Blogger Widgets

Thursday, May 23, 2013

Liệu có thật Quốc Hội 'xoa đầu' Chính Phủ như PVĐ giật tít?

QLB - Ông Nguyễn Văn Giàu khi còn làm Thống đốc ai cũng chê ông yếu kém khiến cho nền kinh tế đang 'phi mã' thì bị chựng lại! Có thể ông 'yếu' thật, bởi người ta đưa ông đi luân chuyển vào cái xứ 'cá ăn đá, gà ăn sỏi' thì làm sao ông làm Thống đốc cho nổi.

Nhưng kể từ khi Thống đốc Bình 'lên ngôi' thì 'nhất vạn' nuối tiếc, chậc lưỡi "Ông Giàu yếu thật, những ông ấy không lưu manh, không tham lam, độc ác như mật vụ Bình ruồi! ... Đúng là dân mật vụ giết người không gớm tay mà miệng còn leo lẻo đòi nửa giải Nobel..."...
Bất cứ chốn trà tửu nào cũng nghe được tiếng ta thán, nguyền rủa cái tên mật vụ Bình ruồi, thậm chí có người còn phẫn uất đến độ đi cầu khấn Trời Phật ông bà xử tội 'thằng Ruồi' đó đi... Vậy mà chỉ thấy dân chết, kinh tế chết... Còn hắn cứ phây phây. Ở Việt Nam, kẻ lắm tiền làm sao mà chết được chứ!

Chỉ bằng 'chiêu' tái cấu trúc Ngân hàng của y đã giúp y kiếm ít nhất cả trăm triệu đô la như chơi. Từ kẻ bị 'bóp' cho chết đến kẻ thâu tóm, ai ai cũng đều phải 'xum xoe', o bế Bình ruồi, thậm chí còn phải đón trước ý của y mà phục vụ...

Rồi đến cái trò "Thương hiệu vàng Quốc gia", đến việc xóa bỏ tòan bộ giấy phép kinh doanh vàng miếng, rồi đấu thầu vàng... khiến cho Bình rồi ngồi đó thu tô hàng ngày... Bố già Kiên bị bắt, ai cũng tưởng rằng Bình rồi sẽ 'khăn gói, quả mướp' theo hầu, vậy mà chẳng hề hấn gì... 

Kết qủa hàng trăm ngàn doanh nghiệp lũ lượt 'ra đi' mất dạng khiến VCCI phải than thở "Doanh nghiệp Việt Nam càng nuôi càng nhỏ mãi", nền kinh tế đi vào suy thoái, Tết nguyên đán vừa rồi mới thật thê thảm, hàng triệu công nhân không có lưng thưởng, không có tiền mua vé tàu xe...

Tội ác của Bình ruồi chẳng có một ai không nhìn thấy, có lẽ chỉ trừ những đám quan tham không phải sống bằng đồng lương thì mới không nhìn thấy gì!

Vậy mà ông Lê Công Giàu cũng chỉ dám 'thì thầm' : Không tán thành những số liệu lạc quan! Không rõ ông vẫn dốt hay vì ông sợ như báo Thanh Niên 'chạy' không kịp?

 Không tán thành những số liệu lạc quan

Thay mặt Chính phủ báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội 2012 và kết quả thực hiện các mục tiêu 5 tháng đầu năm 2013 tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/5, phần trình bày của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp phải sự phản biện thẳng thắn từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội. 

Mức tăng GDP 5,03% của năm 2013 đã được quan tâm đặc biệt trong phiên khai mạc Quốc hội. Mức tăng này được chú ý bởi không những không đạt mục tiêu 6–6,5% được Quốc hội phê duyệt cách đây 2 kỳ họp mà còn thấp hơn cả mức 5,2% được Chính phủ ước tính hồi cuối năm 2012. 
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đọc báo cáo trước Quốc hội 

Tuy nhiên, đáng lẽ cần phải có những phân tích, lý giải rõ hơn về nguyên nhân sụt giảm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ báo cáo ghi nhận 11 chỉ tiêu đạt, và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt. 

So với ước tính hồi cuối năm ngoái, đã có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 hạng mục đạt thấp hơn (trong đó có tốc độ tăng GDP).

Ngược với góc nhìn lạc quan của Chính phủ, báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu lại cho thấy một góc nhìn khác. Thực tế năm 2013 cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước. 

"Tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 5,03% là mức tăng chưa hợp lý, thấp hơn số báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là 5,2% và thấp hơn nhiều so với Nghị quyết của Quốc hội tăng 6-6,5%". 

Cùng với đó là nhiều rủi ro khác như: tồn kho cao, thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, xuất khẩu gạo còn nhiều rủi ro về giá... 

Ngoài ra, ông Giàu đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cân đối ngân sách khi tăng thu chủ yếu chỉ từ dầu thô và viện trợ không hoàn lại. Tính thực chất của việc hoàn thành mục tiêu bội chi 4,8% cũng được đặt ra khi con số này có được do có nhiều khoản chi hàng chục ngàn tỷ đồng đã được loại trừ. 

Đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu năm 2013, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cơ bản đồng tình với những báo cáo của Chính phủ khi cho rằng kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định: lạm phát tiếp tục được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai kịp thời... 

Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn hiện nay, những biện pháp đã được thực hiện chưa đủ sức xoay chuyển tình hình, giúp đạt được những mục tiêu đề ra, trong khi việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa có những chuyển biến cụ thể. 

Nhiều vấn đề đáng lưu tâm được đặt ra với công tác điều hành tiền tệ khi số liệu nợ xấu thông tin ra công chúng có lúc thiếu nhất quán đã tạo hoài nghi, tác động tâm lý xã hội, thị trường. 

Các biện pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian qua mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế như nghị quyết của Quốc hội, chưa huy động được nguồn lực để phát triển kinh tế... 

Ủy ban Kinh tế cho rằng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề, vấn đề đặt ra là phải xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi. 

(Doanh nhân SG)

1 comment:

Anonymous said...

pvd la viet tat cua cai gi?