QLB - Bác Sáu Dân - Võ Văn Kiệt để lại cho lớp hậu thế chúng ta nhiều tấm gương soi về cả sự cống hiến và nhân cách con người. Trong số đó có cách ông nghĩ và làm được rất nhiều điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho sự hòa hợp dân tộc được thể hiện qua bài báo nổi tiếng của ông “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”.
Có người hỏi tôi về kỷ niệm trong nghề báo, với tôi đáng nhớ nhất chắc là chuyện đăng một bài báo nổi tiếng của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 2005 trên Báo Quốc tế khi tôi làm Tổng biên tập. Đây cũng là một trong những bài báo in trên Quốc tế được xây dựng công phu nhất, nhưng cũng là bài báo có đủ cung bậc thăng trầm.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Xin nói ngay, đây không phải bài ông Võ Văn Kiệt gửi đến để đăng mà là bài có một quá trình xây dựng ít ra là đủ tính cẩn trọng có thể của một tòa soạn, cũng như cái cách tiến hành và con đường dẫn tới in bài này cũng đủ công phu và xen vào biết bao khúc mắc...
Số là nhân chuyến ra Bắc công tác vào cuối năm 2004 của ông Võ Văn Kiệt, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên Bộ Ngoại giao và Báo Quốc tế được gặp ông Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Lúc đó Quốc tế nghĩ ngay tới một bài báo mang tên ông vì hiểu rằng cơ hội đăng bài của ông Kiệt không dễ với cả báo lớn, chứ báo cỡ “thường thường bậc trung” như tờ Quốc tế thì càng hiếm dịp. Vì thế sau buổi gặp một Phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa ra nội dung cốt yếu, tức là những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất, để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Sau khi hoàn thiện bài thì hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005, 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao.
Những câu chuyện ông Kiệt chia sẻ với các cán bộ ngoại giao xoay quanh mốc thời gian 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, nhìn lại sự kiện lớn lao này theo một cách mới mẻ để thực sự có hòa hợp dân tộc; và từ đó nhận thức được nhiệm vụ và những thách thức của đất nước phải vượt qua trong tình hình mới. Chính từ nội dung này mà khi bài báo lên khuôn đã được đặt một cái tít vừa có sức gợi vừa muốn đạt mức độ ấn tượng nơi bạn đọc: “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”. Sau đầu đề bài là lời nhấn của Tòa soạn: “...cựu Thủ tướng - “lão tướng” Võ Văn Kiệt - đã trao đổi với phóng viên Báo Quốc tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc của điều mà ông cho là chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...”.
“Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc VN chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
Võ Văn Kiệt
Ngay mở đầu bài viết, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định, chiến thắng 30/4 là vĩ đại, nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Từ thực tế lịch sử và chính qua trường hợp gia đình mình, ông Kiệt khái quát người dân miền Nam “rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia”. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một người từng là lãnh đạo cấp cao như ông Kiệt thì ý trên thật mới mẻ và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.
Cái ý lớn bao trùm về ngày 30/4, về hòa hợp dân tộc ông Kiệt nói trong bài báo là vậy, đương nhiên còn những ý khác cũng rất mới và quan trọng. Như cách đánh giá về tướng Dương Văn Minh. Ông Kiệt nhận xét rằng, tướng Minh nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28/4/1975 là thời điểm mà “một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc trên được ông Kiệt kể lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”.
Ông Kiệt còn phân tích, cái thế thắng của chúng ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của tướng Dương Văn Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông, bởi chính ông đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm và cũng là người sau đó “đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông”.
Với cách nhìn nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
Bài báo đăng trên tờ Quốc tế ngày 31/3/2005
Một tư tưởng về chiến thắng 30/4 và hòa hợp dân tộc như vậy được nói ra từ thời điểm hơn 8, 9 năm về trước, khi mà trong nội bộ chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về thực chất của công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc; đồng thời với cách nhìn nhận về lực lượng thứ 3 và sự đánh giá liên quan đến tướng Dương Văn Minh..., thì việc bài báo của ông Võ Văn Kiệt “gặp sóng gió” là điều có thể hiểu được.
Nói “sóng gió” vì bài phỏng vấn Nguyên Thủ tướng in rồi, nhà in đã đóng quyển, nhưng rồi phải thay bài khác, sau đó đợi dịp thích hợp tới ngày lễ Giải phóng miền Nam 30/4.
Nhưng sự việc đâu dễ dàng. Bởi vì lần này, chính tác giả, ông Võ Văn Kiệt lại yêu cầu Báo Quốc tế không được phép đăng bài ông nữa. Tờ báo đã từng bị mắc kẹt, nay còn bị một cú kẹt lớn hơn!
Rất may là tất cả mọi sự việc tôi đã báo cáo hết và tường tận với Bộ chủ quản ngay từ đầu. Nghĩa là từ lúc Báo Quốc tế đặt vấn đề bài vở với Nguyên Thủ tướng tới nội dung cuộc phỏng vấn được ông thông qua, ký tên Sáu Dân vào một góc bản thảo cuối cùng. Kế đến là lệnh dừng bài rồi lúc này là lệnh sử dụng lại bài này. Tâm điểm và khúc mắc nhất là việc ông Kiệt thông báo cho Báo Quốc tế biết “không được phép in bài của ông nữa”... Vô hình trung đến lúc này, câu chuyện rắc rối khó xử đã vượt ngoài tầm với của một tờ báo.
Sau không biết bao nhiêu hệ lụy, những trao đi đổi lại khá là miên man - nếu có thể nói được như vậy về vụ việc này - giữa các cơ quan liên quan với nhau, lúc căng lúc chùng, có phen gần như thất bại (ông Kiệt mấy tuần lễ liền “kiên trì” giữ ý kiến không đăng bài nữa); rồi câu chuyện cũng đến hồi kết thúc... Bài phỏng vấn thay vì in vào số Tết Ất Dậu 2005 lại chuyển in vào Quốc tế số định kỳ, ra ngày 31/3/2005, đúng một tháng trước sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Sau khi báo nhà đăng, tôi và đồng nghiệp thở phào như trút đi một cái gánh quá nặng của mọi thứ sức ép! Báo tôi liên tiếp nhận được những lời chúc mừng chia sẻ. Các tờ báo rất có uy tín của đất nước, với số lượng phát hành rất lớn như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động..., các tờ báo điện tử VnExpress, Vietnamnet cũng như nhiều cơ quan báo chí khác... đều nhất loạt từ ngày 15/4 trở đi in lại, post lên mạng bài phỏng vấn nổi tiếng và rất có giá trị này của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Nguyễn Vĩnh (Nguyên Tổng biên tập Báo Quốc tế)
Có người hỏi tôi về kỷ niệm trong nghề báo, với tôi đáng nhớ nhất chắc là chuyện đăng một bài báo nổi tiếng của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 2005 trên Báo Quốc tế khi tôi làm Tổng biên tập. Đây cũng là một trong những bài báo in trên Quốc tế được xây dựng công phu nhất, nhưng cũng là bài báo có đủ cung bậc thăng trầm.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Xin nói ngay, đây không phải bài ông Võ Văn Kiệt gửi đến để đăng mà là bài có một quá trình xây dựng ít ra là đủ tính cẩn trọng có thể của một tòa soạn, cũng như cái cách tiến hành và con đường dẫn tới in bài này cũng đủ công phu và xen vào biết bao khúc mắc...
Số là nhân chuyến ra Bắc công tác vào cuối năm 2004 của ông Võ Văn Kiệt, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên Bộ Ngoại giao và Báo Quốc tế được gặp ông Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Lúc đó Quốc tế nghĩ ngay tới một bài báo mang tên ông vì hiểu rằng cơ hội đăng bài của ông Kiệt không dễ với cả báo lớn, chứ báo cỡ “thường thường bậc trung” như tờ Quốc tế thì càng hiếm dịp. Vì thế sau buổi gặp một Phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa ra nội dung cốt yếu, tức là những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất, để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Sau khi hoàn thiện bài thì hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005, 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao.
Những câu chuyện ông Kiệt chia sẻ với các cán bộ ngoại giao xoay quanh mốc thời gian 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, nhìn lại sự kiện lớn lao này theo một cách mới mẻ để thực sự có hòa hợp dân tộc; và từ đó nhận thức được nhiệm vụ và những thách thức của đất nước phải vượt qua trong tình hình mới. Chính từ nội dung này mà khi bài báo lên khuôn đã được đặt một cái tít vừa có sức gợi vừa muốn đạt mức độ ấn tượng nơi bạn đọc: “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”. Sau đầu đề bài là lời nhấn của Tòa soạn: “...cựu Thủ tướng - “lão tướng” Võ Văn Kiệt - đã trao đổi với phóng viên Báo Quốc tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc của điều mà ông cho là chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...”.
“Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc VN chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
Võ Văn Kiệt
Ngay mở đầu bài viết, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định, chiến thắng 30/4 là vĩ đại, nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Từ thực tế lịch sử và chính qua trường hợp gia đình mình, ông Kiệt khái quát người dân miền Nam “rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia”. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một người từng là lãnh đạo cấp cao như ông Kiệt thì ý trên thật mới mẻ và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.
Cái ý lớn bao trùm về ngày 30/4, về hòa hợp dân tộc ông Kiệt nói trong bài báo là vậy, đương nhiên còn những ý khác cũng rất mới và quan trọng. Như cách đánh giá về tướng Dương Văn Minh. Ông Kiệt nhận xét rằng, tướng Minh nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28/4/1975 là thời điểm mà “một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc trên được ông Kiệt kể lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”.
Ông Kiệt còn phân tích, cái thế thắng của chúng ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của tướng Dương Văn Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông, bởi chính ông đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm và cũng là người sau đó “đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông”.
Với cách nhìn nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
Bài báo đăng trên tờ Quốc tế ngày 31/3/2005
Một tư tưởng về chiến thắng 30/4 và hòa hợp dân tộc như vậy được nói ra từ thời điểm hơn 8, 9 năm về trước, khi mà trong nội bộ chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về thực chất của công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc; đồng thời với cách nhìn nhận về lực lượng thứ 3 và sự đánh giá liên quan đến tướng Dương Văn Minh..., thì việc bài báo của ông Võ Văn Kiệt “gặp sóng gió” là điều có thể hiểu được.
Nói “sóng gió” vì bài phỏng vấn Nguyên Thủ tướng in rồi, nhà in đã đóng quyển, nhưng rồi phải thay bài khác, sau đó đợi dịp thích hợp tới ngày lễ Giải phóng miền Nam 30/4.
Nhưng sự việc đâu dễ dàng. Bởi vì lần này, chính tác giả, ông Võ Văn Kiệt lại yêu cầu Báo Quốc tế không được phép đăng bài ông nữa. Tờ báo đã từng bị mắc kẹt, nay còn bị một cú kẹt lớn hơn!
Rất may là tất cả mọi sự việc tôi đã báo cáo hết và tường tận với Bộ chủ quản ngay từ đầu. Nghĩa là từ lúc Báo Quốc tế đặt vấn đề bài vở với Nguyên Thủ tướng tới nội dung cuộc phỏng vấn được ông thông qua, ký tên Sáu Dân vào một góc bản thảo cuối cùng. Kế đến là lệnh dừng bài rồi lúc này là lệnh sử dụng lại bài này. Tâm điểm và khúc mắc nhất là việc ông Kiệt thông báo cho Báo Quốc tế biết “không được phép in bài của ông nữa”... Vô hình trung đến lúc này, câu chuyện rắc rối khó xử đã vượt ngoài tầm với của một tờ báo.
Sau không biết bao nhiêu hệ lụy, những trao đi đổi lại khá là miên man - nếu có thể nói được như vậy về vụ việc này - giữa các cơ quan liên quan với nhau, lúc căng lúc chùng, có phen gần như thất bại (ông Kiệt mấy tuần lễ liền “kiên trì” giữ ý kiến không đăng bài nữa); rồi câu chuyện cũng đến hồi kết thúc... Bài phỏng vấn thay vì in vào số Tết Ất Dậu 2005 lại chuyển in vào Quốc tế số định kỳ, ra ngày 31/3/2005, đúng một tháng trước sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Sau khi báo nhà đăng, tôi và đồng nghiệp thở phào như trút đi một cái gánh quá nặng của mọi thứ sức ép! Báo tôi liên tiếp nhận được những lời chúc mừng chia sẻ. Các tờ báo rất có uy tín của đất nước, với số lượng phát hành rất lớn như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động..., các tờ báo điện tử VnExpress, Vietnamnet cũng như nhiều cơ quan báo chí khác... đều nhất loạt từ ngày 15/4 trở đi in lại, post lên mạng bài phỏng vấn nổi tiếng và rất có giá trị này của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Nguyễn Vĩnh (Nguyên Tổng biên tập Báo Quốc tế)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment