QLB Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngoài Bắc có vụ Nhân văn Giai phẩm trên mặt trận văn hoá, chính trị; có nông dân nổi loạn chống chính quyền qua khởi nghĩa Quỳnh Lưu, có vụ án Xét lại chống Đảng.
Nhiều người phải đổ máu khi phản đối chính sách cải cách ruộng đất, nhiều văn nghệ sĩ bị trù dập, giam tù vì có suy nghĩ khác hơn tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Đình Huỳnh đã phải vào tù vì bất đồng với nhà nước.
Thời Việt Nam Cộng hoà, trong Nam có nổi loạn Bình Xuyên, có vụ án trí thức Caravelle, có nhà văn Nhất Linh bị giam khiến ông uất ức tự tử và Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu cạo đầu, từ chức để phản đối chính sách của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Những năm cuối thập niên 1960 và đầu 1970 có Ngô Kha, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, Ngô Lập, Tiêu Dao Bảo Cự và nhiều người khác đã mất mạng hay bị giam tù vì bất đồng với cách cai trị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng có phản kháng bằng bạo lực, như vụ án Vinh Sơn, vụ án Hồ Con Rùa.
Trong khi đó, những phát biểu bất đồng dù trong ôn hoà cũng được nhà nước đáp lại bằng xách nhiễu hay án tù.
Thập niên 1990 có tiếng nói của Đoàn Viết Hoạt, Dương Thu Hương, Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu...
"Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống"
Kế tiếp là Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Đoàn Minh Hạnh...cũng đã phải đối diện với những án tù nhiều năm vì lên tiếng đòi các quyền căn bản cho dân, vì có quan điểm bất đồng với nhà nước.
Hai điều 4 giống mà khác
Khi đất nước còn chia đôi, Đảng Cộng sản với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên mọi tiếng nói đối lập đều bị dập tắt ở miền Bắc.
Tại miền Nam, tuy nhiều thành phần chống chính quyền được hoạt động công khai nhưng không được ủng hộ hay tuyên truyền cho cộng sản.
Ai hoạt động cho cộng sản thường bị an ninh theo dõi và nhiều người đã bị bắt, bị giam tù nhiều năm ở Tam Hiệp, Chí Hoà, Côn Sơn, Phú Quốc.
Điều 4 của Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hoà ban hành ngày 1-4-1967 ghi:
"Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức"
“Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.”
Điều này loại bỏ sự tham dự của thành phần cộng sản vào sinh hoạt chính trị miền Nam lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ cộng sản đã nhân danh quyền tự do phát biểu, hội họp, tự do báo chí ghi trong hiến pháp để xuống đường, để công khai đòi hỏi các quyền căn bản trên các phương tiện truyền thông.
Các vụ án gọi là “tuyên truyền cho cộng sản” hay “làm phương hại đến an ninh quốc gia” của sinh viên, của ký giả đã khiến chánh án khó xử vì họ chỉ tố cáo tham nhũng trong chính quyền, kêu gọi hoà hợp hoà giải, đòi quyền dân tộc tự quyết, đòi chấm dứt chiến tranh. Tạp chí Đối Diện của linh mục Chân Tín, các nhật báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đã phải ra toà nhiều lần.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hiến Pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1980 và 1992, lại cũng có Điều 4, nhưng mang một giá trị pháp lý ngược hẳn với Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà.
Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi:
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Điều này mặc nhiên loại bỏ sự đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước của những thành phần cộng đồng quốc gia, chiếm đại đa số trong dân không phải là đảng viên cộng sản, không theo chủ nghĩa Mác-Lê.
Như thế trong lịch sử dân tộc đã có thời gian những người hoạt động cho cộng sản không được tham gia vào sinh hoạt chính trị của đất nước.
Và ngày nay, với Điều 4 của Hiến pháp 1992, những người không phải đảng viên cộng sản không được tham gia vào việc lãnh đạo đất nước.
Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống. Ai không đồng ý thường bị sách nhiễu, trù dập hay trong nhiều trường hợp phải chịu án tù.
Gần đây nhà nước phát động góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng không muốn thay đổi Điều 4.
Đã có nhiều góp ý cho rằng hiến pháp hiện nay lỗi thời và Việt Nam cần có những cải tổ chế độ chính trị cho hợp với xu thế và nhu cầu phát triển thời đại.
Nhưng làm sao để có một hiến pháp mới tổng hợp được nguyện vọng toàn dân. Để có điều này, người dân phải được tham gia vào việc thảo luận về hiến pháp, về các tu chính hay được quyền tham gia chọn một hiến pháp mới, qua trưng cầu dân ý, hay qua một cuộc bầu cử quốc hội lập hiến với sự tham gia của nhiều khuynh hướng chính trị để soạn một hiến pháp mới cho Việt Nam.
Chưa xứng đáng?
"Có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ?"
Đây là tiến trình dân chủ mà người dân Việt xứng đáng được hưởng sau bao năm đã đổ xương máu giành độc lập và xây dựng đất nước.
Để nguyện vọng của mọi thành phần được phản ánh, người dân cần có quyền phát biểu chính kiến mà không sợ bị giam tù; cần có quyền tự do báo chí để truyền đạt thông tin, quan điểm; cần tự do lập hội và tự do ứng cử để tham gia vào việc lãnh đạo và điều hành đất nước.
Tiến trình này nên được bắt đầu bằng việc bãi bỏ hay sửa đổi điều 79 và 88 luật hình sự để tránh trường hợp bắt giam những người chỉ vì bày tỏ chính kiến bất đồng mà bị ghép tội “chống lại tổ quốc Việt Nam” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Một lộ đồ dân chủ hoá cũng cần được đặt ra với việc quốc hội ban hành những đạo luật dân chủ cho dân được ra báo, được hội họp, biểu tình, lập đảng chính trị, tham gia ứng cử.
Thời hạn một hay hai năm để dân chủ hoá đất nước là khoảng thời gian hợp lý để đưa Việt Nam hoà nhập với xu thế thời đại.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn sống đã từng phát biểu:
“Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng.”
"Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".
Ông Võ Văn Kiệt đã nói thế trong một cuộc phỏng vấn với BBCVietnamese.com ngày 19-04-2007.
Tôi tâm đắc với phát biểu của ông. Có như thế nhà nước mới tìm được sự đồng thuận của dân, cũng như của Việt kiều, để đóng góp vào việc xây dựng quốc gia.
Vì có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ và chỗ đứng của họ là ở đâu trong sinh hoạt chính trị.
Điều mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nêu ra cũng chính là nền tảng cho sự hoà giải dân tộc đang rất cần có trong lúc này.
Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh quan điểm của riêng ông.
Gửi cho BBCVietnamese.com từ San Jose
Việt Kiều ở Mỹ đòi trả tự do cho tù nhân chính trị Việt Nam
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.Việt Kiều ở Mỹ đòi trả tự do cho tù nhân chính trị Việt Nam
Dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngoài Bắc có vụ Nhân văn Giai phẩm trên mặt trận văn hoá, chính trị; có nông dân nổi loạn chống chính quyền qua khởi nghĩa Quỳnh Lưu, có vụ án Xét lại chống Đảng.
Nhiều người phải đổ máu khi phản đối chính sách cải cách ruộng đất, nhiều văn nghệ sĩ bị trù dập, giam tù vì có suy nghĩ khác hơn tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Đình Huỳnh đã phải vào tù vì bất đồng với nhà nước.
Thời Việt Nam Cộng hoà, trong Nam có nổi loạn Bình Xuyên, có vụ án trí thức Caravelle, có nhà văn Nhất Linh bị giam khiến ông uất ức tự tử và Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu cạo đầu, từ chức để phản đối chính sách của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Những năm cuối thập niên 1960 và đầu 1970 có Ngô Kha, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, Ngô Lập, Tiêu Dao Bảo Cự và nhiều người khác đã mất mạng hay bị giam tù vì bất đồng với cách cai trị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng có phản kháng bằng bạo lực, như vụ án Vinh Sơn, vụ án Hồ Con Rùa.
Trong khi đó, những phát biểu bất đồng dù trong ôn hoà cũng được nhà nước đáp lại bằng xách nhiễu hay án tù.
Thập niên 1990 có tiếng nói của Đoàn Viết Hoạt, Dương Thu Hương, Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu...
"Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống"
Kế tiếp là Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Đoàn Minh Hạnh...cũng đã phải đối diện với những án tù nhiều năm vì lên tiếng đòi các quyền căn bản cho dân, vì có quan điểm bất đồng với nhà nước.
Hai điều 4 giống mà khác
Khi đất nước còn chia đôi, Đảng Cộng sản với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên mọi tiếng nói đối lập đều bị dập tắt ở miền Bắc.
Tại miền Nam, tuy nhiều thành phần chống chính quyền được hoạt động công khai nhưng không được ủng hộ hay tuyên truyền cho cộng sản.
Ai hoạt động cho cộng sản thường bị an ninh theo dõi và nhiều người đã bị bắt, bị giam tù nhiều năm ở Tam Hiệp, Chí Hoà, Côn Sơn, Phú Quốc.
Điều 4 của Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hoà ban hành ngày 1-4-1967 ghi:
"Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức"
“Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.”
Điều này loại bỏ sự tham dự của thành phần cộng sản vào sinh hoạt chính trị miền Nam lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ cộng sản đã nhân danh quyền tự do phát biểu, hội họp, tự do báo chí ghi trong hiến pháp để xuống đường, để công khai đòi hỏi các quyền căn bản trên các phương tiện truyền thông.
Các vụ án gọi là “tuyên truyền cho cộng sản” hay “làm phương hại đến an ninh quốc gia” của sinh viên, của ký giả đã khiến chánh án khó xử vì họ chỉ tố cáo tham nhũng trong chính quyền, kêu gọi hoà hợp hoà giải, đòi quyền dân tộc tự quyết, đòi chấm dứt chiến tranh. Tạp chí Đối Diện của linh mục Chân Tín, các nhật báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đã phải ra toà nhiều lần.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hiến Pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1980 và 1992, lại cũng có Điều 4, nhưng mang một giá trị pháp lý ngược hẳn với Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà.
Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi:
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Điều này mặc nhiên loại bỏ sự đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước của những thành phần cộng đồng quốc gia, chiếm đại đa số trong dân không phải là đảng viên cộng sản, không theo chủ nghĩa Mác-Lê.
Như thế trong lịch sử dân tộc đã có thời gian những người hoạt động cho cộng sản không được tham gia vào sinh hoạt chính trị của đất nước.
Và ngày nay, với Điều 4 của Hiến pháp 1992, những người không phải đảng viên cộng sản không được tham gia vào việc lãnh đạo đất nước.
Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống. Ai không đồng ý thường bị sách nhiễu, trù dập hay trong nhiều trường hợp phải chịu án tù.
Gần đây nhà nước phát động góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng không muốn thay đổi Điều 4.
Đã có nhiều góp ý cho rằng hiến pháp hiện nay lỗi thời và Việt Nam cần có những cải tổ chế độ chính trị cho hợp với xu thế và nhu cầu phát triển thời đại.
Nhưng làm sao để có một hiến pháp mới tổng hợp được nguyện vọng toàn dân. Để có điều này, người dân phải được tham gia vào việc thảo luận về hiến pháp, về các tu chính hay được quyền tham gia chọn một hiến pháp mới, qua trưng cầu dân ý, hay qua một cuộc bầu cử quốc hội lập hiến với sự tham gia của nhiều khuynh hướng chính trị để soạn một hiến pháp mới cho Việt Nam.
Chưa xứng đáng?
"Có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ?"
Đây là tiến trình dân chủ mà người dân Việt xứng đáng được hưởng sau bao năm đã đổ xương máu giành độc lập và xây dựng đất nước.
Để nguyện vọng của mọi thành phần được phản ánh, người dân cần có quyền phát biểu chính kiến mà không sợ bị giam tù; cần có quyền tự do báo chí để truyền đạt thông tin, quan điểm; cần tự do lập hội và tự do ứng cử để tham gia vào việc lãnh đạo và điều hành đất nước.
Tiến trình này nên được bắt đầu bằng việc bãi bỏ hay sửa đổi điều 79 và 88 luật hình sự để tránh trường hợp bắt giam những người chỉ vì bày tỏ chính kiến bất đồng mà bị ghép tội “chống lại tổ quốc Việt Nam” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Một lộ đồ dân chủ hoá cũng cần được đặt ra với việc quốc hội ban hành những đạo luật dân chủ cho dân được ra báo, được hội họp, biểu tình, lập đảng chính trị, tham gia ứng cử.
Thời hạn một hay hai năm để dân chủ hoá đất nước là khoảng thời gian hợp lý để đưa Việt Nam hoà nhập với xu thế thời đại.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn sống đã từng phát biểu:
“Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng.”
"Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".
Ông Võ Văn Kiệt đã nói thế trong một cuộc phỏng vấn với BBCVietnamese.com ngày 19-04-2007.
Tôi tâm đắc với phát biểu của ông. Có như thế nhà nước mới tìm được sự đồng thuận của dân, cũng như của Việt kiều, để đóng góp vào việc xây dựng quốc gia.
Vì có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ và chỗ đứng của họ là ở đâu trong sinh hoạt chính trị.
Điều mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nêu ra cũng chính là nền tảng cho sự hoà giải dân tộc đang rất cần có trong lúc này.
Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh quan điểm của riêng ông.
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
2 comments:
Vụ án sinh viên Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên -Việt Khang-Sinh viên Công giáo…Tòa án Cộng sản Việt Nam áp dụng theo loại luật pháp gì?
http://bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/05/130515_phuonguyen_trial_comments.shtml
“Mẫu hình luật pháp của một chế độ phản dân chủ, vi phạm nhân quyền quốc tế tại Viêt Nam ngày nay”.
Một chế đô độc tài đảng trị, áp đặt lên đầu người dân một luật pháp rừng, dùng thủ đoạn vu khống chụp mũ, gán gép và khủng bố (tra tấn nhục hình-hãm hiếp trong tù ) gây sự sợ hãi cho toàn xã hội, và để ép buộc nạn nhân phải nhận không có, thành có tội…
Luật rừng của Cộng sản dùng mafia@xã hội đen đi trước, làm hàng rào lá chắn cho Công An-Quân đôi, là sở trường khủng bố gieo rắc sự sợ hãi cho người dân, trước khi mở chiến dịch đàn áp, đánh đập bắt bỏ tù nạn nhân.
Để so sánh 2 thủ đoạn, một sở trường tương tự giống nhau. Để tham khảotheo chiều dài lịch sử , lùi lại thời kỳ Mông Cổ. Khi Quân Mông Cổ vượt qua bức tường “Vạn Lý Trường Thành-Great Wall of China” do Tần Thủy Hoàng xây. Quân Mông Cổ tiến vào vây hãm thành Bắc Kinh. Trước khi tấn công vào nội thành, để vượt qua các bức tường cao chúng bắt dân Tàu (đủ mọi thành phần) dàn hàng đi trước để làm lá chắn cản mũi tên, từ trong thành bắn ra chờ hết, rồi quân “Vó ngựa quân Mông Cổ” phía sau mới tiến lên vượt tường chiếm thành. Sở trường này cũng giống như Khổng Minh- Gia Cát Lương dùng mưu trong trận (Xích Bích) “Thuyền cỏ mượn tên” . Phải chăng Công An-Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay, đang thực dụng sở trường “bảo kê mafia xã hội đen, làm lá chắn chống dân biểu tình-viết blogs phản biện xã hội?”
Khi mà một chế độ cầm quyền trị dân (Bộ Công An-Quân đội) phải dùng tới mafia@xã hội đen, làm lá chắn bảo vệ chế độ, để thay thế cho luật pháp để đàn áp người trong mọi lãnh vực!!! Thử hỏi luật pháp của chế độ đó, nó mục nát ung thối đến chừng nào!!?? Một chế độ mà trên bảo dưới không nghe, “rừng nào cọp nấy”. Bọn quan tham địa phương tha hồ dung túng nhau, theo bè theo phái cục bộ, thi đua nhau tranh dành tham nhũng, gây ra bao sự bất công trong dân chúng. Chế độ đó đang kéo cả đất nước Việt Nam xuống tụt hậu…
Vụ án sinh viên Nguyên Kha- Phương Uyên-Việt Khang, cũng như hàng trăm các vụ án khác, đối với những dân người Việt Nam yêu nước , họ đang đấu tranh đòi nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối xử đàn áp bất công, gán ghép tội cho họ một cách mơ hồ. Tòa án áp dụng luật rừng, bác bỏ lời kiến nghị của luật sư, ngăn cản người nhà của nạn nhân không cho tham dư, vi phạm luật Quốc Tế nhân Quyền mà Công Sản Việt Nam đã ký kết…
Họ là nạn nhân của một chế đảng trị độc tài, tham nhũng bất công phản dân chủ.
Những người đấu tranh bất đồng chứng kiến yêu nước ngày nay, họ là sự hội tụ của trí thức thật, tinh hoa của dân tộc, sống theo lương tri lẽ phải. Họ chấp nhận sự hy sinh về mạng sống, hy sinh quyền lợi riêng tư tình cảm gia đình. Họ đang chịu nhiều nhục hình khủng bố trong lao tù Công sản. Họ đang đấu tranh đòi nhân quyền, tự do và dân chủ, để phát triển một nước Việt Nam thật sự có độc lâp. Có tư do giàu mạnh và có văn hóa.
Vậy thì sau vụ án xử Việt Khang-Sinh viên Công giáo-Sinh viên Nguyễn Phương Uyên-Đinh Nguyên Kha…
Tòa án Cộng sản Việt Nam áp dụng theo loại luật pháp gì? Thế giới và các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ!! Đang làm ăn với Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam, nhắm mắt làm ngơ?
Posted from Hai Phong Vietnam. May 17, 2013
Vụ án sinh viên Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên -Việt Khang-Sinh viên Công giáo…Tòa án Cộng sản Việt Nam áp dụng theo loại luật pháp gì?
http://bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/05/130515_phuonguyen_trial_comments.shtml
“Mẫu hình luật pháp của một chế độ phản dân chủ, vi phạm nhân quyền quốc tế tại Viêt Nam ngày nay”.
Một chế đô độc tài đảng trị, áp đặt lên đầu người dân một luật pháp rừng, dùng thủ đoạn vu khống chụp mũ, gán gép và khủng bố (tra tấn nhục hình-hãm hiếp trong tù ) gây sự sợ hãi cho toàn xã hội, và để ép buộc nạn nhân phải nhận không có, thành có tội…
Luật rừng của Cộng sản dùng mafia@xã hội đen đi trước, làm hàng rào lá chắn cho Công An-Quân đôi, là sở trường khủng bố gieo rắc sự sợ hãi cho người dân, trước khi mở chiến dịch đàn áp, đánh đập bắt bỏ tù nạn nhân.
Để so sánh 2 thủ đoạn, một sở trường tương tự giống nhau. Để tham khảotheo chiều dài lịch sử , lùi lại thời kỳ Mông Cổ. Khi Quân Mông Cổ vượt qua bức tường “Vạn Lý Trường Thành-Great Wall of China” do Tần Thủy Hoàng xây. Quân Mông Cổ tiến vào vây hãm thành Bắc Kinh. Trước khi tấn công vào nội thành, để vượt qua các bức tường cao chúng bắt dân Tàu (đủ mọi thành phần) dàn hàng đi trước để làm lá chắn cản mũi tên, từ trong thành bắn ra chờ hết, rồi quân “Vó ngựa quân Mông Cổ” phía sau mới tiến lên vượt tường chiếm thành. Sở trường này cũng giống như Khổng Minh- Gia Cát Lương dùng mưu trong trận (Xích Bích) “Thuyền cỏ mượn tên” . Phải chăng Công An-Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay, đang thực dụng sở trường “bảo kê mafia xã hội đen, làm lá chắn chống dân biểu tình-viết blogs phản biện xã hội?”
Khi mà một chế độ cầm quyền trị dân (Bộ Công An-Quân đội) phải dùng tới mafia@xã hội đen, làm lá chắn bảo vệ chế độ, để thay thế cho luật pháp để đàn áp người trong mọi lãnh vực!!! Thử hỏi luật pháp của chế độ đó, nó mục nát ung thối đến chừng nào!!?? Một chế độ mà trên bảo dưới không nghe, “rừng nào cọp nấy”. Bọn quan tham địa phương tha hồ dung túng nhau, theo bè theo phái cục bộ, thi đua nhau tranh dành tham nhũng, gây ra bao sự bất công trong dân chúng. Chế độ đó đang kéo cả đất nước Việt Nam xuống tụt hậu…
Vụ án sinh viên Nguyên Kha- Phương Uyên-Việt Khang, cũng như hàng trăm các vụ án khác, đối với những dân người Việt Nam yêu nước , họ đang đấu tranh đòi nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối xử đàn áp bất công, gán ghép tội cho họ một cách mơ hồ. Tòa án áp dụng luật rừng, bác bỏ lời kiến nghị của luật sư, ngăn cản người nhà của nạn nhân không cho tham dư, vi phạm luật Quốc Tế nhân Quyền mà Công Sản Việt Nam đã ký kết…
Họ là nạn nhân của một chế đảng trị độc tài, tham nhũng bất công phản dân chủ.
Những người đấu tranh bất đồng chứng kiến yêu nước ngày nay, họ là sự hội tụ của trí thức thật, tinh hoa của dân tộc, sống theo lương tri lẽ phải. Họ chấp nhận sự hy sinh về mạng sống, hy sinh quyền lợi riêng tư tình cảm gia đình. Họ đang chịu nhiều nhục hình khủng bố trong lao tù Công sản. Họ đang đấu tranh đòi nhân quyền, tự do và dân chủ, để phát triển một nước Việt Nam thật sự có độc lâp. Có tư do giàu mạnh và có văn hóa.
Vậy thì sau vụ án xử Việt Khang-Sinh viên Công giáo-Sinh viên Nguyễn Phương Uyên-Đinh Nguyên Kha…
Tòa án Cộng sản Việt Nam áp dụng theo loại luật pháp gì? Thế giới và các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ!! Đang làm ăn với Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam, nhắm mắt làm ngơ?
Posted from Hai Phong Vietnam. May 17, 2013
Post a Comment