Trang

Tuesday, October 2, 2012

THẢM HOẠ TRUNG QUỐC - MỐI LO CỦA CẢ THẾ GIỚI!

Trung Quốc thâu tóm tài sản, cả châu Âu lo lắng

Có vẻ nền kinh tế thứ hai thế giới đang tận dụng sự khó khăn của kinh tế nhiều khu vực để gia tăng ảnh hưởng kinh tế của mình, nhất là các nền kinh tế phát triển.
Chiến lược "đi ra nước ngoài"

Trong lúc khu vực đồng tiền chung châu Âu đang chìm trong khủng hoảng, người ta ghi nhận làn sóng đầu tư, mua bán tài sản mạnh mẽ của doanh nghiệp (DN) Trung Quốc nhắm vào các tập đoàn có tiếng của Lục địa Già. 
Tại sao Mỹ im lặng  Trung Quốc bối rối vì tấm bản đồ cổ của chính mình   Tiếng nói chân chính từ trong lòng Trung Quốc  Hun-Sen u mê về tiền vàng Trung Quốc  Cambodiathao túng hội nghị Asean   Cambodia bán đứng láng giềng   Trí thức TQ đuối lý về Đường lưỡi bò   Cả 4tứ trụ đều phạm pháp không được lên trang mạng!  Bài họctừ sự vấp ngã của AseanCơ quan nghiên cứu Rhodium, có trụ sở tại New York, đã lần theo các dòng chảy đầu tư của DN Trung Quốc vào châu Âu và Bắc Mỹ và cảnh báo sự hiện diện ngày càng lớn của nền kinh tế thứ hai thế giới vào thị trường các nước phát triển trên khắp thế giới, nhất là tại các khu vực đang bị khủng hoảng.

Theo Rhodium, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng 10 lần trong giai đoạn 2004 - 2011, tương đương 1 tỷ USD năm 2004 lên 10 tỷ năm 2011.

Tạp chí L'Expansion của Pháp cho biết, đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia châu Âu tăng 6 lần trong vòng 4 năm, từ 2008 đến 2011. Riêng trong năm 2010-2011, OFDI của nước này vào EU đã tăng 3 lần, trùng với thời điểm mà cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lên cao.

Một điều đáng chú ý khác là đầu tư vào châu Âu của Trung Quốc năm 2011 nhiều gấp đôi so với đầu tư của nước này vào Mỹ, đây cũng là năm đầu tiê dòng vốn vào Mỹ của DN Trung Quốc chậm lại sau 5 năm tăng liên tục.

Theo số liệu công bố ngày 26/9/2012 của Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc, đầu tư phi tài chính của Trung Quốc ra nước ngoài vẫn đạt gần 48 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này thể hiện xu thế đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Tuy vậy, đến hết năm 2011 tổng mức đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chỉ đứng thứ 13 thế giới, chưa tương xứng với vị thế của nền kinh tế thứ 2 thế giới. Do vậy, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, thực hiện chiến lược "đi ra nước ngoài" là bước đi quan trọng nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh quốc tế.

Trong năm nay, một quỹ đầu tư y tế của Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tư khoảng 30 tỷ USD để mua các tài sản đang gặp khó khăn của châu Âu. Trong khi đó, Trung Quốc cũng được nhiều nước châu Âu thúc giục mua trái phiếu Eurozone hay của Đức để giúp lục địa này giải tỏa cơn khát vốn, góp phần ổn định thị trường tài chính khu vực.

Hết Mỹ đến châu Âu lo lắng
Ngươi là ai mà chống Luật Biển?      Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông
Chưa bao giờ HK bị xỉ nhục như thế!  Trung Quốc' vỗ' mặt Mỹ  Phillipine đưa Biển đông ra APEC  TQ độc chiếm biển đông  Sự thật từ những con tem  Thí VC chiếu bí Trung cộng  Thấy gì từ việc Nhà giáo bị kết án  Chống TQ bằng cách nào?  Hãy nói "KHÔNG" với hàng TQ   Đằng sau sự thất bại của Asean...  
Nhưng điều khiến châu Âu lo ngại là Bắc Kinh đang lợi dụng sự khó khăn của nhiều nước để mua lại các tập đoàn với giá hời.

Một trong những thương vụ đáng chú ý là vào năm 2010, Geely, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc đã mua lại Volvo của Thụy Điển với giá 1,8 tỷ USD khi hàng này khó khăn, trong khi hai năm trước đó giá trị của thương hiệu này là 2,5 tỷ.

Đó chỉ là một trong nhiều thương vụ thâu tóm thành công khác của Trung Quốc như mua các tập đoàn xe hơi Rover của Anh, Saab của Thụy Điển, các tập đoàn sản xuất công nghệ cao như Baudoin hay NFM Technologies và nhiều cơ sở hạ tầng khác tại Pháp, Hy Lạp, Ý.

Cùng với tham vọng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu của Trung Quốc, cũng phải thừa nhận một thực tế là rất nhiều các công ty, doanh nghiệp châu Âu cũng trông chờ vào các khoản đầu tư của "nhà giàu" Trung Quốc để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Chính vì vậy, nhiều nhà phân tích dự đoán sau châu Phi, châu Âu sẽ là sân chơi mới của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, cũng không phải là không có những tiếng nói phản đối. Anh, một trong những nền kinh tế mở nhất đối với hoạt động mua bán công ty và không có luật hạn chế đầu tư nước ngoài đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về khả năng Trung Quốc tìm cách kiểm soát các dự án năng lượng hạt nhân Horizon trị giá 500 triệu bảng Anh.

Các quan chức Anh cho rằng việc hạn chế cổ phần của các đối tác Trung Quốc là việc khó vì nguồn vốn thực hiện dựán nhiều khả năng đến từ nhà thầu Trung Quốc. Nhưng Anh muốn các đối tác Trung Quốc chỉ đóng vai trò nhà thầu phụ trong dự án này do tính chất nhạy cảm của công nghệ hạt nhân.

Còn tại thị trường Bắc Mỹ, theo số liệu của Bloomberg, hiện tại, các công ty Trung Quốc đã chi khoảng 49 tỷ USD để mua các mỏ dầu và công ty dầu khí của Canada.
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK   HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Rút kinh nghiệm từ thất bại trong thương vụ mua Unocal, công ty năng lượng lớn thứ 9 của Mỹ, Tập đoàn dầu khí hải dương TrungQuốc (COONC) đang tìm mọi cách thôn tính Nexen khi đưa ra đề nghị mua lại công ty này vào đầu tháng 8/2012 vừa qua với giá 15 tỷ USD, gấp 3 lần giá trị thị trường của Nexen.

Công ty dầu khí này của Canada đang sở hữu nhiều giếng khoan nước sâu dọc vùng vịnh Mexico, Bắc Âu và một số nơi khác và nhất là sở hữu công nghệ khoan dầu cát tiên tiến mà Trung Quốc đang thèm muốn.

Theo Rhodium, giá trị tương lai của các khoản đầu tư không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào châu Âu hay Bắc Mỹ. Các chiến lược gia Trung Quốc có nhiều động cơ khác để thâm nhập và bán sản phẩm ở những thị trường này.

Mục tiêu của DN Trung Quốc là mở rộng chuỗi sản xuất toàn cầu và chạm một tay vào nền tảng công nghệ tiên tiến, các thương hiệu nổi tiếng và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chẳng hạn sau khi thôn tính Volvo, Geely đã bổ nhiệm vị giám đốc thiết kế của hãng này, người có công đưa Volvo thành hãng xe hiện đại, cá tính, Peter Horbury, vào vị trí giám đốc phong cách của Geely với kỳ vọng đưa Geely vươn ra thế giới.

Trong khi đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài hiện nay chủ yếu theo đuổi chiến lược khai thác tài nguyên của các nước thì đầu tư tại châu Âu của nước này lại theo một hướng khác là nhằm nâng tầm của "công xưởng thế giới" trên chuỗi cung ứng giá trị, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao thay vì các mặt hàng giá rẻ, dựa trên sức lao động thủ công.
Theo AQ- VEF

3 comments:

  1. Tat ca cac cuoc chien tranh pho bien bat dau tu kinh te khi ma cac nuoc tu ban lay kinh te lam chuan muc muc tieu chuyen bi thon tinh chi con la thoi gian thoi.ke ca my
    the chien thu 3 la thon tinh cac nen kinh te ma cac cuong quoc lon it nhieu da bi su chi phoi cua trung quoc, chau au dang lap lai lien bang xo viet nua voi. khi ma tien chung lanh dao cac the che gian trai dang loay hoay tiem vuc nen kinh te thi da co trung quoc lo neu khong co gi thay doi cu da nay 10 15 nam nua trung quoc la cuong quoc so 1 the gioi thay the my

    ReplyDelete
  2. Trung Quốc ngày càng đáng sợ :)

    ReplyDelete
  3. TQ là mối họa của cả Thế giới

    ReplyDelete

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!