QLB - Bộ ngoại giao / Đặc ủy nhân quyền CHLB Đức lên án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất
Berlin – Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao CHLB Đức đưa ra ngày hôm nay đã lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Toàn văn bản thông cáo báo chí như sau:
Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Markus Loening tuyên bố hôm nay (29.05) về việc bắt giữ các blogger và về tự do hội họp tại Việt Nam:
“Tôi lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Trương Duy Nhất chỉ vì những phát biểu phê phán của ông về chính phủ và Đảng Cộng sản. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thật không may, nhiều người Việt Nam bị bách hại vì họ bày tỏ quan điểm của họ. Tôi đòi hỏi kêu gọi việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt ngay các thủ tục tố tụng đối với Trương Duy Nhất.
Tự do hội họp ở Việt Nam vẫn còn tồi tệ. Gần đây, buổi “dã ngoại nhân quyền” trong ôn hòa tại một số thành phố Việt Nam đã bị ngăn chặn và giải tán một cách tàn nhẫn. Trước đó, lời kêu gọi phân phát Tuyên bố về quyền con người cũng như thảo luận về nhân quyền tại các buổi dã ngoại đã được phổ biến trên mạng Internet.
Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc và qua đó đã cam kết tôn trọng tự do ngôn luận và hội họp. Những cam kết này phải được thực thi” .
Bối cảnh:
Trong nhiều tháng nay, các nhà hoạt động nhân quyền đã tố cáo những chiến dịch chống lại người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Trên danh sách “kẻ thù của Internet” cũng như bảng xếp hạng “tự do báo chí” của tổ chức Phóng viên không biên giới, đất nước này xếp hạng 172 trên 179 nước.
* * *
Bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất
Trong một tuyên bố chính thức ngày 27 tháng 5 vừa qua, bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất, bản tuyên bố viết: “Pháp lên án mạnh mẽ vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất ngày 26 tháng 5 tại Đà Nẵng với lý do “lạm dụng pháp luật hoặc tự do làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước”.
Bản tuyên bố còn nhắc đến bản án nặng nề cho Phương Uyên và Nguyên Kha: “Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một loạt án tù cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam kể từ mùa thu năm 2012 chính là vi phạm nhân quyền. Pháp đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt sau khi hai người trẻ Việt Nam Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị kết án tù nặng nề vào ngày 16 tháng 5. Pháp đặc biệt chú ý tới vấn đề này, đó là chủ đề của một cuộc đối thoại giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam”.
Sau cùng bộ ngoại giao Pháp nhấn mạnh “Pháp khẳng định cam kết của mình cho tự do ngôn luận và ý kiến, kể cả Internet trên toàn thế giới. Nước Pháp cũng nhắc lại rằng những quyền và tự do được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên và kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân thủ tôn trọng”.
Theo Danluan
Berlin – Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao CHLB Đức đưa ra ngày hôm nay đã lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Toàn văn bản thông cáo báo chí như sau:
Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Markus Loening tuyên bố hôm nay (29.05) về việc bắt giữ các blogger và về tự do hội họp tại Việt Nam:
“Tôi lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Trương Duy Nhất chỉ vì những phát biểu phê phán của ông về chính phủ và Đảng Cộng sản. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thật không may, nhiều người Việt Nam bị bách hại vì họ bày tỏ quan điểm của họ. Tôi đòi hỏi kêu gọi việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt ngay các thủ tục tố tụng đối với Trương Duy Nhất.
Tự do hội họp ở Việt Nam vẫn còn tồi tệ. Gần đây, buổi “dã ngoại nhân quyền” trong ôn hòa tại một số thành phố Việt Nam đã bị ngăn chặn và giải tán một cách tàn nhẫn. Trước đó, lời kêu gọi phân phát Tuyên bố về quyền con người cũng như thảo luận về nhân quyền tại các buổi dã ngoại đã được phổ biến trên mạng Internet.
Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc và qua đó đã cam kết tôn trọng tự do ngôn luận và hội họp. Những cam kết này phải được thực thi” .
Bối cảnh:
Trong nhiều tháng nay, các nhà hoạt động nhân quyền đã tố cáo những chiến dịch chống lại người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Trên danh sách “kẻ thù của Internet” cũng như bảng xếp hạng “tự do báo chí” của tổ chức Phóng viên không biên giới, đất nước này xếp hạng 172 trên 179 nước.
* * *
Bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất
Trong một tuyên bố chính thức ngày 27 tháng 5 vừa qua, bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất, bản tuyên bố viết: “Pháp lên án mạnh mẽ vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất ngày 26 tháng 5 tại Đà Nẵng với lý do “lạm dụng pháp luật hoặc tự do làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước”.
Bản tuyên bố còn nhắc đến bản án nặng nề cho Phương Uyên và Nguyên Kha: “Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một loạt án tù cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam kể từ mùa thu năm 2012 chính là vi phạm nhân quyền. Pháp đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt sau khi hai người trẻ Việt Nam Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị kết án tù nặng nề vào ngày 16 tháng 5. Pháp đặc biệt chú ý tới vấn đề này, đó là chủ đề của một cuộc đối thoại giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam”.
Sau cùng bộ ngoại giao Pháp nhấn mạnh “Pháp khẳng định cam kết của mình cho tự do ngôn luận và ý kiến, kể cả Internet trên toàn thế giới. Nước Pháp cũng nhắc lại rằng những quyền và tự do được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên và kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân thủ tôn trọng”.
Theo Danluan
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
1 comment:
Uỷ Ban Nhân Quyêǹ phải gơỉ cho y tá Duñg, uỷ viên bộ Chăn Trâu đảng csvn, như thế sẽ quy kết ytá Dũng các trách nhiệm sau naỳ nêú có.
Post a Comment