Quanlambao
Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp rất cần luyện và không ngừng nâng cao năng lực lắng nghe - nghe đồng chí góp ý phê bình, nghe dư luận xã hội, nghe ý kiến chỉ đạo nhắc nhở, nghe phản biện, nhất là nghe dân nói, cấp dưới nói...
Cán bộ phải biết lắng ngheCách đây 67 năm, phát biểu tại Lễ tốt nghiệp khóa học thứ Tư, Trường Quân chính Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng cần phải nhớ đến những đức tính mà đã là cán bộ cần phải có: Không tự kiêu, không có cái bệnh làm "quan cách mạng". Phải siêng năng: Siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm”(Báo Cứu quốc, số 8, ngày 4.10.1945).
Như thế, theo lời Bác dạy, năng lực lắng nghe, phong cách lãnh đạo cầu thị rất cần đối với người cán bộ, đảng viên. Tiếp xúc với cử tri quận 3 - TPHCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói là người dân và Nhà nước rất cần “trao đổi” qua lại với nhau để sáng rõ những vấn đề còn tồn tại, bức xúc và có một chân lý.
Chủ tịch nước đã vận động người dân rằng: “Khi có dịp nói thì hãy nói một cách trung thực, nói rất thẳng, dù lời thật mất lòng. Biết mà không nói là có lỗi rất lớn, nếu là dân thì có lỗi với đất nước, đảng viên thì có lỗi với nước, với Đảng. Nếu tất cả chúng ta sợ mà không dám nói thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao?”.
Do vậy, làm lãnh đạo cần phải biết lắng nghe những lời nói thẳng, nói thật, lời khuyên can chân thành và xây dựng của nhân dân.
Tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII, đại biểu Dương Trung Quốc đã phát biểu: “Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay những nhà hoạt động xã hội, trong đó có những đại biểu Quốc hội; từ rất nhiều cuộc hội thảo về các đề tài nghiên cứu v.v… mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?”.
Trong thực tế hiện nay, tố chất “năng lực lắng nghe” mà ông Dương Trung Quốc nêu ra là điểm yếu chí tử của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta. Ở cương vị lãnh đạo nhưng với những người “thiểu năng” về nghe và ghi nhận ý kiến người khác hầu như họ không làm gì cả, hoặc nếu có thì chỉ làm theo ý mình, theo chủ đích, chủ kiến của mình, không cần nghe ai. Nguy hại là còn hiện tượng hằn học, khó chịu, trù úm người nói thẳng, phủ nhận tấm chân tình, cho là "người ta ghen ghét, ngưởi ta có động cơ bôi nhọ, nói xấu, hoặc có thế lực thù địch xúi giục"... Như vậy đã là kìm hãm sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế-xã hội.
Nghe mà không làm càng nguy
Nghe mà không làm càng nguy hơn. Đó là biểu hiện của óc bảo thủ, sự trì trệ, sống theo kiểu an phận thủ thường, Cái kiểu sống co lại chỉ biết có bản thân, “sống chết mặc bay”, “mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng”. Chủ nghĩa cá nhân nằm ở ngay trong lối sống, tác phong ấy.
Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế thị trường, người lãnh đạo thiếu năng lực lắng nghe, kém năng lực hành động là tai ương và hậu họa cho nền kinh tế-xã hội. Họ là những người quen với lối sống và làm việc chủ quan, không cần nghe ai, cá nhân vị kỷ, nghe nhưng không làm.
Đó là: đầu óc cố hữu, bảo thủ, trì trệ, không chịu đổi mới; chủ quan, tự mãn, cho mình là nhất, không cần nghe ai; trình độ năng lực kém, nghe đấy, biết đấy nhưng không làm; nghe và cũng nghĩ cách làm nhưng do năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý kém, sinh ra làm trật, làm sai, không hiệu quả không nghe, không làm theo lời khuyên can, bỏ qua lời góp ý vì những lời đó ngược lại với chủ đích lợi ích cá nhân và nhóm lợi ích, chỉ biết có tiền, thậm chí không phân biệt được thế nào là đồng tiền lương thiện; nghe nhưng không làm, còn cho đó là sơ hở, tìm mọi cách đối phó, thậm chí phản ứng ngầm, trả thù; biết rồi, nhưng do lối sống, tác phong quan liêu, trì trệ, thiếu năng động cuối cùng phải bỏ qua, làm mất thời cơ và hết điều kiện thực hiện.
Riêng trong năng lực lắng nghe đã thể hiện cả tư duy và hành động của người lãnh đạo. Tư duy thường đi kèm động cơ, suy nghĩ sao làm cách vậy; hành động nào thì biểu hiện rõ ý đồ, mục đích ấy.
Nếu hành động vì dân, vì nước, vì sự phát triển chung thì hành động cũng vì sự nghiệp chung. Nếu động cơ chỉ chạy theo lợi nhuận, tiền, vàng, của cải cho cá nhân, gia đình, hùn hạp cho nhóm lợi ích thì hành động theo chiều hướng tìm mọi thủ đoạn gian dối, báo cáo láo, giấu tiền, giấu tài sản để dễ dàng đạt mục đích vụ lợi.
Ý kiến cử tri, những báo cáo, thư riêng góp ý, những đề xuất cách làm, tham mưu biện pháp của các nhà khoa học, các cơ quan tham mưu giúp việc, sự tác động của dự luận và báo chí – tất cả những điều kiện đó đều bị trôi tuột, do người lãnh đạo không cần đến, do không chịu “siêng nghe” như Bác Hồ dạy, hoặc thiếu hẳn năng lực lắng nghe.
Điều đáng lo là “dị ứng” trước những ý kiến phản biện có cơ sở thực tế và khoa học, những ý kiến đúng có lý có tình chính là “tự lạc hậu hóa”, tự kìm chân, tự đánh mất uy tín.
Còn nhiều điều cần được lắng nghe
Đã có nhiều hiện tượng báo trước về tham nhũng, về sự quản lý tài nguyên, tài chính, tài sản nhà nước không chặt chẽ, tiềm tàng nhiều nguy cơ mất an toàn. Thế nhưng, những tín hiệu cảnh báo đa phần đều như tiếng dế kêu giữa trời.
Ở nhiều quy hoạch, dự án, công trình đã có biết bao ý kiến toàn Đảng, toàn dân đóng góp, với ý thức xây dựng vì lợi ích chung, vì sự bền vững lâu dài cho đất nước, nhưng đều bị gạt đi.
Vấn đề chủ quyền biển-đảo, vấn đề cho người nước ngoài vào thuê biển, thuê đất rừng làm ăn, khai thác tài nguyên, vấn đề quản lý tài chính-tiền tệ, vấn nạn lạm phát và an sinh xã hội cũng đang đặt hiện trạng đất nước trong khốn khó và nhiều nguy cơ bất ổn.
Do bảo thủ, cố hữu, tự cho mình có chức có quyền là “oai”, cao hơn mọi người, nên có nhiều cán bộ chẳng cần nghe ai góp ý. Cấp dưới e ngại, né tránh. Người dân không có chỗ bày tỏ nguyện vọng. Cũng vì thế mà thơ Tố Hữu trong bài "Ba mươi năm đời ta có Đảng” bị dân “bẻ quẹo” ý nghĩa, có chất đàm tiếu, gọi là "xuyên tạc" cũng vậy, nhưng lại đúng thực tê trong đảng và chất lượng sinh hoạt, hiệu quả đấu tranh xây dựng củng cố trong Đảng hiện nay. Trong bài thơ đó, Tố Hữu viết:“Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt”; người ta luận đàm rằng: Chính xác, năm 1960 Tố Hữu đã nhận diện ra quan liêu, lười nhác biên chế phình to trong Đảng. Tay để làm (lao động), trăm tay chỉ có 50 người làm; mắt để nhìn, nghìn mắt là có tới 500 người “đứng nhìn” không làm, chỉ đôi khi kiểm tra, đôn đôc, đi xoi mói đủ chuyện, đủ thứ, chỉ tay 5 ngón, quan liêu là phải! Còn cái câu: “Đảng ta đây xương sắt da đồng”, thảo nào phê bình mấy cũng không lại, không thấm gì, có đánh cũng không biết đau…
Rồi những cảnh báo về hậu họa của những biện pháp mất cảnh giác với kẻ thù, và còn nhiều vấn đề đang được thảo luận, chắc cũng đã được nghe nhưng nghe rồi có nghiên cứu, có chịu sửa hay không? Cho nên, năng lực lắng nghe phải đi kèm năng lực hành động, thể hiện qua việc làm, thực sự cầu thị, có óc sáng tạo, có trách nhiệm, tổ chức thực hiện…Không phải cứ nghe rồi bỏ dó, quên luôn, coi như không chuyện gì xảy ra.
Cán bộ lãnh đạo biết tôn trọng ý kiến dân chủ, có năng lực lắng nghe, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng tận tụy trước nhiệm vụ vì “quốc kế dân sinh”, vì dân chủ, công bằng, văn minh là niềm mong đợi và tin cậy của nhân dân.
Bùi Văn Bồng
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp rất cần luyện và không ngừng nâng cao năng lực lắng nghe - nghe đồng chí góp ý phê bình, nghe dư luận xã hội, nghe ý kiến chỉ đạo nhắc nhở, nghe phản biện, nhất là nghe dân nói, cấp dưới nói...
Cán bộ phải biết lắng ngheCách đây 67 năm, phát biểu tại Lễ tốt nghiệp khóa học thứ Tư, Trường Quân chính Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng cần phải nhớ đến những đức tính mà đã là cán bộ cần phải có: Không tự kiêu, không có cái bệnh làm "quan cách mạng". Phải siêng năng: Siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm”(Báo Cứu quốc, số 8, ngày 4.10.1945).
Như thế, theo lời Bác dạy, năng lực lắng nghe, phong cách lãnh đạo cầu thị rất cần đối với người cán bộ, đảng viên. Tiếp xúc với cử tri quận 3 - TPHCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói là người dân và Nhà nước rất cần “trao đổi” qua lại với nhau để sáng rõ những vấn đề còn tồn tại, bức xúc và có một chân lý.
Chủ tịch nước đã vận động người dân rằng: “Khi có dịp nói thì hãy nói một cách trung thực, nói rất thẳng, dù lời thật mất lòng. Biết mà không nói là có lỗi rất lớn, nếu là dân thì có lỗi với đất nước, đảng viên thì có lỗi với nước, với Đảng. Nếu tất cả chúng ta sợ mà không dám nói thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao?”.
Do vậy, làm lãnh đạo cần phải biết lắng nghe những lời nói thẳng, nói thật, lời khuyên can chân thành và xây dựng của nhân dân.
Tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII, đại biểu Dương Trung Quốc đã phát biểu: “Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay những nhà hoạt động xã hội, trong đó có những đại biểu Quốc hội; từ rất nhiều cuộc hội thảo về các đề tài nghiên cứu v.v… mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?”.
Trong thực tế hiện nay, tố chất “năng lực lắng nghe” mà ông Dương Trung Quốc nêu ra là điểm yếu chí tử của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta. Ở cương vị lãnh đạo nhưng với những người “thiểu năng” về nghe và ghi nhận ý kiến người khác hầu như họ không làm gì cả, hoặc nếu có thì chỉ làm theo ý mình, theo chủ đích, chủ kiến của mình, không cần nghe ai. Nguy hại là còn hiện tượng hằn học, khó chịu, trù úm người nói thẳng, phủ nhận tấm chân tình, cho là "người ta ghen ghét, ngưởi ta có động cơ bôi nhọ, nói xấu, hoặc có thế lực thù địch xúi giục"... Như vậy đã là kìm hãm sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế-xã hội.
Nghe mà không làm càng nguy
Nghe mà không làm càng nguy hơn. Đó là biểu hiện của óc bảo thủ, sự trì trệ, sống theo kiểu an phận thủ thường, Cái kiểu sống co lại chỉ biết có bản thân, “sống chết mặc bay”, “mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng”. Chủ nghĩa cá nhân nằm ở ngay trong lối sống, tác phong ấy.
Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế thị trường, người lãnh đạo thiếu năng lực lắng nghe, kém năng lực hành động là tai ương và hậu họa cho nền kinh tế-xã hội. Họ là những người quen với lối sống và làm việc chủ quan, không cần nghe ai, cá nhân vị kỷ, nghe nhưng không làm.
Đó là: đầu óc cố hữu, bảo thủ, trì trệ, không chịu đổi mới; chủ quan, tự mãn, cho mình là nhất, không cần nghe ai; trình độ năng lực kém, nghe đấy, biết đấy nhưng không làm; nghe và cũng nghĩ cách làm nhưng do năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý kém, sinh ra làm trật, làm sai, không hiệu quả không nghe, không làm theo lời khuyên can, bỏ qua lời góp ý vì những lời đó ngược lại với chủ đích lợi ích cá nhân và nhóm lợi ích, chỉ biết có tiền, thậm chí không phân biệt được thế nào là đồng tiền lương thiện; nghe nhưng không làm, còn cho đó là sơ hở, tìm mọi cách đối phó, thậm chí phản ứng ngầm, trả thù; biết rồi, nhưng do lối sống, tác phong quan liêu, trì trệ, thiếu năng động cuối cùng phải bỏ qua, làm mất thời cơ và hết điều kiện thực hiện.
Riêng trong năng lực lắng nghe đã thể hiện cả tư duy và hành động của người lãnh đạo. Tư duy thường đi kèm động cơ, suy nghĩ sao làm cách vậy; hành động nào thì biểu hiện rõ ý đồ, mục đích ấy.
Nếu hành động vì dân, vì nước, vì sự phát triển chung thì hành động cũng vì sự nghiệp chung. Nếu động cơ chỉ chạy theo lợi nhuận, tiền, vàng, của cải cho cá nhân, gia đình, hùn hạp cho nhóm lợi ích thì hành động theo chiều hướng tìm mọi thủ đoạn gian dối, báo cáo láo, giấu tiền, giấu tài sản để dễ dàng đạt mục đích vụ lợi.
Ý kiến cử tri, những báo cáo, thư riêng góp ý, những đề xuất cách làm, tham mưu biện pháp của các nhà khoa học, các cơ quan tham mưu giúp việc, sự tác động của dự luận và báo chí – tất cả những điều kiện đó đều bị trôi tuột, do người lãnh đạo không cần đến, do không chịu “siêng nghe” như Bác Hồ dạy, hoặc thiếu hẳn năng lực lắng nghe.
Điều đáng lo là “dị ứng” trước những ý kiến phản biện có cơ sở thực tế và khoa học, những ý kiến đúng có lý có tình chính là “tự lạc hậu hóa”, tự kìm chân, tự đánh mất uy tín.
Còn nhiều điều cần được lắng nghe
Đã có nhiều hiện tượng báo trước về tham nhũng, về sự quản lý tài nguyên, tài chính, tài sản nhà nước không chặt chẽ, tiềm tàng nhiều nguy cơ mất an toàn. Thế nhưng, những tín hiệu cảnh báo đa phần đều như tiếng dế kêu giữa trời.
Ở nhiều quy hoạch, dự án, công trình đã có biết bao ý kiến toàn Đảng, toàn dân đóng góp, với ý thức xây dựng vì lợi ích chung, vì sự bền vững lâu dài cho đất nước, nhưng đều bị gạt đi.
Vấn đề chủ quyền biển-đảo, vấn đề cho người nước ngoài vào thuê biển, thuê đất rừng làm ăn, khai thác tài nguyên, vấn đề quản lý tài chính-tiền tệ, vấn nạn lạm phát và an sinh xã hội cũng đang đặt hiện trạng đất nước trong khốn khó và nhiều nguy cơ bất ổn.
Do bảo thủ, cố hữu, tự cho mình có chức có quyền là “oai”, cao hơn mọi người, nên có nhiều cán bộ chẳng cần nghe ai góp ý. Cấp dưới e ngại, né tránh. Người dân không có chỗ bày tỏ nguyện vọng. Cũng vì thế mà thơ Tố Hữu trong bài "Ba mươi năm đời ta có Đảng” bị dân “bẻ quẹo” ý nghĩa, có chất đàm tiếu, gọi là "xuyên tạc" cũng vậy, nhưng lại đúng thực tê trong đảng và chất lượng sinh hoạt, hiệu quả đấu tranh xây dựng củng cố trong Đảng hiện nay. Trong bài thơ đó, Tố Hữu viết:“Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt”; người ta luận đàm rằng: Chính xác, năm 1960 Tố Hữu đã nhận diện ra quan liêu, lười nhác biên chế phình to trong Đảng. Tay để làm (lao động), trăm tay chỉ có 50 người làm; mắt để nhìn, nghìn mắt là có tới 500 người “đứng nhìn” không làm, chỉ đôi khi kiểm tra, đôn đôc, đi xoi mói đủ chuyện, đủ thứ, chỉ tay 5 ngón, quan liêu là phải! Còn cái câu: “Đảng ta đây xương sắt da đồng”, thảo nào phê bình mấy cũng không lại, không thấm gì, có đánh cũng không biết đau…
Rồi những cảnh báo về hậu họa của những biện pháp mất cảnh giác với kẻ thù, và còn nhiều vấn đề đang được thảo luận, chắc cũng đã được nghe nhưng nghe rồi có nghiên cứu, có chịu sửa hay không? Cho nên, năng lực lắng nghe phải đi kèm năng lực hành động, thể hiện qua việc làm, thực sự cầu thị, có óc sáng tạo, có trách nhiệm, tổ chức thực hiện…Không phải cứ nghe rồi bỏ dó, quên luôn, coi như không chuyện gì xảy ra.
Cán bộ lãnh đạo biết tôn trọng ý kiến dân chủ, có năng lực lắng nghe, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng tận tụy trước nhiệm vụ vì “quốc kế dân sinh”, vì dân chủ, công bằng, văn minh là niềm mong đợi và tin cậy của nhân dân.
Bùi Văn Bồng
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment