Blogger Widgets

Wednesday, May 29, 2013

30.000 tỷ giải cứu bất động sản hay là bánh ngọt cho Thống đốc Bình chia thu tô?

QLB  Người ta thắc mắc tại sao Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại dễ dàng cho Ngân hàng Đại Tín, một ngân hàng cũng thuộc hàng 'tử' được đổi tên thành NH Xây dựng Việt Nam. Điều dễ hiểu bởi vì đằng sau Đại Tín là bố già Nguyễn Đức Kiên. Kiên đã thống trị hàng loạt ngân hàng, trong đó có cả Đại Tín, Kiên Long, Eximbank, Vietbank, ACB...

Tại ACB, theo con số chưa chính xác thông qua 6 công ty con Bố già Kiên đã chiếm dụng 7600 tỷ đồng! Con số này được tiết lộ bởi ACB đã được trở về với chính chủ. Trong khi đó các ngân hàng còn lại: Techcombank, Eximbank, Đại Á, Kiên Long, Vietbank, Phương Nam ... là những 'ổ ruột' của Kiên nên số liệu được 'dấu kín như bưng'!
Từ thông tin nội bộ vaf những nhân sự cao cấp sợ hãi từ nhiệm, có thể tính sơ bộ được bố già Kiên đã rút ruột mỗi nơi từ vài ngàn đến hàng chục ngàn tỷ, Thống đốc Bình là 'người trong chăn biết rõ sự nguy ngập sụp đổ của những ngân hàng này. Với NH Phương Nam thì rót tiền, với Eximbank và Techcombank thì cho vay thời vụ để cứu. Nay với việc cho đổi tên, sắp tới cái Ngân hàng sắp chết này sẽ được NHNN cho tham gia vào chương trình cứu bất động sản, nguồn tiền sẽ được rót xuống để dựng lại thây ma cũng là để che đậy bằng chứng phạm tội của Bình cùng các bố gìa.

Theo thông tin riêng của chúng tôi, những ngân hàng được Thống đốc Bình bảo trợ đang thực hiện rút tiền từ gói 30.000 tỷ bằng bởi thủ thuật: Chính các  ông chủ đất, chủ tài sản như HAGL, Phát Đạt, Trầm Bê, Vượng Vicom... đã tự làm hồ sơ giả bán cho cán bộ công nhân viên, người thu nhập thấp vay, thực chất là để rút tiền của nhà nước cứu những đại gia cánh hẩu của Thống đốc Bình và cũng để cứu các ngân hàng sắp chết. Hãy kiểm tra thực tế thì sẽ thấy 90% các căn hộ vừa được mua này vẫn nằm nguyên đó, không hề có người dọn vào ở!

Gói giải cứu 30.000 tỷ đang trở thành miếng bánh ngọt để Thống đốc Bình phân chia và các đại gia bất động sản có dự án tham gia phải nộp tô về cho Bình và cho các ngân hàng thương mại!

Săp tới Công ty mua nợ xấu sẽ vào cuộc, điều tiên đoán dễ thấy là chẳng có khoản nợ xấu nào nếu không thỏa thuận được phần trăm cho Thống đốc Bình mà có thể chui vào được chương trình này!

Thám tử Quan
Ra đời Ngân hàng Xây dựng Việt Nam: Muốn là được

Đề xuất thành lập mới Ngân hàng xây dựng của Hiệp hội BĐS Việt Nam vào đầu 2012 bất thành, nhưng đến nay Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vẫn được ra đời bằng việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Đại Tín. Sự kiện ra mắt Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vào 24/5 vừa qua tại sự kiện “Kỷ niệm 10 năm thành lập Vnrea (Hiệp hội BĐS Việt Nam) không khỏi khiến nhiều người bất ngờ. Bất ngờ không phải vì dư luận chưa biết đến cái tên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, mà bất ngờ bởi lẽ Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã từng được Vnrea đề xuất vào đầu năm 2012 nhưng không nhận được “cái gật đầu” từ NHNN.

Mặc dù việc ra mắt Vietnam Construction Bank theo Quyết định số 1161/QĐ-NHNN chỉ là việc đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) và việc thành lập mới Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là hai vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mục tiêu, chiến lược hoạt động thì ngân hàng mới đổi tên này lại mang dáng dấp của ngân hàng mà Vnrea đề xuất thành lập.

Nhiều điều “bất thường” 

TrustBank được đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, tuy nhiên, việc đổi tên này không bình

Ông Phan Thành Mai vừa là Tổng thư ký VNrea, vừa là Thành viên HĐQT thường trực, TGĐ Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, thường như ngân hàng khác là chỉ thay đổi nhãn hiệu, tên giao dịch khác, mà nó có điều gì đó “bất thường” bởi TrustBank hoàn toàn bị lu mờ khi chiến lược mới đã được định hình ngay sau khi đổi tên.

Năm 2010, NHNN chấp thuận việc đổi tên Ngân hàng Thương mại cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (VPBank) thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. HĐQT của VPBank khi đó cũng chỉ muốn tạo ra sự khác biệt, phong cách hiện đại, đặc sắc, mới mẻ và gần gũi, nhận diện thương hiệu mới cho VPBank.

Với TrustBank dường như sự đổi tên này gắn với nhiều điều “bất thường” khiến dư luận khá quan tâm.

Thứ nhất, tên ngân hàng được đổi lại trùng với tên ngân hàng mà Vnrea đã từng đề xuất thành lập mới trước đây là Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Trước đó, đầu 2012, Vnrea đưa ra đề xuất và được Bộ Xây dựng ủng hộ vì cho là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay, nhưng NHNN thì không đồng ý vì cho rằng, đã có nhiều ngân hàng TMCP và các ngân hàng này cũng đều cho vay trong lĩnh vực BĐS, xây dựng. Theo chuyên gia Đặng Hùng Võ thì việc thành lập mới này là chưa phù hợp.

Thứ hai, việc đổi tên của TrustBank lại gắn liền với nhiều sự thay đổi về “chất” của ngân hàng này. HĐQT cũ của TrustBank được thay hoàn toàn bằng HĐQT mới, trong đó, Tổng Giám đốc của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam lại chính là Tổng thư ký Vnrea là ông Phan Thành Mai.

Thứ ba, xuất hiện doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng trong cơ cấu cổ đông lớn của TrustBank là Tập đoàn Thiên Thanh. Tập đoàn này được cho là đơn vị “giải cứu” cho TrustBank khi ngân hàng này là 1 trong 9 ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc. Báo chí gần đây cũng đã đặt vấn đề về tái cấu trúc của TrustBank , trong đó đề cập đến việc TrustBank bán 84,04% cổ phần cho nhóm cổ đông mới là Tập đoàn Thiên Thanh và 20 cổ đông cá nhân khác (Thiên Thanh nắm 9,67%).

Việc đầu tư vào ngân hàng đã được Thiên Thanh “ủ mưu” sẵn từ năm 2011, với việc giới thiệu: “trong thời gian tới, Tập đoàn Thiên Thanh sẽ nắm quyền chi phối - điều hành một ngân hàng thương mại”. Hiện tại TGĐ của Tập đoàn Thiên Thanh là ông Phạm Công Danh đang giữ chức chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Định hướng chiến lược mới

TrustBank hoàn toàn bị lu mờ với chiến lược mới của Ngân hàng Xây dựng VN, nhằm hướng đến mục tiêu ưu tiên phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ, phục vụ nhóm ngành nghề đặc thù.

Với các cổ đông, các đối tác trong ngành xây dựng, các đối tác trong ngành ngành ngân hàng, cho vay và cung cấp dịch vụ cho ngành vật liệu xây dựng và nhà ở cho người có thu nhập thấp sẽ được ngân hàng này chú trọng phát triển.

Trong bài thuyết trình tại sự kiện 10 năm thành lập Vnrea, ông Phan Thành Mai cho rằng, trong các sản phẩm về nhà ở theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng NNVN, Bộ xây dựng, trong đó có gói sản phẩm khép kín 4 Nhà (Ngân hàng, Nhà đầu tư, Nhà thầu, và Nhà cung ứng SX VLXD - TBNT), và các gói sản phẩm cho nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội. 5 ngân hàng thương mại nhà nước cần sự phối hợp của các ngân hàng khác, đặc biệt là ngân hàng chuyên môn sâu trong lĩnh vực nhà ở, VLXD trong việc đồng tài trợ.

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam ký kết với một loạt TCTD và DN ngành xây dựng

Trong mối liên kết này, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam có vai trò cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các bên liên quan và kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng rộng khắp trên cả nước.

Trả lời báo chí trong buổi họp báo ra mắt Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, ông Phan Thành Mai khẳng định việc đổi tên là bình thường. Câu chuyện ở đây là ngành xây dựng khó khăn, hàng tồn nhiều,…Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn nên đây là cơ hội. Trên thế giới cũng đã có mô hình này như Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. Ngân hàng Xây dưng VN sẽ nhắm đến khách hàng là các DN xây dựng, lĩnh vực cơ sở hạ tầng,…

Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về vấn đề tái cấu trúc TrustBank, việc tăng vốn điều lệ từ 3000 tỷ lên 7.500 tỷ đồng trong năm 2013, sắp tới nhóm cổ đông mới rót tiền như thế nào và hiện tại nắm bao nhiêu %, dư nợ cho vay bất động sản hiện nay là bao nhiêu,…thì ông Phan Thành Mai đều từ trối trả lời với lý do nội dung nằm ngoài chủ đề của buổi họp báo.

Chỉ ngay sau khi ra mắt, Ngân hàng Xây dựng VN đã ký kết hợp tác với rất nhiều đơn vị trong chuỗi liên kết ngân hàng, định chế tài chính, với DN lĩnh vực xây dựng. Cụ thể, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam ký kết với BIDV và Agribank; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cùng ký kết hợp tác với Nam Long Group và Hoàng Quân Group; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Thiên Thanh cùng ký kết với Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1- TNHH MTV và Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam ký kết với Hiệp hội doanh nghiệp Quân đội (Bộ Quốc phòng) và Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại xuất xuất khẩu Tây Nam; Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã ký kết hợp tác với 2 đơn vị này.

Nhật Nam
Theo Trí Thức Trẻ

4 comments:

Anonymous said...

ĐI VÀO NGÕ CỤT VƯC DẬY NỀN KINH TẾ.BẢN CHẤT BẤT ĐỘNG SẢN LA CÁC NGÂN HÀNG ĐANG NẮM THẾ CHẤP CỨU BẤT ĐÔNG SẢN CHÍNH LÀ CỨU NGÂN HÀNG CÒN VỰC DẬY CHỈ LÀ MƠ HỒ ẢO TƯỞNG.NÓI RỒI KHÔNG MỘT TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH HÙNG MẠNH NÀO CỨU ĐƯỢC NỀN KINH TẾ NÀY ĐÂU CÓ 3 LÝ DO KHĂNG ĐỊNH ĐÓ 1 DOANH NGHIỆP CHẾT QUA NHIỀU DO THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG. 2 NẾU DO CƠ CHẾ NHƯ NGUỴ BIỆN CỦA CÁC ÔNG SAO KHÔNG VỨT VÀO SỌT RÁC ĐI MÀ LẠI CỨ DÙNG.CÁI THƯ 3 LÀ YẾU TỐ QUAN NHẤT LÀ MẤT MẸ NIỀM TIN SAU MẤY CHỤC NĂM LAO ĐÔNG VÀO NGÀY ĐẸP TRỜI MẤT TẤT .SAU BAO HỘI NGHỊ HỘI THẢO CHỐNG THAM NHŨNG BÁO CHÍ ĐƯA BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ .RỒI BẦY SÂU CHẢ BẮT ĐƯƠC AI. VÀ CON NÀO VẬY LÀ TỪ NĂM NGOÁI ĐẾN NĂM NAY SÂU THÀNH BƯỚM RỒI.AI CÒN DÁM ĐẦU TƯ CHỨ ĐỪNG NÓI MƠ RỘNG .MÀ CÀNG ĐỔ TIỀN CÀNG NHIỀU THÌ CÀNG ÍT .CỨ CƠ CẤU VỚI GIAO CẤU NHIỀU ĐÂU MÓI LÀ HIỆU QUẢ .CHỈ TĂNG THÊM NỢ .CỨU NỀN KINH TẾ KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ CÁCH VẤN ĐỀ. NẾU KHÔNG THAY ĐỔI THỰC SỰ KHÔNG AI DÁM ĐẦU TƯ CHO VAY ĐỂ RỒI CỨ NGỒI ĂN MÀ THAM NHŨNG HẾT NẾU LÀ DO CƠ CHẾ SAO KHÔNG KHÔNG THAY ĐỔI .......?

Unknown said...

Giám đốc ngân hàng có hành vi lổ mãng có thể dẫn đến 2 hậu quả:
1/. Vi phạm kỷ luật ngành ngân hàng, bêu xấu ngành ngân hàng là không có đạo đức nghề nghiệp…
2/. Nếu tham nhũng, có thể vi phạm luật hình sự. Nếu bị điều tra ra sẽ bị trừng phạt.
*Với những người ngày thường không học tập pháp luật, gặp việc không khỏi không làm bừa bãi. Đối với hạng người này thì phải giới thiệu kiến thức pháp luật để cho họ biết nội dung pháp luật liên quan đến hành vi của họ như thế nào và hành vi đó có hậu quả pháp luật như thế nào.
Đã không có nhân quyền, sỉ nhục phụ nữ, làm sai pháp luật tự ý cắt mạng kế toán, họp thì giấu biên bản, phân công người này làm sai nhưng bắt người khác chịu trách nhiệm và đổ tội cho dân oan. Đã vậy, còn thách thức em và mọi người làm gì được tụi nó không?
Tôi nghĩ miễn là không làm gì phạm pháp hoặc trái với lương tâm là được rồi. Bằng chứng và ghi âm làm sai trình tự pháp luật, phiền mấy sếp điều tra?
Tham nhũng đầy rẫy, ai liêm chính thì ghét người ta?
Nguồn căn là do ông Triều làm sai. Nên xem lại pháp luật và làm cho đúng.

Biển thủ công quỹ là tội hình sự.
Obama has a smart strategy, especially we can see that he had a good decision-making like: Transfering about the Human’ Rights education for people all over the World…
Có câu:
"Đem bạo lực đàn áp dân chúng chẳng khác nào dùng sức mạnh ép vào 1 khối cao su. Ép càng mạnh, sức phản ứng càng nhiều".
Giống như vua Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc là 1 bạo chúa, bạo tàn giết hại hiền sĩ (hại bloggers, người thanh liêm...), vùi dân trong thảm họa...
Kẻ làm dữ lo xa. Ông đó suốt đời cướp bóc, tham nhũng, làm ác nên lúc nào cũng nơm nớp lo sợ: sợ trong thiên hạ có nhân tài, sợ dân chúng oán hờn, sợ đời sau biết mình tàn ác. Do đó, ông ta đem bạo lực ra trị dân, dùng chém giết làm cứu cánh.
Tuy nhiên, càng đàn áp bao nhiêu dân chúng càng nổi loạn bấy nhiêu.
Cho nên, đàn áp không phải là chính sách trị quốc an dân.
Xưa nay, kẻ nào chuyên dùng bạo lực đàn áp đều chỉ thành công nhất thời, cuối cùng phải chịu thảm hại như Gaddafi...
http://giaohaoganxa.blogspot.com/

Unknown said...

Trích:..."Các thành công & thách thức của các chính sách đối nội của Việt Nam và các chính sách này sẽ ảnh hưởng ra sao đến vai trò trong tương lai của Việt Nam trong các vấn đề khu vực..."
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/05/le-phuong-dung-hoi-nghi-thuong-inh-ninh.html#comment-911777863

Obama has a smart strategy, especially we can see that he had a good decision-making like: Transfering about the Human’ Rights education for people all over the World…

Có câu:

"Đem bạo lực đàn áp dân chúng chẳng khác nào dùng sức mạnh ép vào 1 khối cao su. Ép càng mạnh, sức phản ứng càng nhiều".

Giống như vua Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc là 1 bạo chúa, bạo tàn giết hại hiền sĩ (hại bloggers, người thanh liêm...), vùi dân trong thảm họa...

Kẻ làm dữ lo xa. Ông đó suốt đời cướp bóc, tham nhũng, làm ác nên lúc nào cũng nơm nớp lo sợ: sợ trong thiên hạ có nhân tài, sợ dân chúng oán hờn, sợ đời sau biết mình tàn ác. Do đó, ông ta đem bạo lực ra trị dân, dùng chém giết làm cứu cánh.

Tuy nhiên, càng đàn áp bao nhiêu dân chúng càng nổi loạn bấy nhiêu.

Cho nên, đàn áp không phải là chính sách trị quốc an dân.

Xưa nay, kẻ nào chuyên dùng bạo lực đàn áp đều chỉ thành công nhất thời, cuối cùng phải chịu thảm hại như Gaddafi...

http://giaohaoganxa.blogspot.com/

Unknown said...

Tòa án chỉ quyết định theo số đông và quyết định theo đa số nếu có liên quan đến vi phạm Nhân quyền quốc tế, rửa tiền...thì quốc tế có quyền can thiệp.

Tất cả mọi người đều có quyền biết được sự thật.

Nín thinh để bị vu oan như Tạ Phong Tần, CHHV...sao?

Nếu họ được ông lớn bao che, bưng bít sửa hồ sơ thì sao?

Bạn có tin tưởng sự xét sử của tòa án Việt Nam hay không?

Tòa án chỉ quyết định theo số đông và quyết định theo đa số nếu có liên quan đến vi phạm Nhân quyền quốc tế, rửa tiền...thì quốc tế có quyền can thiệp.

Xin hãy hỏi tất cả mọi người trong nước và quốc tế cho công bằng, liêm chính?
Qua sự việc này cho chúng ta thấy rằng:
1/. 1 tòa án công bằng thật sự chỉ chú trọng đến bằng chứng thật sự và nguồn căn mới có được lòng tin của mọi người dân trong nước và quốc tế (vì bây giờ không phải là thời đại phong kiến, lạc hậu...muốn nói sao thì nói, xử ai thì xử như Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc).
2/. Tôi mạo hiểm làm việc này chủ yếu để chứng tỏ là tôi vô tội.
3/. Vụ việc này đã chứng minh 1 điều: 1 người có gốc ông lớn, có nhiều tiền, quyền (người đông, ngựa khỏe...), không có nghĩa là có quyền vu oan giá họa cho người dân bừa bãi, nhất là phụ nữ vô tội.
4/. Nếu có lý lẽ, tôi tin rằng cho dù chỉ là 1 công dân nhỏ nhoi, vô tội, phụ nữ yếu đuối...nhất định cũng sẽ được pháp luật bảo vệ.

Pháp luật là phải có chứng cứ xác thực (ghi âm...) và nguồn căn. Tại sao vụ kiện AP có thể bị xóa bỏ?

Vì nó không chỉ ra ra được nguyên nhân của vụ kiện.

http://thaihien88.blogspot.com/
The AP's Lawsuit was truck out because it disclosed no cause of action.

Solutions' Recommendation for AP Lawsuit.
The safety of the people is the supreme law.
Like reason makes like Law.
Let right be done, though the heavens fall.

1/. The Government has the Right to investigate somethings or someone suspected and to guarantee the people's life. They have the Right to govern if the AP has some equivocal denotations.

Chính phủ có quyền nghi ngờ và điều tra để bảo đảm mạng sống của người dân.
2/. In some force majeure cases...
3/. Every Law has no atom of strength, as far as no public opinion supports it.
-> Chừng nào chưa có sự ủng hộ của quần chúng thì chừng đó Luật pháp vẫn chưa có hiệu lực.
We can show the ethics about the felonious terrorists killing innocent people to the forum to get the reaction of people...
4/. The accessory is delinquency.
http://thaihien88.blogspot.com/2013/05/except-as-otherwise-provided-by-law_8.html
Vụ xâm phạm thông tin của AP: Nghị sĩ hai Đảng chỉ trích nhà Trắng

http://www.sggp.org.vn/

'Thống đốc Bình phải ra đi'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/05/130513_nguyenvanbinh_part2.shtml

-> Luật pháp quy định: Bản thân chủ tịch HĐQT của ngân hàng phải là người có trách nhiệm trả các khoản nợ của công ty.

The chairman of the bank was personally liable for the bank’s debts.