Blogger Widgets

Tuesday, November 20, 2012

Việt Nam & những con số

Quanlambao  - Hôm nay lên trang mạng Facebook tôi mới biết là Bill Hayton, cựu ký giả của Đài BBC vừa được thông báo là anh không được cấp visa vào Việt Nam. Ngay tại quầy check-in ở phi trường Heathrow gần London. Trước khi máy bay cất cánh. Bởi lẽ đơn giản là vì Bộ Công An không thích cấp.

"Chắc có lẽ vì tôi đã cho xuất bản quyển 'Vietnam: The Rising Dragon' ... mà hình như họ cho đó là một cái tội đã viết thật về xã hội Việt Nam đương đại'', Bill bảo.

(It seems that - for the MPS - it's an offence to write the honest truth about modern Vietnam).

'MPS' là viết tắt của ba chử: Ministry of Public Security. Nó chính là Bộ Công An.
Thật ra thì tôi và Bill không phải là bạn bè thân thiết gì cả. Chúng tôi cũng chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời. Chúng tôi quen và thỉnh thoảng liên lạc nhau chỉ vì cả hai có cùng một mối quan tâm. Đó là Việt Nam và bức tranh xã hội đương đại mà Bill đã đề cập đến rất nhiều trong quyển sách 'Việt Nam: Con Rồng Đang Lên' của anh.

Chỉ cái tên của quyển sách tự nó cũng đã nói lên điều chính yếu mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Đó là sự vươn lên của đất nước từ chiến tranh và nghèo đói của thập niên 70, 80 để sau đó nhận thức là cần phải thay đổi, cải cách mãi đến ngày hôm nay. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ trong vòng một thập niên (1993 - 2003), con số người nghèo (poverty reduction) ở Việt Nam đã giảm từ 58% xuống còn 20% theo Cơ quan UNDP trực thuộc Liên Hiệp Quốc.

Và chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2009, tiền thu nhập trung bình mỗi năm cho mỗi người dân Việt Nam (GDP per capita) đã tăng từ $1,052 lên đến $1,498/năm (2012). Coi như gần 500 đô chẵn. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Dĩ nhiên nếu so với những con số khác trong khu vực ASEAN như Philippines ($2,500), Thailand ($4,900) hay Singapore ($49,000) thì Việt Nam vẫn còn lẽo đẽo theo sau nhưng đây là những con số rất khả quan và nếu đã tự nhận mình là người Việt rồi thì không một ai, sau khi biết được, không cảm thấy vui cho dân Việt.

Tuy vậy, bên cạnh đó cũng có những con số cần phải được nhắc đến.

Thứ nhất, theo thống kê của Tổ Chức Freedom House thì trong năm 2012, Việt Nam không những bị cho vào nhóm 48 quốc gia không có tự do (Not Free) trên tổng số 195 nước và lãnh thổ mà năm nay tình trạng đó còn tệ hơn (Declining).
Thứ hai, Tổ Chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF) năm nay vừa xếp hạng Việt Nam đứng hàng thứ 172 trên 179 nước được thống kê về mức độ Tự Do Báo Chí (Press Freedom). Thua xa hẳn hai nước láng giềng là Cambodia và Myanmar từng bị cho là tồi tệ nhất ở Đông Nam Á. Và coi như là nước đội sổ trong vùng cùng với Trung Quốc (174).

Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất vì những cái tên sau đây:
Trần Huỳnh Duy Thức, 16 năm tù.
Điếu Cày, 12 năm tù.
Lê Công Định, 5 năm tù.
Việt Khang, 4 năm tù.
Và hàng chục, hàng trăm tù nhân lương tâm khác.


Như sắp tới đây vào ngày 21 trong ngay tuần này là ngày Thầy giáo Đinh Đăng Định sẽ bị đưa ra xử. Với cái gọi là tội danh 'tuyên truyền chống đối nhà nước' như hầu hết mọi người đã từng bị cho vào khám. Vì ông đã dám chỉ trích công khai. Y như lời Bill Hayton nhận định.

Đó là ở Việt Nam hầu như ai cũng biết những gì đang xảy ra. Đa số người dân ai cũng chỉ trích thành phần lãnh đạo khắt khe, tham nhũng, tồi, tệ. Điều khác biệt duy nhất là ở sự công khai và có hay không có tổ chức.

Càng công khai chỉ trích bạn sẽ càng bị để ý, hạch hỏi.

Càng có tổ chức bạn sẽ càng bị xử nặng, lâu.

'Việt nam là thế đấy'. Cô bạn Hà Nội của tôi ngày xưa từng nói thế. Đến bây giờ tôi thấy vẫn thế. Thậm chí còn tệ hơn thế.

Như Bill vừa bị cấm vào Việt Nam vì dám công khai quan điểm của anh qua quyển sách 'Vietnam: The Rising Dragon'.

Như tôi vì... cho đến nay tôi cũng chẳng biết thật sự vì lý do gì!

Và như hàng chục, hàng trăm người khác chỉ vì họ dám nói thẳng, nói thật, và nói công khai.

Khoan hẳn nói, lạm bàn về chuyện chính trị, chế độ nào là dân chủ nhất và tính khả thi của nó trong hoàn cảnh hiện tại. Tôi nghĩ có rất nhiều người như tôi hiện chỉ mong sao người dân có quyền được đọc, được viết và được tự do nhận xét thông tin.

Chỉ tranh đấu để những quyền lợi tối thiểu của một con người, bất kể họ là ai, sẽ được tôn trọng. Để đất nước chúng ta ngày càng công bằng, nhân bản hơn.

Nghèo cho sạch. Rách cho thơm. Nền văn minh và sự tiến bộ của một dân tộc không thể chỉ đo bằng những con số thống kê hằng năm, số tiền đô tìm được hàng tháng, mà nó còn thể hiện qua cách xử sự giữa đảng cầm quyền và người dân, giữa người và người.

Riêng về sự lựa chọn cá nhân cho công cuộc hiện tại, chắc chắn ai cũng tự biết mình cần phải làm gì và phải đánh đổi những gì. Như câu nói tiếng Anh tôi thường nói với bạn bè: 'Life is a matter of give and take'.

Được điều này ta sẽ mất điều kia.

Bill chọn công khai quan điểm của mình. Anh đã bị cấm vào Việt Nam.

Những tù nhân lương tâm của Việt Nam đã chọn con đường dấn thân. Vì vậy sự tự do của họ đã bị tước đoạt.

Riêng tôi, mặc dù biết mãi mãi mình sẽ là người Việt Nam dù ở bất cứ nơi nào, mãi mãi sẽ quan tâm đến nó nhiều nhất bất kể ở vào thời điểm nào, nhưng nếu phải chọn giữa sự im lặng chấp nhận hoặc lên tiếng nói thật những gì mình suy nghĩ, tôi sẽ chọn sự lên tiếng.

Kể cả khi tôi bị cấm không được trở về thăm quê hương tôi.

Sẽ không có cơ hội gặp lại hai bên, hai bà Nội, Ngoại.

Không còn dịp dắt thằng cu Trịnh Phi về để nó biết nơi sinh ra cha nó.

Vì im lặng là đồng lõa.

Vì cái ác chỉ không xảy ra nếu như chúng ta cùng lên tiếng.
Blog Trịnh Hội



NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

1 comment:

Anonymous said...

A raising dragon ???!

VNam quoc nhuc ngheo hen,
"Le Cong Dinh"

Chac