Blogger Widgets

Tuesday, May 28, 2013

Nhà báo Trương Duy Nhất hiên ngang ... và những người áp tải phải cúi đầu...!

QLB  - Lời bàn của Hai Xe Ôm: Có khi vợ của ông Trương Duy Nhất là đặc tình từ lâu của bên an ninh cũng nên; Những bà vợ khác nếu rơi vào hoàn cảnh của Nhất thì sẽ bù lu bù loa; Còn vợ Nhất lại cầm đèn soi cho an ninh soi khám tài liệu của chồng mới kinh...Anh ninh xứ ta tài thật ?! 

Hôm nay (27.5), ông Nguyễn Tâm - Tổ trưởng khu phố 3 (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) nơi ông Trương Duy Nhất cư trú cho Dân Việt biết, lúc Cơ quan Công an khám nhà, ông Nhất rất bình thản và còn hướng dẫn cơ quan Công an đi từng phòng để khám xét.
Theo ông Tâm, lúc cơ quan công an mời ông tới để cùng chứng kiến khám xét nhà ông Trương Duy Nhất thì học sinh của bà Phượng (vợ ông Nhất) tập trung rất đông. 
Để tiện cho cơ quan công an làm việc, tất cả học sinh của chị Phương đã được mời rời khỏi nhà ông Nhất. Số đông học sinh này tỏ ra rất bất ngờ khi thấy nhiều công an tập trung tới nhà cô giáo mình. Tuy nhiên ông Nhất cùng với vợ tỏ ra bình thản khi cơ quan Công an đọc lệnh khám xét nhà. 
 
Nhà ông Trương Duy Nhất đóng kín cửa không tiếp ai sau khi ông Nhất bị bắt. 

"Lúc đó khoảng 9 giờ sáng ngày 26.5, tôi đang đi dự cuộc họp trên UBND phường Hòa Cường Bắc thì được đồng chí công an phụ trách khu vực gọi điện về cùng tham gia chứng kiến vụ việc. Khi Công an vào nhà tiến hành khám xét thì khu vực này bị cắt điện nên trong nhà ông Nhất rất tối. Thấy các anh công an không thực hiện được việc khám xét chị Phượng đã xuống bếp lấy nến thắp sáng lên rồi dẫn các anh công an đi từng phòng để khám xét" - ông Tâm kể. 
"Khi cơ quan Công an vào tới phòng làm việc của ông Nhất, thì hình ảnh dễ thấy nhất chính là những tấm bằng khen, các giải thưởng báo chí của ông Nhất treo khắp phòng, trong đó có giải thưởng của Báo Đại Đoàn Kết" -ông Tâm cho biết thêm. 
Cũng theo ông Tâm, thời điểm công an khám nhà, ông Nhất vẫn tỏ ra bình thản. "Đồ đạc giấy tờ nhiều các anh cứ xem. Nhưng mong các anh đừng làm đảo lộn và làm đỗ vỡ" - ông Tâm kể lại lời ông Nhất nói với cơ quan công an. 
Theo lời kể của ông Tâm, Công an tuy khám xét rất kĩ nhưng đồ đạc giấy tờ trong nhà ông Nhất vẫn y nguyên trạng ban đầu, không đổ vỡ lộn xộn, đúng như ông Nhất yêu cầu. 
"Khoảng 11 giờ 30 thì công việc khám xét mới xong. Lúc này cơ quan Công an đã thu rất nhiều giấy tờ, điện thoại, máy tính xách tay. Mọi thứ Công an thu giữ từ nhà ông Nhất đều được cơ quan Công an kiểm kê và niêm phong công khai có chữ ký của ông Nhất vào từng thứ một. Sau đó được lập biên bản có chữ ký của tôi, đại diện Công an và ông Nhất. Đến khoảng 12 giờ 15 thì cơ quan Công an đã đọc lệnh bắt ông Nhất và dẫn ông Nhất lên xe rời khỏi nhà" - ông Tâm kể. 
Ông Tâm còn cho biết thêm, ông hoàn toàn bất ngờ khi ông Trương Duy Nhất bị bắt. Bởi lâu nay ông Nhất sống trong khu phố, chấp hành rất tốt mọi quy định của tổ, phường, không vi phạm gì. Tuy gia đình ông Nhất sống rất khép kín nhưng được bà con chòm xóm mến mộ bởi chị vợ là giảng viên của một trường Đại học danh tiếng của Đà Nẵng. Còn đứa con gái duy nhất của 2 vợ chồng thì đang học năm 2 đại học và rất ngoan ngoãn dễ thương. 
Trước đó ngày 26.5.2013, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất (SN 1964 trú số 25 đường Tống Phước Phổ, quận Hải Châu). 
Ông Nhất bị bắt vì có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ luật Hình sự. 

Đình Thiên

(Đất Việt)
------------------------------------
Lê Diễn Đức - Trương Duy Nhất và góc nhìn khác 
 
Nhà báo Trương Duy Nhất 

Tôi không hề quen biết và chẳng có chút tư thù gì với Trương Duy Nhất. Thế nhưng đã có lần bút chiến với anh qua bài "Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu, một phương trình, hai nghiệm số". 

Số là trong bài "Ngô Bảo Châu và sự sợ hãi" trên blog "Một góc nhìn khác", trên cơ sở comments của những ai đó mà Trương Duy Nhất mô tả là “mắng xả thóa mạ bằng thứ ngôn từ hàng chợ, chửi xỉa một vị giáo sư khả kính vừa đoạt giải Nobel toán học là “giáo sư cừu gặm cỏ”, rồi anh gộp tất cả mọi người khác vào một cái rọ “khoác danh dân chủ". 

Bài viết của tôi cho rằng, có thể cũng có những kẻ "khoác danh dân chủ" nhưng không có cơ sở nào chứng mình những lời nói chợ búa ấy là của những người hoạt động dân chủ, nhân quyền. Không thể có cách gán ép vô cớ như thế. Thế giới mạng là không gian ảo, với những nickname giả mạo, đen trắng lẫn lộn, hư thật khó lường, cách viết của Trương Duy Nhất là thái độ xúc phạm tới những người tranh đấu dân chủ chân chính. 

Tôi đã được đáp lại hình như một hay hai bài vơi thái độ tức tối, nhưng tôi không tranh luận tiếp mà cho rằng mình ở về phía đúng, điều gì cần nói thì đã nói hết. 

Rồi cũng qua đi. Tôi xem việc tranh cãi là chuyện rất nực bình thường giữa những người cầm bút, không cố chấp. 

Tôi vẫn tiếp tục đọc các bài của Truơng Duy Nhất trên blog "Một góc nhìn khác" và anh vẫn là friend của tôi trong danh sách của Facebook. 

Để ý từ khoảng hơn một năm nay, tôi thấy anh có nhiều bài phản biện về các vấn nạn và góc tối của xã hội Việt Nam sâu sắc, can đảm. Tôi vẫn quý trọng và cảm phục anh. Đôi khi có chút lo lắng cho thân phận của anh, dù có tin đồn đại là anh có một thế lực nào đó che chắn. 

Sau Hội nghị Trung ương 6, đoạn anh viết về Trương Tấn Sang không dám nhận ông X là Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã trích cho bài viết của mình: 

"Tại sao cái tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- người bị Bộ Chính Trị yêu cầu kỷ luật cũng không dám công khai, phải nói trại ra là “một đồng chí ủy viên BCT” như kiểu không dám gọi đích danh mấy loại tàu cướp của Trung Quốc mà phải gọi là “tàu lạ” vậy? Đến mức khi giải trình với cử tri, Chủ tịch nước vẫn không dám nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà phải gọi là “đồng chí X”. Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ "tình đồng chí" trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực? Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?". 

Hôm nay, 26/5, được tin Bộ Công an đã bắt Trương Duy Nhất về việc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình Sự, tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tin anh bị bắt làm tôi xúc động. Một đồng nghiệp gặp tai ương. 

Không biết Trương Duy Nhất đã "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" nào, vì làm gì có các quyền ấy ở CHXHCN Việt Nam. Nhưng những bài viết của anh là tiếng nói trung thực của một người cầm bút. Những điều anh nói không lạ, nhưng không phải ai cũng dám viết, chính danh và công khai, thể hiện mạnh mẽ mong muốn của quần chúng thấp cổ bé miệng. Anh đã làm đúng phận sự xung kích của người cầm bút trong một chế độ mà mọi cái nhìn khác với Đảng là bị trấn áp, bỏ tù. 

Sau khi làm việc với công an và an ninh cuối năm 21012, Trương Duy Nhất víết: 

"Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!. 

Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ. 

Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân! 

Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất". 


Tiếng nói thẳng thắn và trực diện của người con đất Quảng này đã dáng mạnh vào tất cả những gì tệ hại nhất hôm nay của hệ thống cầm quyền. Không bị bắt giữ và ngăn chặn mới là chuyện lạ. 

Mong anh chân cứng đá mềm và bình an. 
© 2013 Lê Diễn Đức 
(RFA Blog's) 
----------------------- 
Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất 
 
Công an xác nhận bắt ông Nhất vì điều 258 Bộ luật Hình sự 

Trang tin điện tử của Bộ Công an Việt Nam hôm 27/5 đã xác nhận thông tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt một ngày trước đó. 

Bản tin ngắn của Bộ Công an chỉ bao gồm bốn câu thông báo: 

"Ngày 26/5/2013, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an ra Lệnh bắt khẩn cấp và Lệnh khám xét khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất, sinh năm 1964 tại Quảng Nam; hộ khẩu thường trú và chỗ ở số 25, phố Tống Phước Phổ, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng vì có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.


"Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp, Cơ quan ANĐT Bộ Công an phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

"Thái độ của Trương Duy Nhất chấp hành.

"Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Trương Duy Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật."
 

Bộ Công an không nói gì về chuyện họ đã chuyển ông Nhất từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngay trong ngày 26/5. 

Trước đó Bộ này cũng đã có thông báo về vụ ông Nhất bị bắt nhưng không đầy đủ như thông báo mới nhất. 

Blogger Trương Duy Nhất đã có nhiều năm viết cho báo của ngành công an và của Mặt trận Tổ quốc trước khi tuyên bố nghỉ viết báo để có thể viết những gì ông thực sự muốn viết trên blog 'Một góc nhìn khác'. 

Ông Nhất từng đề cao vai trò và khả năng của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Đà Nẵng và nay là Trưởng Ban Nội chính Trung ương. 

Tuy nhiên ông Nhất đã bày tỏ sự thất vọng khi ông Thanh thất bại trong cuộc chạy đua giành ghế trong Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này. 

Hai người lọt vào Bộ Chính trị sau các màn kịch chính trị là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, vốn không nằm trong danh sách ban đầu mà Bộ Chính trị đề nghị để Ban Chấp hành Trung ương phê duyệt theo giới quan sát. 

Blogger đồng thời là nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đã có những nhận xét tích cực về ông Trương Duy Nhất. 

Ông Chênh nhận xét ông Nhất là "người thẳng thắn, mạnh dạn, tích cực đóng góp cho hệ thống này" và mô tả điều ông gọi là "Tất cả các bài viết của ông Nhất đều toát lên tinh thần xây dựng để mong muốn có hệ thống tốt đẹp hơn". 

Chuyển ra Hà Nội 

Trước thông báo của Bộ Công an, một loạt các báo trong nước đã đăng tải tin ông Nhất bị bắt. 

Tờ Thanh Niên tối 26/5 nói Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự." 

Vài tiếng sau báo Tuổi Trẻ nói Bộ Công an đã khám nhà ông nhất trong bà tiếng đồng hồ sáng 26/5 và "ông Nhất đồng ý ký vào các biên bản." 

Sau đó ông Nhất bị chuyển ra Hà Nội vào buổi chiều. 

Chủ nhân của blog 'Một góc nhìn khác' đã nhiều lần gặp rắc rối với Bộ Công an nhưng đây là lần đầu tiên người ta chính thức khép ông vào điều 258 của Bộ luật Hình sự. 

Ông Nhất chỉ là một trong hàng chục blogger bị bắt vì chỉ trích trực diện chính quyền bị coi là độc đoán ở Việt Nam. 

'Tình nguyện đi tù' 

Vụ bắt ông Nhất cũng đã gây ra nhiều phản ứng trên mạng xã hội Facebook. 

Ông Hồ Hải đăng Bấm hình gốc mà báo Tuổi Trẻ dùng và bình luận: "Trương Duy Nhất hiên ngang trên đường vào sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội để điều tra, nhưng những người áp giải Nhất lại cúi đầu." 

Sau đó Tuổi Trẻ đã cắt bỏ hình ảnh hai nhân viên an ninh cúi đầu và chỉ để ảnh một mình ông Nhất. 

Blogger Người Buôn Gió, người mới đây không bị cản trở khi xuất cảnh sang Đức, viết: "Anh Nhất ơi! Nếu mỗi người dân Việt Nam có ''góc nhìn khác'' thì làm gì có ban tuyên giáo để "định hướng dư luận''. 

Blogger Mẹ Nấm viết: "Cho dù Trương Duy Nhất là ai, viết cái gì đi chăng nữa thì tôi nghĩ cộng đồng blogger Việt Nam phải lên tiếng cho trường hợp của anh Nhất để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình. 

"Cá nhân tôi tình nguyện đi tù cùng Trương Duy Nhất để bảo vệ quyền được nói những điều mình nghĩ." 

Cây viết Đoan Trang bình luận: "Thật tình mình chả sợ, vì đã viết blog chính trị thì xác định là bị quấy phá sách nhiễu (political harassment) là “một phần tất yếu của cuộc sống” rồi. 

"Từ một người viết báo Công an, hơn ai hết anh ta phải biết mình nên viết gì, có thái độ ra sao với dân với nước?" " - nguyentandung.org 

"Nhưng mình đang suy nghĩ một cách rất nghiêm túc về việc phải làm cách nào để vô hiệu hoá Điều 88 (thường được dùng để bắt người bất đồng chính kiến) và Điều 258 (đặc biệt được ưa dùng để bắt nhà báo). 

"Phải có một cách nào đó chứ... đúng không, các bạn của tôi, các đồng nghiệp của tôi?" 

Trong khi đó trang web Bấm nguyentandung.org có bài 'Vụ Trương Duy Nhất: Bài học cho những kẻ ngông cuồng vọng tưởng' trong đó bình luận "Từ một người viết báo C 
ông an, hơn ai hết anh ta phải biết mình nên viết gì, có thái độ ra sao với dân với nước?" 
'Đảng ở với ai' 

Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất bị bắt vì chỉ trích trực diện chính quyền 

Từ Hoa Kỳ, Trinity Hồng Thuận viết trên Facebook: "Không cần phải có dính dáng gì tới đảng này đảng nọ mới bị bắt đâu nhé. Chỉ cần KHÁC một chút là sẽ ngồi tù ráo. :D" 

Người dùng Facebook Thanh Bình dẫn lại hai bình luận xung quanh việc ông Nhất bị bắt và đưa ra ý kiến của riêng mình: 

"Bình luận về vụ blogger Trương Duy Nhất (chủ trang một "góc nhìn khác"), Osin Huy Đức treo status "Ở nơi không thể tồn tại một góc nhìn khác" 

"Bạn Bố Cu Hưng (nhà báo Thế Hiển, báo Pháp Luật TP) bèn bình luận như thế này: "Vấn đề cuả một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua. Stt này sẽ thuyết phục nếu anh Osin Huy Đức nắm rõ luận điểm khởi tố anh Trương Duy Nhất" 

"Bạn BCH có hai điểm sai rất căn bản 

"Thứ nhất, TDN bây giờ là blogger, ko phải là nhà báo chuyên nghiệp. Dĩ nhiên một blogger ko ăn lương, ko thẻ nhà báo thì ko thể nào cơ hội tiếp cận thông tin như một nhà báo chính thống . Bố Cu Hưng đòi hỏi như thế thì thật là ngớ ngẩn 

"Thứ hai, một nhà nước pháp quyền thì ko thể bắt giam một người vì tội "chửi đổng" và "a dua" . Nói như bạn BCH thì đứa nào kênh kiệu, có cái mặt đáng ghét thì phải bắt nhốt cho hết à ? 

Cũng trên Facebook, ông Ngô Nhật Đăng viết: "Thế là đủ hết : Công nhân, nông dân , bộ đội, luật sư, nhà báo, nhà văn , nhà thơ, doanh nhân....đều có mặt trong nhà tù của đảng. 

"Thế thì đảng ở với ai bây giờ?" 
(BBC)

Vụ việc của Trương Duy Nhất mang mầu sắc chính trị 
 
Một bức hình rất Trương Duy Nhất 
Cái tôi cần là tư tưởng, chứ không phải là những chiến binh; cái tôi cần là tư duy và khả năng thực hành tư duy chứ không phải là sắt và máu!

Tràn ngập trên các trang mạng là tin blogger Trương Duy Nhất bị cơ quan Công an bắt giữ vì xâm phạm đều 258 Bộ Luật Hình Sự. Tuy nhiên điều khác biệt là ở chỗ cộng đồng mạng không thực sự sục sôi, không bày tỏ phẫn uất, cũng chưa thấy dấy lên phong trào kiến nghị đòi thả tự do cho Trương Duy Nhất!

Điều này là trái ngược với dư luận và phản ứng của dư luận khi Bùi Hằng hay Phương Uyên bị bắt! Những nhà dân chủ đã không (chưa) phong thánh cho Nhất.

Trương Duy Nhất là một trong những blogger viết về mảng chính trị sắc bén nhất, ngòi bút hay đúng hơn là tư duy của Nhất dường như không biết kiêng dè, đã công kích là phải trực diện, phải quyết liệt và không nhân nhượng. Nhất cổ vũ cho dân chủ bằng tình cảm và cả tư duy của mình.

Cũng có khi Nhất bị thiên về cảm tính nhưng nhân vô thập toàn, người ta không thể đòi hỏi một cây viết lúc nào cũng cho ra các sản phẩm sắc bén, đanh như thép, hay ngòi bút làm đòn xoay chế độ cho được.

Nhất là blogger lớn có ảnh hưởng trong cộng đồng mạng và (có lẽ) Nhất theo phái phản biện trung thành, đôi khi Nhất cũng bày tỏ những sự thất vọng (đến mức tột cùng của mình), sự bi phẫn trong một số entry.

Trở lại với việc Trương Duy Nhất bị bắt.

Nếu chiếu theo luật 258 hay 79, hay 88 thì có lẽ ít nhất phân nửa blogger viết về chính trị sẽ bị bắt giữ. Những điều luật này thiếu sự chính xác cần có của một bộ luật hình sự, thiếu luôn cả sự khoa họ. Chính điều này đã tạo nên một đám mây mù, rất dễ bắt tội công dân.

Không phải là những nhà làm luật Việt Nam không hiểu điều đó, mà đơn giản là tự bản thân nhu cầu của họ (nhu cầu thống trị của nhà nước, nhu cầu của giai cấp thống trị - nói theo ngôn của Mác) đã buộc họ phải soạn thảo ra những điều luật như vậy.

Và nó làm ra cái gọi là an ninh tư tưởng, tạo tiền đề để luôn sẵn sàng bắt giam bất cứ ai có thể miễn là đã đánh dấu là "thế lực thù địch".

Vâng chẳng có lý nào một công dân yêu cầu Tổng Bí thư một đảng từ chức, Thủ tướng từ chức, hay nói "không ơn Đảng, ơn chính phủ", tiến hành cùng Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm... lại bị bắt khẩn cấp và tống tù vì lý do lợi dụng quyền dân chủ, tự do ngôn luận....

Tất nhiên lý thuyết thì chỉ là lý thuyết còn thực tế là chúng ta đang sống tại Việt Nam nơi có những điều luật như 258, 79, hay 88. Và bởi vì "Pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị" - cũng nói theo ngôn ngữ của Mác!

Thời điểm hiện tại là thời điểm rất nhạy cảm, một sự kiện dù nhỏ nhưng sẽ đem lại tính kích ứng xã hội rất cao. Cơ quan An ninh hẳn hiểu rõ điều đó, nhưng tại sao vẫn quyết định bắt Trương Duy Nhất?

Khi Nguyễn Bá Thanh còn ở Đà Nẵng, Trương Duy Nhất có viết trời viết bể thì cùng lắm là bị điều tra lý lịch, thăm hỏi, uống trà. Nhất cũng tỏ ra nắm rất vững pháp luật và các quyền công dân của mình, hoàn toàn không có việc "bắt giam khẩn cấp Trương Duy Nhất".

Nhưng Bá Thanh ra Hà Nội cùng với những biến động chính trị gần đây và kết cục đã đến... Trương Duy Nhất bị bắt ở Đà Nẵng và ngần ngay lập tức được di lý ra Hà Nội để điều tra.

Điều này cho thấy tầm quốc gia của vụ bắt giữ Trương Duy Nhất, nó không gói trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành). Người mở án điều tra, quyết tâm bắt Trương Duy Nhất là ở Hà Nội, không phải ở Đà Nẵng và đó hẳn phải là một quá trình chuẩn bị (hay điều tra) chứ không phải là lệnh bắt giữ đột xuất.

Nhìn mặt khác điều này cũng nói lên sức công phá mạnh mẽ của blog Góc nhìn khác.

Cách đây hơn một tháng Hantimes có nhận được một số thông tin, bình luận về việc sẽ có một cuộc tảo thanh sau Hội nghị VII. Cuộc tảo thanh này nhằm dẹp tan những blogger đã đi quá sâu vào đấu tranh chính trị ở thượng tầng kiến trúc. Cuộc tảo thanh có lẽ được bắt đầu tư việc trang BS bị hack (hoặc dựng lên màn kịch bị hack). Mới đây cũng rộ tin đồn sẽ bắt giữ chủ trang Ba Sàm

Tất nhiên giả thuyết thì vẫn cứ là giả thuyết, tin đồn thì vẫn là tin đồn và nó được đặt ra như một dấu hỏi để ngỏ!

Mà tin đồn thì không ai bịt miệng được!

Bỏ qua những tranh đấu chính trị ta có thể nói gì về việc Trương Duy Nhất một blogger lớn bị bắt giữ? Điều phải nói lại là Nhất có tư duy hơn hẳn những nhà dân chủ hiện thời, Nhất cá tính, mạnh mẽ và quyết liệt trong tư duy của mình.

Nhất không đòi lật đổ thể chế (như rất nhiều người kêu gọi), Nhất cũng không chủ trương sắt và máu. Nhưng bằng tư duy của mình Trương Duy Nhất đã đưa những độc giả của trang Góc nhìn khác đi dần đến sự thực, sự khai phóng về tư duy, đi dần tới nhu cầu hít thở bầu không khí dân chủ thực sự.

Và sự thực Nhất đã làm điều đó! Nhất đã "Tập huấn dân chủ", loại bỏ đi những tư tưởng, sự trông chờ vào "đấng cứu thể" để công dân có thể tự nhận thức về mình, xác định vị thế của mình.

Người ta lo ngại chính là lo ngại điều này, chứ không phải là những kêu gào la hét, những bịa đặt, căm thù vốn tràn đầy trên mạng ảo. Cái họ sợ là tư tưởng, vũ khí quan trọng nhất là tư tưởng chứ không phải là não trạng yếu đuối sợ sệt hay những thét gào bùng xung nhưng rỗng tuếch.

Và ở khía cạnh này thì Trương Duy Nhất cần phải bị bắt giữ. Những thứ còn lại cứ để tự sinh tự dưỡng và rồi tự tha hóa, tự biến chất đi. Nó sẽ tha hóa biến chất đến mức người ta sẽ phỉ nhổ vào chính cái gọi là "phong trào đòi dân chủ".

Sự phá hoại không gì tàn khốc hơn thế!!

Gần như ngay lập tức khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì một loại sâu đã được cài vào một bức hình, bức hình này được đăng trong entry của một blogger khá nổi tiếng. Entry này viết về một sự kiện đang "hot" và gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam.

Sâu (hay loại viruts) này sẽ đẩy ra một yêu cầu đăng nhập tên, pass để truy cập blog. Mục đích cài sâu thì không rõ để làm gì, chủ nhân thực sự của của con sâu (viruts) này cũng không rõ là ai. Rất nhiều người đã dính loại sâu (viruts) này và nó đem lại cho họ những phiền toái nhỏ trong quá trình truy cập các trang mạng, đặc biệt là khi cố vào trang của Trương Duy Nhất.

Vụ việc của Nhất mang mầu sắc chính trị chứ không phải như vụ việc của Cô gái đồ long và do vậy nó sẽ tiềm ẩn nhiều bất trắc hơn. Trong trường hợp Nhất là một an ninh mạng, dấn thân quá sâu vào cuộc đấu tranh chính trị ở thượng tầng kiến trúc thì tôi vẫn dành sự kính trọng cho một một người như Trương Duy Nhất.

Đó là một đối thủ lớn và xứng đáng nhận được sự tôn trọng.

Trong trường hợp Trương Duy Nhất bộc trực chiến đấu, cổ vũ vì một sự thực và khai phóng tư duy, vì dân chủ (hay cả vì chính cái tôi cá nhân của Nhất), Nhất càng xứng đáng để cả cộng đồng này tôn trọng, thậm chí kính nể! Cái chúng ta cần và đang rất thiếu là những người như thế, những bài viết như thế chỉ có những điều như thế mới tạo dựng một nền tảng tư duy cần thiết!

Han Times
(Blog Han Times)

3 comments:

Anonymous said...

" "Thế thì đảng ở với ai bây giờ?"
CẢ NƯỚC CHỈ CÓ CHỪNG MỘT TRĂM NGHÌN NGƯỜI CAN ĐẢM DÁM NÓI VÀ VIẾT TRÁI Ý ĐẢNG. SỐ ĐÓ SẼ VÀO TÙ HẾT. ĐẢNG Ở VỚI ĐA SỐ CÒN LẠI, NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CAN ĐẢM. ĐẶC BIỆT BỌN NÀO CÀNG ĂN CHƠI SA ĐỌA, CÀNG THỜ Ơ VỚI SỰ NGHÈO KHÓ CỦA NHÂN DÂN, CÀNG NỊNH ĐẢNG, ĐẢNG CÀNG KHOÁI.

Anonymous said...

Lai them mot phan tich tay bay cua mot nguoi cam tinh.

Loai cam tinh nay se bi dao thai,

Chac

Hai Cu Neo said...

Tai sao dang cong san VN hien nay bi nhieu nguoi len tieng chong doi , ngay ca nhung nguoi trong noi bo dang cung vay.vay Dang CS VN hay suy nghi va nhin lai minh la co that su tot dep nhu Dang tu khoe khoang va tu suong khong?!...