Blogger Widgets

Sunday, November 18, 2012

Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?

Quanlambao 

Trong lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của đảng, nhà nước ta từ trước đến nay, có một cặp phạm trù luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.

Bất luận xung phong hay chỉ định, đã nhận nhiệm vụ là phải hoàn thành nhiệm vụ. Anh có thể từ chối nếu thấy mình không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đó, còn đã nhận là phải hoàn thành, không lấy bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc không hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành nhiệm vụ được khen thưởng, không hoàn thành phải chịu kỷ luật, tùy theo tầng nấc cấp hàm và nhiệm vụ được giao. Một anh lính bình thường cũng hiểu điều đó, đừng nói gì cấp tá, cấp tướng.
    'Thách đấu' Thủ Tướng về điều hành kinh tế Vĩ mô   'Thách đấu' Thủ Tướng về Tái cấu trúc NH     'Hiệp sĩ' Tràn Hưng Quốc 'thách đấu' Thủ Tướng về các 'Quả đấm thép'    'Thách đấu' Thủ Tướng Những điều Đảng viên không được làm       'Thách đấu' Thủ Tướng trên võ đài    Thủ Tướng lại lãng phí của dân     Thủ Tướng bị 'Lừa'! 
Hơn 50 năm qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được giao rất nhiều nhiệm vụ, từ cứu thương, y tá, y sỹ, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chủ nhiệm chính trị trung đoàn, trưởng ban cán bộ tỉnh đội, Ban Tổ chúc Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư huyện ủy Hà Tiên, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, Thứ trưởng bộ công an, Thống đốc ngân hàng, Phó thủ tướng và bây giờ nhiệm kỳ 2 đương kim Thủ tướng.
Mỗi lần nhận nhiệm vụ, chắc chắn ông Nguyễn Tấn Dũng không quên hứa hoàn thành nhiệm vụ. Cho đến nay chưa có một sự tổng kết đánh giá nào về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong mỗi lần được giao nhiêm vụ. Một trong những nguyên do là, ông lướt rất nhanh trên các nấc thang quyền lực, nên những ưu điểm và nhược điềm chưa kịp phát hiện.

Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Bí thư huyện ủy Hà Tiên chưa hết nửa nhiệm kỳ đã lên Phó bí thư tỉnh ủy, ngay sau đó lên Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì ông ra Hà Nội làm Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Chưa ấm chỗ ông lên Phó thủ tướng kiêm thống đốc Ngân hàng nhà nước. Bấy giờ có người nói vui, là một anh y tá chưa từng biết danh từ “Money exchange table” thì làm Thống đốc ngân hàng nhà nước sao được? Nhưng, hầu như chẳng có chuyện gì xảy ra, hay nó chưa kịp xảy ra thì ông đã bàn giao cái lĩnh vực đóng vai trò xương sống trong nền kinh tế và kinh doanh hiện đại ấy cho ông Lê Đức Thúy.
Khi Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng chính phủ có người dè bỉu là “y tá đại đội”, nhưng không ít người kỳ vọng ông sẽ tạo ra bước ngoặt cho Việt Nam, như anh lính pháo binh Napoléon Bonaparte, từng làm thay đổi nước Pháp, bởi thiên tài thường có điểm xuất phát rất khiêm tốn.

Lên làm Thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng được tiếp nhận một gia tài nổi trội của nền kinh tế Viêt Nam mà người tiền nhiệm là ông Phan Văn Khải để lại. Đó là, mức tăng trưởng kinh tế GDP 8,23%, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ đô la Mỹ, tăng 24% so với năm 2005, và vượt kế hoạch 2 tỷ đô la, dự trữ ngoại tệ 22 tỷ đô la Mỹ; chứng khoán đạt 800 điểm, đầu tư nước ngoài tăng đột biến đạt trên 10 tỷ đô la, ODA cam kết hỗ trợ 4,5 tỷ đô la, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, và chính phủ Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam PNTR. Giá vàng trong nước 12. 200.000 đ một lượng 24k, xăng 12.000 đồng một lít, tỷ giá 1USD =16.000 đồng, và tỷ lệ lạm phát 0,6%.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội khá ổn định. Chỉ có ba vụ bê bối nổi cộm là, vụ PMU18, gây thất thoát hơn mười tỷ đồng, vụ Đồ Sơn (Hải Phòng) chia chác mấy chục cái nền nhà, và vụ Nguyễn Đức Chi, Nha Trang lừa đảo vài chục tỷ bạc.
   'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam    KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc'         Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng   Ngươi là ai mà chống Luật Biển?        Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông     Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước    Không phải Quan điểm VP CTN    THủ Tướng YC xử lý Quan làm báo!   
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức với lời hứa sẽ đưa nền kinh tế tăng trường 9,6%, tạo công ăn việc làm, bình ổn giá cả, đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo, có chính sách cởi mở hơn trong quan hệ ngoại giao đa phương, ai cũng tin ông sẽ vượt trội hơn người tiền nhiệm. Đặc biệt ông tích lũy được kinh nghiệm trong thời kỳ làm Phó thủ tướng thường trực, lại có ngoại hình của một chính khách, nên ông tạo được phong thái khá ấn tượng trong những cuộc tiếp đón khách quốc tế.

Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong suốt nhiệm kỳ thứ nhất, đã điều khiển bộ máy chính phủ vận hành kém hiệu quả, làm cho nền kinh tế thụt lùi, tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt trung bình 6,2 % , trong khi lạm phát tăng hai con số, tệ nạn xã hội, tham nhũng phát triển mạnh tới mức không kiểm soát được. Nổi cộm là vụ Vinashin với khoản tiền thất thoát mập mờ từ 86.000 đết 120.000 tỷ.

Trước đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, người ta đồn đoán rằng khóa này ông Dũng sẽ “chìm theo con tàu Vinashin”. Nhưng rồi đâu lại vào đấy, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là Uỷ viên bộ chính trị, vẫn được Bộ chính trị giao nhiêm vụ làm Thủ tướng chính phủ. Phải rạch ròi như thế, đừng nói theo hình thức là Quốc hội bầu, chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã chẳng huỵch toẹt ra rằng đảng giao cho ông làm thủ tướng là gì?

Hơn một năm, nhiệm kỳ hai, Thủ tướng hứa tái cấu trúc lại Vinashin nói riêng, nền kinh tế nói chung, đưa nền kinh tế phát triển bền vững. Kết quả, Vinashin chưa cấu trúc xong thì đẻ ra Vinaline, và bây giờ là 30 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước với số tiền “nợ xấu” lên tới 1.290.000 tỷ ,trong đó có những tập đoàn sang trọng nhất như Tập đoàn dầu khí, và Tập đoàn tăng giá thoải mái nhất như Tâp đoàn điện lực EVN. Trong khi đứa con cưng ăn hoang phá hoại như thế vẫn được nuông chiều, thì hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân chịu chung số phận phá sản.

Bức tranh nền kinh tế tái cấu trúc với sắc mầu ảm đạm của thị trường chứng khoán xuống dốc không phanh, bất động sản đóng băng, giá vàng, giá xăng, giá điện tăng gấp hơn hai lần năm 2007. Trong những bản báo cáo trình trước Quốc hội, người ta cố tình đánh tráo khái niệm, đánh bóng những con số nhưng vẫn không làm thay đổi màu sắc được bức tranh đó . Hình như thủ tường không quan tâm đến người dân thắt ruột vì giá xăng, giá điện, nước, giá vàng, tiền thuế , tiền lệ phí tăng chóng mặt? Và hình như không một quan chức chính phủ nào chịu ngó vào siêu thị , hay ra chợ, xem bây giờ nó èo ọt, rỗng roãng thế nào ? Không ai có thể ngờ, một đất nước có thời kỳ sắp “hóa rồng” mà bây giờ tỷ lệ hộ ngèo tăng lên cả chục phần trăm, bữa ăn của công nhân và mỗi gia đình người dân quay lại thời bao cấp?

Trong khi nền kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân xuống dốc như vậy, người dân hy vọng được hít thở bầu không khí tự do, dân chủ, công bằng hơn, tệ nạn xã hội ít hơn, tham nhũng được diệt trừ, như Thủ tướng tuyên bố “khộng chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay”, “cần phải có luật biểu tình”, “phải xử lý nghiêm vụ cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên Lãng”… . nhưng lại thất vọng nốt. Vụ Tiên Lãng Đoàn Văn Vươn chưa kịp ra tù, thì vụ Văn Giang đàn áp mạnh tay hơn. Luật biểu tình chưa có tăm hơi , người dân đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo bị bắt, bị công an đạp vào mặt, tự do thông tin mạng bị cấm đoán và hàng chục người có tư tường khác biệt phải vào tù. Trong khi đó những nhóm lợi ích hết thâu tóm đất đai, nhảy phắt sang thâu tóm ngân hàng, bẻ gãy luôn cái xương sống của nền kinh tế đất nước.

Trước Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần 4, người ta đồn ầm lên phen này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thế này thế kia. Ông Trương Tấn Sang cũng mua lòng dân bằng những lời có cánh.

Nhưng sau hơn ba mươi ngày họp kín, đợt kiểm điểm của Bộ chính tri và Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã “thành công tốt đẹp” với báo cáo tổng kết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều mọi người hồi hộp chờ đợi, được ông Tổng bí thư đầu bạc trắng, nói sau khi mếu máo nhưng không ra nước mắt, là Ban chấp hành trung ương đảng không kỷ luật Bộ chính trị và đồng chí X.

Đồng chí X là ai, khuyết điểm thế nào mà không bị kỷ luật? Một việc nhỏ như con thỏ mà không công khai, sao muốn dân tin những việc lớn lao?
  Nguyễn Tấn Dũng - Diễn viên đại tài     Nguyễn Tấn Dũng -Con tàu sắp chìm   Thủ tướng thoát tội nhờ tâm linh...    Thủ Tướng bỗng hoá con mèo ướt!       'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng lại bịt miệng nhân dân   Nguyễn Tấn Dũng -Hít-le của thế kỷ 21! 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn là Thủ tướng! Lý do đươc ông bộc bạch trước nghị trường Quốc hội ngày 14-11 vừa qua : “Trong 51 năm qua , tôi không xin Đảng cho tôi làm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác tôi không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng giao phó. Là một cán bộ đảng viên tôi đã báo cáo nghiêm túc , đầy đủ về bản thân mình. Đảng, Bộ chính trị, BCHTU đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điêm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, tâm tư nguyên vọng, và đảng lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, quyết định phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng chính phủ. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi quyết định của đảng đối với tôi. Gần suốt cả cuộc đời theo đảng, tôi không chạy, không xin, không thóai thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công, giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện như đã làm trong suốt 50 năm qua!”

Phải chăng đồng chí X là Thủ tướng, vì có ai trong Bộ chính trị và trung ương đảng cộng sản Việt Nam phải phân trần như vậy đâu. Nhưng dù là ai cũng không quan trọng nữa bởi có gì thay đổi đâu. Có điều qua những lời phân trần của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy ông chỉ quan tâm đến việc nhận đề bạt, nhận phân công công tác, mà không quan tâm đến hoàn thành nhiêm vụ được giao. Ông đã tách cặp phạm trù ra, lờ đi cái trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, việc nhận nhiệm vụ không quan trọng bằng việc hoàn thành nhiêm vụ. Nhận nhiệm vụ nhỏ nhưng hoàn thành xuất sắc hơn nhận nhiệm vụ to mà không hoàn thành. Càng tồi tệ hơn nếu ôm đồm một lô trọng trách mà không làm được việc gì ra hồn, dẫn đến đau dân hại nước.

Với cương vị điều hành chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để xảy ra những vụ Vinashin, Vinaline, EVN, Dầu khí làm thất thoát hàng tỷ đô la, để những phe nhóm thâu tóm ngân hàng , đất đai , làm cho nền kinh tế đang chuẩn bị “hóa rồng” bỗng nát vụn ra, khó bề hàn gắn một sớm một chiều, mà chỉ nhận lỗi về “trách nhiệm chính trị” trước đảng, và đảng lại “tiếp tục phân công tôi làm Thủ tướng” và “tôi sẽ tiếp tục thực hiện như đã làm trong suốt 50 năm qua”?!

Một người dân như tôi không hiểu được cái “Trách nhiệm chính trị” nó quan trọng thế nào? Phải chăng đó là trách nhiệm tập thể mà lâu nay người ta vẫn sử dụng để không ai phải chịu trách nhiệm ?

Cách đây hơn nửa thế kỷ rồi, đại tá Trần Dụ Châu, được giao chức vụ Cục trưởng Cục Quân nhu, ông ta không hoàn thành nhiệm vụ, lập bè nhóm ăn chặn tiêu chuẩn quân nhu của bộ đội, tham ô, lãng phí, ăn chơi sa đọa. Hồ Chủ tịch phải thức trắng đêm, suy nghĩ trước sau, phân định rạch ròi giữa công và tội của Trần Dụ Châu và cuối cùng ký lệnh xử bắn.

Trong cải cách ruộng đất, Tổng bí thư Trường Chinh đã xin từ chức vì để xảy ra sai lầm, Hồ Chủ tịch đã cúi đầu xin lỗi toàn dân và khóc thực sự.

Từ những ngày xa xưa ấy Đảng cộng sản Việt Nam đã để cao kỷ cương, đã có văn hóa từ chức, đã biết cúi đầu trước dân, có lẽ vì thế mà mấy chục năm qua dân tin theo Đảng. Bây giờ một lời xin lỗi dân mà Thủ tướng vẫn không làm

Blog Bùi Văn Bồng

20. GIÁO DỤC 21. GIÁN ĐIỆP

No comments: