Blogger Widgets

Friday, December 21, 2012

"CON RỂ NHỔ BÃI NƯỚC BỌT RÕ TO VÀO MẶT BỐ VỢ"!


Quanlambao- Làng Truyền thông ai cũng biết CafeF là của con rể đồng chí X, trong khi đồng chí X cũng bè lũ bâu nhâu như Thống đốc Bình dối trá trắng trợn về sự "hết lòng vì dân, vì nước" của mình thì cậu con rể tuy đã cố gắng bẻ câu chữ để thực hiện Tổng hợp 10 sự kiện 'Nổi bật' của nền tài chính trong năm 2012 cũng không thể quá trơ trẽn mà phụ họa theo được. 

10 sự kiện 'Nổi bật' của nền tài chính Việt Nam năm 2012 tổng hợp của CafeF mà báo giới trong nước 'thì thầm với nhau': "Ông con rể đã ráng bẻ chữ mà vẫn chẳng khác nào cái tát thẳng vào mặt ông bố vợ"!
 Cu đen thì nghe mấy chị quét rác ngoài đường ở Hà Nội đêm khuya tụ lại còn hỷ hả : "Thằng con rể nhổ một bãi nước bọt to vào mặt ông bố vợ"!

Cu đen
10 sự kiện tài chính ngân hàng nổi bật năm 2012

Năm 2012 để lại nhiều dấu ấn quan trọng của thị trường tài chính ngân hàng. Hãy cùng CafeF điểm lại 10 sự kiện nổi bật nhất.

1. Năm 'xuống dốc' của ngành ngân hàng

Ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí không có thưởng Tết, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý…

2. Tín dụng tăng trưởng thấp nhất 20 năm

Theo số liệu của NHNN, tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng 4,85% trong 11 tháng đầu năm và ước tăng 5 – 5,5% trong cả năm 2012.


Tăng trưởng tín dụng từ năm 2001 tới nay

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây (đạt 28%), thì tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ bằng 15%.

Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ bất động sản chiếm tới hơn một nửa, khoảng 1,5 triệu tỷ đồng.Trong khi tín dụng tăng trưởng thấp thì huy động vốn của các TCTD lại tăng mạnh. Trong 11 tháng đầu năm, vốn huy động đã tăng 15,98% so với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt mức tăng trưởng 17%.

3. Nợ xấu tăng vọt
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 5 năm qua

Tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9 là 8,82% trên tổng dư nợ và ước cả năm vào khoảng 8,5% - 10%.

Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu.

Nợ xấu tập trung ở nhóm các ngân hàng thương mại với 95,5% tổng nợ xấu của các TCTD trong nước (NHTM Nhà nước chiếm 50,5%).4. Lợi nhuận ngân hàng giảm 40%

Lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết sụt giảm trong năm nay, thậm chí có nhiều TCTD kinh doanh thua lỗ. Theo báo cáo tài chính 9 tháng của hơn chục TCTD, lợi nhuận đã giảm trung bình 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá biệt trong quý 3 có một số ngân hàng lỗ nặng như ACB, SHB.

Còn theo nguồn tin từ Thanh tra NHNN, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 20 TCTD kinh doanh thua lỗ. Một số ngân hàng báo lãi, nhưng sau khi thanh tra lại thành lỗ, âm vốn điều lệ như Navibank, Habubank, TienPhongBank, GP.Bank, WesternBank, TrustBank.

Tăng trưởng LNST của một số ngân hàng so với cùng kỳ năm ngoái (ĐVT: %)

5. Lãi suất giảm 3– 8%

Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Biến động lãi suất điều hành năm 2011 so với 2011

Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm.

Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm.

NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức không quá +/-3% lãi suất cơ bản.

6. Độc quyền vàng miếng

Năm 2012, NHNN áp dụng chính sách độc quyền vàng miếng, chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng Quốc gia. SJC là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng.

Các đơn vị muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng nhiều điều kiện như: vốn trên 100 tỷ, hoạt động kinh doanh vàng trên 2 năm, có chi nhánh, điểm bán hàng tại 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, nộp thuế trên 500 triệu đồng/năm trong 2 năm liên tiếp gần nhất…


Diễn biến giá vàng năm 2012

Cũng trong năm nay, NHNN yêu cầu các TCTD phải dừng hoàn toàn huy động vàng (từ 25/11) và không được trả lãi đối với dịch vụ giữ hộ vàng.

Do độc quyền vàng miếng, vàng SJC thường duy trì mức cao hơn so với các loại vàng ‘phi’ SJC từ vài trăm đến vài triệu đồng/lượng. So với thế giới, vàng trong nước thường xuyên duy trì khoảng cách chênh lệch (cao hơn) lên tới trên 3 triệu đồng/lượng. Song song đó, nạn vàng giả, vàng nhái SJC cũng xuất hiện.

Từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước tăng gần 4,7 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng 10%, trong khi vàng thế giới tăng chưa đến 7%.

7. Tái cơ cấu các TCTD yếu kém

Năm 2012, NHNN thực hiện thanh tra toàn diện với 32 TCTD, bên cạnh việc tăng cường giám sát hoạt động của các TCTD

Trong số 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu thì đã có 3 ngân hàng hợp nhất trong năm 2011 là SCB – Đệ Nhất – Tín Nghĩa.

Trong năm chỉ có duy nhất 1 vụ sáp nhập là
SHB - Habubank

Năm 2012 thêm một vụ sáp nhập thành công là Habubank – SHB vào ngày 28/8. Đến nay, hoạt động của SHB đã dần đi vào ổn định sau khi lỗ hơn 1.100 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Ngân hàng TienPhongBank cũng đã tự tái cơ cấu thành công hồi tháng 6 sau khi tập đoàn DOJI chi tiền mua lại 20% cổ phần.

Đến cuối năm 2012, vẫn còn 4 ngân hàng là Navibank, GPBank, TrustBank, Westernbank chưa công khai phương án tái cơ cấu. Tuy nhiên, trong năm cũng xuất hiện một vài thông tin về việc Navibank sẽ tự tái cơ cấu hay WesternBank sẽ được bán cho PVFC...

8. Đổi chủ ngân hàng

Hai vụ “đổi chủ” đình đám trong ngành ngân hàng năm nay là ngân hàng Sacombank và TienPhongBank.

HĐQT của ngân hàng Sacombank thay đổi hoàn toàn trong, trong đó có 4 người mới đến từ ngân hàng Phương Nam. Ban Giám đốc bổ nhiệm mới 11 phó TGĐ và 1 Tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật chuyển từ ông Đặng Văn Thành sang ông Phan Huy Khang.

Trong năm, một loạt các cổ đông cá nhân và tổ chức của Sacombank thoái vốn hoàn toàn khỏi nhà băng này. Những ngày cuối năm, con của phó chủ tịch HĐQT Trầm Bê tiếp tục thoái toàn bộ 48 triệu cổ phần tức 4,93% tại Sacombank.

HĐQT của Sacombank khi ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh chưa từ nhiệm

Tại TienPhongBank, sau khi gia đình họ Đỗ mua lại 20% cổ phần của ngân hàng, trở thành cổ đông lớn thì ông Đỗ Minh Phú, chủ tịch DOJI cũng lên làm chủ tịch TienPhongBank. Phó chủ tịch ngân hàng hiện là người em Đỗ Anh Tú.

Ngoài ra, còn một số ngân hàng thay đổi cơ cấu cổ đông lớn như Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho của Nhật thu về 11.800 tỷ; ACB thoái vốn khỏi Eximbank và KienLongBank thu về 4.500 tỷ...

9. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng tăng đột biến

Các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của không ít các cán bộ ngân hàng liên tục bị phanh phui, khởi tố.

Rúng động thị trường năm nay là vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, cùng đồng phạm. Vụ án đã kết thúc điều tra với 17 bị can bị khởi tố.


Nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố

Tiếp đến là vụ nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên,, nguyên TGĐ Lý Xuân Hải, nguyên chủ tịch Trần Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang của ACB bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9 do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Vụ việc công ty cho thuê tài chính II thuộc Agribank gây thất thoát 3.600 tỷ đồng bị phanh phui hồi năm ngoái và hiện vẫn còn nợ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hơn 1.000 tỷ đồng, cùng với nhiều vụ điều tra, khởi tố, xét xử các cán bộ nhân viên của nhà băng này cũng là sự việc thu hút sự chú ý trong năm nay.

10. Nỗ lực điều hành chính sách của cơ quan quản lý

Năm 2012, NHNN đã có nhiều chính sách quản lý phù hợp bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Nhằm kìm hãm đà tăng trưởng tín dụng quá nóng những năm trước, năm nay NHNN tiến hành phân nhóm tín dụng cho các TCTD (nhóm 1: tăng tưởng 17%, nhóm 2 tăng trưởng 15%, nhóm 3 tăng trưởng 7 – 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng). Giữa năm, theo diễn biến mới và sự phát triển của các ngân hàng, NHNN đã có một số điều chỉnh về "room" tín dụng cho khoảng chục ngân hàng, cao nhất lên đến 30%.

NHNN cũng siết chặt thị trường liên ngân hàng bằng các quy định chặt chẽ hơn kể từ ngày 1/9, chẳng hạn bên đi vay nếu nợ quá 10 ngày sẽ không được tham gia thị trường; đi vay phải có tài sản đảm bảo...

Trạng thái ngoại tệ cuối ngày của TCTD được điều chỉnh về mức +/- 20% nhằm tránh tình trạng đầu cơ ngoại tệ, chống USD hóa nền kinh tế.

Cấm các TCTD huy động vốn bằng vàng kể từ 25/11 và không được trả lãi giữ hộ vàng.
 
Tỷ giá USD/VNĐ ổn định suốt 1 năm

Tỷ giá USD danh nghĩa biến động theo một đường thẳng băng kể từ cuối năm 2011 tới nay. Tỷ giá USD trong ngân hàng cũng khá ổn định, không có hiện tượng sốt USD như mọi năm. NHNN liên tục mua ròng USD từ các TCTD, với tổng cộng trên 10 tỷ USD từ đầu năm tới nay. Dự trữ ngoại hối cao nhất kể từ năm 2008 với khoảng 23 tỷ USD, tương đương 12 tuần nhập khẩu.

Áp dụng độc quyền vàng miếng để chống đầu cơ vàng miếng và vàng hóa nền kinh tế. Tuy nhiên nỗ lực này cho đến nay dường như chưa phát huy hiệu quả.

Ban hành nhiều dự thảo mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn thị trường, ví dụ siết chặt hoạt động ủy thác đầu tư ngân hàng; nâng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng…

Những ngày cuối năm, Thủ tướng Chính phủ đã có các buổi làm việc với lãnh đạo 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh để đưa ra biện pháp giải quyết nợ xấu cho bất động sản. Theo thông tin từ các buổi làm việc này, lãi suất sẽ giảm trong vài ngày tới và NHNN sẽ bơm ra từ 100.000 - 150.000 tỷ đồng giúp phá băng thị trường bất động sản.

Ban Biên Tập CafeF


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

2 comments:

Anonymous said...

Thang nay lam duoc gi ?????
mot lu bat tai vo dung
Nguu tam nguu ma tam ma
Cha vo lam thu tuong ma khong lam duoc coc kho gi ????
Dat nuoc ngheo hen, ngu dot

Chac

vietanh678 said...

Sự kiện thứ 4 là gì ?