Blogger Widgets

Sunday, December 2, 2012

Soạn SGK mới, 70.000 tỷ đồng hay để xã hội hóa?

Quanlambao
- Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu dự thảo đề án dành 70.000 tỷ đồng để đổi mới chương trình, sách giáo khoa, còn nhiều nhà khoa học nhận định việc soạn sách nên được xã hội hóa.

Một cán bộ văn phòng, Bộ Giáo dục Đào tạo thông tin, dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông bước đầu dự toán kinh phí là 70.000 tỷ đồng. Ở nhiều nước, chương trình giáo dục đều được xem xét, điều chỉnh và thay đổi sau 7-10 năm. Vì vậy, việc đổi mới sách giáo khoa đặt ra ở nước ta hiện nay sau năm 2015 là phù hợp với xu hướng và kinh nghiệm chung của thế giới.

Xây nhà từ nóc
Theo bản dự thảo, từ năm 2011-2013 sẽ thành lập Ban chỉ đạo đổi mới chương trình SGK quốc gia, hội đồng xây dựng và thẩm định CT- SGK từng cấp học, xây dựng đề cương, chuyên đề dành cho trường sư phạm và tài liệu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

SGK còn nặng về tri thức hơn là các kỹ năng
Từ năm 2013-2015, tiến hành biên soạn, thẩm định và ban hành SGK, sách giáo viên để thử nghiệm, tổ chức khảo sát nhu cầu, hoàn thiện thẩm định và ban hành danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu về thiết bị dạy học.

Từ năm 2015-2019, thử nghiệm chương trình - SGK ở cả ba cấp học. Đồng thời tổ chức đánh giá kết quả thử nghiệm, trưng cầu ý kiến về chương trình - SGK
Từ năm 2019-2022, tổ chức hoàn thiện, thẩm định, ban hành chính thức SGK, tài liệu hướng dẫn giảng dạy, triển khai các hoạt động hướng dẫn thực hiện chương trình - SGK.

Việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhận được sự đồng thuần của nhiều giáo viên, cũng như các chuyên gia giáo dục. Bởi theo, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục VN, trong sự nghiệp trồng người, chương trình và SGK luôn là công cụ quan trọng nhất cùng với người thầy. Ở bất cứ nước nào chính ông Bộ trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát vấn đề này. Việc Bộ GD- ĐT trình dự thảo đề án đổi mới giáo dục là rất nên.

Tuy nhiên, cách triển khai của Bộ GD-ĐT lại đang theo kiểu xây nhà từ nóc. “ Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố sẽ “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như thế nào thì làm sao có thể nói đến việc xây dựng chương trình - SGK mới”, GS Phạm Minh Hạc nói.

Nên xã hội hóa

Một cục tiền lớn nếu không được đầu tư một cách đúng đắn sẽ trở thành lãng phí lớn. Có cần thiết phải dành đến tận 70.000 tỷ đồng không? Theo GS Nguyễn Lân Dũng là không cần thiết. Mặc dù GS Dũng cũng khẳng định, SGK hiện nay quá nặng nề, thừa tri thức thiếu kỹ năng.

GS Dũng cho rằng, việc in sách giáo khoa nên để cho từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản làm. Còn việc lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy, để học là tùy thầy cô và học sinh. Chỉ có cạnh tranh khoa học lành mạnh mới mong sớm có được những bộ sách giáo khoa tốt.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, nên dựa vào các Hội Khoa học chuyên ngành để lựa chọn những chuyên gia giỏi, kết hợp với thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm biên soạn ngay một chương trình mới. Bộ Giáo dục chỉ cần xin chương trình phổ thông của những nước đáng học hỏi để tham khảo kinh nghiệm... Chương trình sau khi biên soạn xong thì đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trước khi thông qua hội đồng quốc gia đầy đủ tín nhiệm.

Một cục tiền lớn nếu không được đầu tư một cách đúng đắn sẽ trở thành lãng phí lớn.Có cần thiết phải dành đến tận 70.000 tỷ đồng không? Hãy để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh nhau qua chất lượng các bộ sách giáo khoa khác nhau và Nhà nước không phải tốn kinh phí về chuyện này. Bộ sách nào hay sẽ được tái bản nhiều lần và ngược lại.
Hãy để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh nhau qua chất lượng các bộ sách giáo khoa khác nhau và Nhà nước không phải tốn kinh phí về chuyện này. Bộ sách nào hay sẽ được tái bản nhiều lần và ngược lại. Và có thể làm ngay mà không cần phải chờ đến năm 2015", GS Dũng đề xuất.

Như vậy, yếu tố xã hội hóa, đẩy mạnh đối tượng soạn SGK đang được đề cao. Đây cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia giáo dục khác.

Ngoài ra, theo nhà giáo nhân dân Khổng Doãn Điền, cũng không cần đến một khoản tiền quá lớn như vậy. “Không nên coi sách giáo khoa là trọng tâm của đổi mới giáo dục, số tiền lớn nên được dành để đầu tư trường, lớp, ưu đãi cho giáo viên. Chưa thay đổi điều đó, khó có thể đổi mới”, nhà giáo Khổng Doãn Điền phân tích.

Bàn kỹ hơn về kinh nghiệm làm SGK, nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu khẳng định, sách giáo khoa phải cùng lúc biên soạn chương trình mới ở tất cả các môn từ lớp 1 đến lớp 10 và viết sách tập trung, không làm kiểu cuốn chiếu hoặc chia giai đoạn. Trong quá trình làm việc phải luôn trao đổi với nhau giữa các môn, các cấp kể cả giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

"Cần huy động một đội ngũ cán bộ, giáo viên thực sự giỏi chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm sư phạm để viết sách giáo khoa, tránh để sai kiến thức, đưa vào những nội dung rườm rà, vô bổ, không thiết thực, mâu thuẫn, diễn đạt khó hiểu như sách giáo khoa hiện hành", nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu.Đất Việt


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: