật, xin cảm ơn.

Phạm Trường Dân - Quảng Nam

Kính thưa toàn thể Quốc hội,

Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật phòng, chống khủng bố, tôi xin tham gia mấy nội dung sau:

Trước hết về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, tôi thống nhất phải có Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của Trung ương và ở cấp tỉnh. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố này nó tách bạch ra không nằm trong Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm. Bởi vì chống khủng bố là liên quan đến an ninh quốc gia, còn chống tội phạm thì nặng hơn về vấn đề trật tự xã hội. Cho nên tôi đề nghị phải tách riêng ra chứ không nhập là Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố vào Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm. Riêng ở Trung ương có Bộ trưởng Bộ Công an thì thường trực, còn có cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách. Ở địa phương thì Giám đốc Công an cấp tỉnh làm thường trực, còn có bộ phận giúp việc, tức là có cơ quan tham mưu giúp việc. Tôi nghĩ rằng nói chung chung như thế thì không nên đặt cơ quan tham mưu mà là có đơn vị tham mưu giúp việc, còn chuyên trách hay không chuyên trách thì tôi đề nghị cũng phải cân nhắc. Theo tôi nên có đơn vị tham mưu giúp việc chuyên trách ở cấp tỉnh. Đó là đối với Điều 12.

Điều 15, người chỉ huy chống khủng bố thì Khoản 1 được rồi. Khoản 2 tôi thấy còn chung chung nếu như trường hợp khẩn cấp mà chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp thẩm quyền quyết định thì ai là người chỉ huy? Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền và hai là trưởng công an có quyền. Theo tôi đề nghị thế này, ở trong trường hợp này nên giao cho trưởng công an cấp huyện trực tiếp chỉ huy. Bởi vì sau khi có khủng bố xảy ra thì công an cấp huyện người ta sẽ thông tin liên lạc về các tỉnh và các tỉnh lúc đó xuống để chỉ đạo giải quyết theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an. Còn như thế này là chung chung thì khó xác định lắm, hồi đó thì không biết ai chỉ huy.

Điều 30, trong Điều 30 này có 3 khoản về biện pháp phòng, chống khủng bố, riêng Khoản 2 có 12 điểm, 12 nội dung thì tôi thấy là còn thiếu 1 nội dung nữa, đó là: tạm thời đình chỉ các hoạt động công cộng, đông người ở khu vực gọi là khủng bố hoặc là có nguy cơ xảy ra khủng bố. Còn trong 12 điểm này thì không có điểm nào nói là phải đình chỉ các hoạt động công cộng mà đông người và dễ bị khủng bố, tôi nghĩ là nên có thêm hoặc là đưa vào điều, khoản của việc tạm đình chỉ.

Về Điều 16, tôi thấy rằng như thế này, về nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy khủng bố thì đối với Điểm c của Khoản 1 thì nêu đoạn cuối là trừ trường hợp biện pháp có ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao xâm phạm đến tính mạng của người khác, hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt, tôi nghĩ rằng khi xảy ra khủng bố mà đi xác định cái này thì khó lắm, không thể xác định nổi đâu, bởi vì tôi đã từng trực tiếp ở dưới địa phương, diễn tập rồi thì thấy rằng trường hợp này khó xác định lắm và nếu như quy định ràng buộc như thế này thì anh em khó xử lý, tôi đề nghị là nên điều chỉnh nó lại.

Tại Khoản 2, người đứng đầu Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân, quy định tại Khoản 2, Điều 15, tức là nên giao lại cho trưởng Công an hay là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xử lý cái này được sử dụng các biện pháp từ a, b, c, d, e, h, i và m tại Khoản 2, Điều 30, thì Khoản 2, Điều 30 còn mấy điểm nữa không cho phép sử dụng, đấy là Điểm d, g và Điểm k, l. Tại Điểm d, không được phép tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí phương tiện đang được sử dụng để khủng bố thì theo tôi cái này là không nên, để anh em toàn quyền phải tiêu diệt nếu như phát hiện chính xác khủng bố là phải tiêu diệt, thế còn ràng buộc điểm này không cho anh em tiêu diệt là không được, tôi nghĩ như thế thì địa phương bó tay.

Ở Điểm g, là không cho phá dỡ nhà, công trình xây dựng di dời chướng ngại vật gây trở ngại hoạt động chống khủng bố, đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố, tôi nghĩ rằng cái này cũng nên cho phép ở địa phương làm điểm này. Còn riêng Điểm k và Điểm l. Điểm k tức là kiểm tra phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính, dừng các giao dịch tài sản, cái này thì tôi thấy được, cho nên không cho phép anh làm và Điểm l là bóc, mở, kiểm tra, thu, giữ điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, hàng hóa liên quan đến khủng bố. Điểm k và Điểm l này thì được, còn Điểm d và Điểm g nên cho phép lực lượng này họ giải quyết. Còn nếu không cho phép, đặc biệt là Điểm g, Điểm d mà không cho phép tấn công tiêu diệt khủng bố khi phát hiện khủng bố, không được tiêu diệt thì tôi nghĩ không được, tôi nghĩ nên cho phép đối với đối tượng chỉ huy tại Khoản 2 này. Tôi xin hết, xin cám ơn Quốc hội.

Trần Đình Nhã - Thừa Thiên - Huế

Kính thưa Quốc hội,

Về dự án Luật phòng, chống khủng bố, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, liên quan đến khái niệm khủng bố mà các đại biểu trước tôi có nêu, tôi thấy khái niệm khủng bố mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất là một khái niệm mới, rất Việt Nam và nếu theo thống kê của đại biểu Hà Huy Thông là hiện nay trên thế giới có 110 khái niệm khủng bố khác nhau, có thể đây là khái niệm 111 của chúng ta. Đương nhiên để cho khái niệm này thật chính xác thì tôi thấy cần phải phát biểu thêm vào Điểm e ở Khoản 1, Điều 3, tức là khái niệm về khủng bố. Với quy định khủng bố rồi đây sẽ được coi không chỉ là các hành vi được quy định trong pháp luật Việt Nam mà còn là các hành vi được xác định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chúng ta đang mở ra một hướng lập pháp mới trong lĩnh vực lập pháp hình sự. Bởi vì theo Khoản 1, Điều 8 của Bộ luật hình sự thì tội phạm của chúng ta chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự, còn khi tham gia 8 công ước của Liên hợp quốc liên quan đến khủng bố thì 8 công ước này chủ yếu quy định các hành vi tội phạm liên quan đến khủng bố. Bây giờ chúng ta cũng thừa nhận, chúng ta công nhận các hành vi này cũng được coi là khủng bố, chúng ta đang mở ra một hướng lập pháp mới.

Tôi ủng hộ quan điểm lập pháp này, thậm chí tôi còn ủng hộ quan điểm mạnh hơn, rồi đây nếu sửa đổi Bộ luật hình sự thì có thể cho tội phạm còn được quy định trong các luật khác ngoài Bộ luật hình sự. Về Điểm e, tôi thấy cũng cần cân nhắc, so với phương án Chính phủ trình thì Điểm e là một điểm độc lập, bây giờ chúng ta đưa Điểm e vào phương án của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Điểm e lại bị phụ thuộc vào một số điều kiện quy định ở Khoản 1. Tôi thấy nếu quy định như thế này thì triệt tiêu mất vai trò và ý nghĩa của Điểm e, cho nên tôi đề nghị chuyển Điểm e thành một khoản độc lập và nên quy định là ngoài hành vi khủng bố được quy định tại Khoản 1 thì khủng bố còn là các hành vi khác theo quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quy định độc lập như thế thì mới phù hợp với quan điểm của Chính phủ trình và cũng chính xác.

Về khái niệm tài trợ khủng bố, tôi rất chia sẻ với ý kiến của đại biểu Nguyễn Công Hồng, bởi vì thật ra quan niệm về tài trợ khủng bố của chúng ta theo luật này và theo Điều 230b của Bộ luật hình sự hiện hành thì rất khác với quan niệm của quốc tế. Quan niệm của quốc tế hiện nay thể hiện trong công ước của Liên hợp quốc về trấn áp các hành vi tài trợ khủng bố. Tài trợ khủng bố là các hành vi mà xét cho cùng thì bây giờ chúng ta coi các hành vi ấy không phải là tài trợ khủng bố mà đó là hành vi khủng bố, cho nên chúng ta hơi lúng túng trong quy định về tài trợ khủng bố. Thật ra tài trợ khủng bố quy định ở đây không chỉ xuất phát từ Điều 230b của Bộ luật hình sự hiện hành mà tôi thấy cơ quan trình còn cần nghiên cứu cả Điều 20 của Bộ luật hình sự về tội đồng phạm, tức là các hành vi giúp sức để thực hiện hành vi khủng bố, đó cũng là hành vi khủng bố chứ không còn là hành vi tài trợ khủng bố nữa. Đây là một vấn đề phức tạp ở chỗ rồi đây chúng ta sẽ giải thích điều này như thế nào, trách nhiệm của các cơ quan thi hành pháp luật tới đây rất lớn, giải thích thế nào là về khủng bố, thế nào là khủng bố và cũng như đại biểu Nguyễn Công Hồng nêu là rồi đây còn phải giải thích làm thế nào là biết rõ tổ chức, cá nhân khủng bố. Trong lúc quốc tế người ta chỉ cần biết rõ rằng tiền, tài sản đó là sẽ phục vụ cho hoạt động khủng bố thì chúng ta nói là phải biết rõ: tiền, tài sản chuyển cho ai? Nếu như chuyển để mà thực hiện hành vi khủng bố thì gọi là khủng bố. Còn chuyển mà không thực hiện hành vi khủng bố này nọ thì đồng ý của chúng ta coi là tài trợ khủng bố. Đấy là tính phức tạp trong khái niệm tài trợ khủng bố, nhưng tính phức tạp này cũng dựa trên cơ sở luật hiện hành.

Vấn đề thứ ba, về Điều 36, cùng với việc đưa Điểm e vào thành một khoản độc lập trong Điều 1, rồi đây trong nguyên tắc hợp tác quốc tế thì tôi thấy cũng nên nghiên cứu lấy lại tờ trình, ý kiến của Chính phủ. Ở đây chúng ta theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, nguyên tắc hợp tác là tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Vì chúng ta đưa Điểm e vào rồi, tôi đề nghị phải lấy lại tôn trọng các quy định của các điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, do đó Điều 36 đề nghị chỉnh sửa là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và tôn trọng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Tôi xin bổ sung vào Điều 36 như vậy. Xin cảm ơn Quốc hội.

Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội

Kính thưa Quốc hội.

Tôi xin được tóm tắt một số nội dung để kết thúc phần Quốc hội thảo luận sáng nay, đã có 12 đại biểu Quốc hội đăng ký và phát biểu ý kiến và không còn đại biểu nào phát biểu nữa tuy thời gian còn. Qua thảo luận thì đa số các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với báo cáo, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội và cho rằng dự thảo luật đã được nghiêm túc hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý. Đồng thời phát biểu làm rõ bổ sung thêm một số vấn đề quan trọng trong đó có những điều, khoản cụ thể và có những nội dung xin được tóm tắt như sau:

Một, về khái niệm khủng bố nhiều ý kiến tán thành với dự thảo luật kể cả Điểm c, Khoản 1 bổ sung mới, tức là nội hoá các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị khái niệm cần bao quát hơn, rà soát các hành vi để bảo đảm tính toàn diện, cân nhắc làm rõ khái niệm tài trợ khủng bố và nên đưa Điểm e thành một khoản độc lập.

Hai là về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố đa số ý kiến là nhất trí thành lập nhưng cần bổ sung làm rõ thêm thành phần Ban chỉ đạo quốc gia, Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh, vai trò thường trực của Bộ Công an, của công an cấp tỉnh nên có bộ phận tham mưu giúp việc. Ngoài ra cũng có ý kiến là chưa nên thành lập, khi cần thiết mới thành lập nhưng đại đa số nhất trí cần thiết phải thành lập.

Ba là về trách nhiệm quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố, đa số ý kiến đều nhất trí nhưng yêu cầu cần quy định làm rõ thẩm quyền của từng cấp để bảo đảm tính khả thi. Người chỉ huy nhất trí do Ban chỉ đạo quyết định, khác với cấp có thẩm quyền quyết định. Đề nghị làm rõ là khi chưa có quyết định người chỉ huy do Ban chỉ đạo quyết định thì người đứng đầu cơ quan trực tiếp sẽ là người chỉ huy. Đối với cấp tỉnh cũng có ý kiến cho rằng khi chưa có quyết định người chỉ huy do Ban chỉ đạo quyết định ở cấp tỉnh thì có thể trưởng công an là người chỉ huy.

Về hợp tác quốc tế cơ bản các vị đại biểu nhất trí như trong Báo cáo giải trình tiếp thu nhưng đề nghị cần quy định để bảo đảm linh hoạt hơn và cũng nhất trí nên bỏ Điều 43.

Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước đề nghị làm rõ hơn vai trò của quân đội trong phòng, chống khủng bố. Quy định như trong dự thảo luật còn chung chung, mờ nhạt, quy định chưa đầy đủ, nhất là chức năng, nhiệm vụ của bộ đội biên phòng. Trách nhiệm của Bộ Tài chính, của hải quan và các bộ, ngành có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ phối hợp phòng, chống khủng bố. Ngoài ra các nội dung nêu trên thì các vị đại biểu Quốc hội cũng đã góp ý về bố cục ở các chương kỹ thuật văn bản của dự thảo luật.

Trên cơ sở thảo luận hôm nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Cơ quan soạn thảo, Cơ quan thẩm tra và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn chỉnh dự thảo luật và trình Quốc hội thông qua theo chương trình tại kỳ họp này vào cuối kỳ họp. Chương trình làm việc sáng nay kết thúc, chiều nay Quốc hội làm việc tại tổ. Xin cảm ơn Quốc hội.

Mời Quốc hội nghỉ.
Kết thúc phiên thảo luận.
NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB

2 comments:

Anonymous said...

Chính phủ lo làm kinh tế không xong sao lại có mấy kẻ nịnh nọt, bợ đỡ "bắt" TT làm trưởng ban chống khủng bố. Chống khủng bố là để bảo vệ dân, nước, Chủ tịch hay Bộ trưởnf QP mới làm trưởng ban chứ TT làm gì. Không lẽ chỉ tay 5 ngón...
Mấy cha nịnh đầm đên vậy, kỳ này bỏ phiếu Tín nhiệm lại là trò hề thôi.

Anonymous said...

Ở nước ta khủng bố quá nhiều đi đâu cũng gặp, cho nên dùng thằng khủng bố chống thằng khủng bố nghe tức cười.