Châu Xuân Nguyễn
Trong 37 năm nghiên cứu về nền kinh tế tự do, chỉ có 2 cách duy nhất để kiềm chế lạm phát theo thứ tự hữu hiệu là Monetary Policy (chính sách tiền tệ) và Budgetary Policy (chính sách tài khóa).
Chính sách tiền tệ bằng cách siết tín dụng thì ai cũng biết (ngày 29.06.2011) CXN*_062911_1146_Ý nghĩa của siết chặt tín dụng ……..
Còn một cách kiềm chế lạm phát là CP kiềm chế đầu tư công (đầu tư công thổi phồng nền kinh tế khi những dự án công không đem lại lợi ích sát sườn cho nền kinh tế (tượng đài, cầu đường ít ai hay kỹ nghệ nào xử dụng, cảng biển, phi trường lèo tèo nhưng bỏ hàng chục, hàng trăm triệu usd để làm..v.v….) .
Con số CPI tháng 9 là 2.2% là một con số rất đáng lo, vì theo nguyên tắc kinh tế, những con số này theo một khuynh hướng giảm dần hay tăng dần tùy theo chính sách của Chính quyền lúc đó, và con số tăng hay giảm phải từ từ (gradual increment) tức là từ 2.2 còn 2.0, còn 1.7 v.v..chứ không bao giờ sụt tháng này là 2.2, tháng tới là 0,2% vì khuynh hướng kinh tế là vậy (economic trending).
Một lý do nữa là độ chậm, khi tiến vào vùng 2.2, vùng cao thì con số này thường giữ vòng vòng trong 6 hay 12, thậm chí 24 tháng. Đó là lý do khi nhìn con số trong 2 hay 3 tháng, kinh tế gia có thể đoán biết nền kinh tế đi về đâu trong 6 hay 24 tháng tới. Từ con số 2.2%/tháng, có thể nhân 6 cho thấy lạm phát về con số 13%, nếu 12 tháng mà CP không điều chỉnh chính sách thì sẽ là 26%, tùy theo cách điều chỉnh. DN thì dùng những con số này để định giá sản phẩm của họ trên thị trường, và dĩ nhiên có DN lợi dụng con số này để tăng giá sản phẩm của họ (như giá xăng, điện tăng nhanh được dùng làm tâm lý để tăng thịt, cá, mắm, muối v.v..). CP Úc, Mỹ rất hạn chế tăng giá xăng, điện vì đây là yếu tố tâm lý đẩy CPI lên nhanh nhất (lương cũng phải tăng theo CPI). Đảng CS và 3Dung thì ngược lại, tăng giá xăng, điện để móc túi người dân qua thuế nhập khẩu tăng cao (thuế nhập khẩu xăng bằng thuế nhập rượu mạnh xa xỉ).
Đây là một tình hình kỳ quặc của nền kinh tế này. Thường trong những lần suy thoái của OECD, bắt đầu là lãi suất tăng cao, hoạt động kinh tế 6 hay 12 tháng kế đó suy giảm, nhưng không suy giảm nhanh như 3D làm (suy giảm nhanh giết tất cả hoạt động kinh tế từ căn hộ, vật liệu xây dựng, xe gắn máy, TV, tủ lạnh v.v….). Từ suy giảm sức bán, DN mới giảm giá nhẹ (không như VN giảm giá rất cao mà vẫn không bán hàng được vì sức mua cạn kiệt, thu nhập người dân dùng phần rất lớn để đi chợ thức ăn hằng ngày) và từ đó, ghi nhận CPI giảm đi. Hiện tượng giảm CPI nhẹ phải trải qua hằng 6 hay 12 tháng. Từ việc giảm CPI, lãi suất giảm từ từ (ở Úc, mỗi tháng giảm là 0.25% để không bị shock, cao lắm là 0.5%, VN của 3D là 2% một tháng, tháng sau là 2% nữa, trong 2 tháng giảm từ 14% còn 9% huy động, điều này làm kinh tế giật cục, NH chịu không nỗi, 3D lại bơm tiền cứu sống, tạo thành giật cục và lạm phát tăng lại rất nhanh.)
Khi giảm lãi suất (Úc thì thanh khoản NH đầy đủ, không bị cục máu đông nợ xấu như VN nên khi VN giảm 5% DN cũng không vay được) thì hoạt động kinh tế bắt đầu phục hồi, rồi 6 tháng hay 1 năm sau lạm phát nhẹ bắt đầu quay trở lại. Lúc này thì lãi suất Úc có dư địa để tăng lại 0.25% mỗi tháng để giữ CPI trong vòng hẹp (small band width) từ 2% đến 5%/năm. Đó là nguyên tắc kiềm chế lạm phát rồi vực dậy nền kinh tế mà không gây lạm phát trở lại.
Còn 3D và ĐCS thì sao ??? Tất cả vì không có kiến thức và kinh nghiệm nên đều giật cục, một phần là khi thấy BĐS quá suy yếu, bơm lượng tiền lớn làm yếu đi kiềm chế, khi CPI tăng, lại siết thảm thiết (bạn thích ngồi xe hơi của một tài xế lái bình bình, sắp tới đèn đỏ từ từ chậm lại, đèn xanh từ từ khởi động hay bạn thích tài xế xử dụng phanh tối đa, tay gas tối đa, dừng rồi 150 km/giờ rồi thắng cái két, rồi 4 phút sau thành 150km/giờ lại, đó là 3D và ĐCS ngu dốt).
Điều kỳ quặc ngay giờ phút này là kinh tế thoi thóp, tăng trưởng rất thấp (4 tới 5%) mà lạm phát lại tiến tới vùng 18 và 24% ???
Bây giờ làm sao siết tín dụng được nữa, siết thì chỉ làm mộ chôn 600 ngàn DN mà thôi, và sức mua của người dân, 6 tháng trước đã tệ nên hàng tồn kho của kinh tế hàng núi, bây giờ CPI cao nữa thì lấy đâu sức mua để mua thức ăn chứ đùng nói duy trì kỹ nghệ da giày, quần áo, lắp ráp TV, xe gắn mày, xe hơi, tủ lạnh, trang trí nội thất (với gấp đôi hay gấp ba núi hàng tồn kho) v.v..những DN này sẽ chắc chắn đóng của vì họ không thể làm ra sản phẩm, chờ khách hàng 2 hay 4 năm nữa để đến mua bàn phấn, nệm giường, tra trải giường v.v….
Siết tín dụng không được, cắt đầu tư công không được thì làm sao kham nỗi con ngựa lạm phát và ngưng tuột dốc kinh tế, ngưng chết lâm sàn DN và ngưng thất nghiệp tăng cao.
Theo tôi chỉ có xóa hết làm lại, chịu đau 1 lần, phá sản NH để giải quyết nợ đông trước nhất…rồi kiếm người giỏi mà mời về hay giải thể đảng ngu dốt này.
Melbourne
28.09.2012
Châu Xuân Nguyễn
—————————–
Thứ tư, 26/9/2012, 00:01 GMT+7
‘Lạm phát tháng 9 rất bất thường’
Chỉ số giá tiêu dùng 2,2% là mức tăng lịch sử so với tháng 9 hằng năm, xô đổ mọi dự báo của các chuyên gia và cho thấy điều hành giá đang có vấn đề, theo chuyên gia Vũ Đình Ánh.
> CPI tăng mạnh nhất trong hơn một năm
- Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,2% so với tháng 8. Ông nhận định thế nào về con số này?
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh:NM |
- Mức tăng trên 2% của tháng 9 là quá cao, xét cả về lịch sử lẫn bối cảnh hiện tại. Theo dõi số liệu từ năm 1995 đến nay, tôi thấy chưa có tháng 9 nào có mức tăng cao như năm nay. Như vậy có thể gọi đây là mức tăng lịch sử. Ngoài ra cũng cần thấy là trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,22%, riêng tháng 9 này đã tăng bằng cả 7 tháng cộng lại. Điều đó phần nào cho thấy xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại.
- Nguyên nhân của sự bất thường này là gì thưa ông?
- Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự báo đang có vấn đề. Nói như vậy là bởi nhìn vào các yếu tố gây lạm phát cho tháng này, ngoại trừ việc năm học mới gây tăng giá giáo dục, hầu hết các nguyên nhân còn lại đều là do chủ quan, đặc biệt là chuyện tăng giá viện phí.
Tất nhiên, việc tăng giá nêu trên là kết quả của việc xây dựng chính sách suốt một thời gian dài, cơ quan quản lý cũng giao lại quyền quyết định cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, theo một khung định sẵn… Nhưng việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh vào đúng thời điểm có áp lực tăng giá (khai giảng năm học mới, áp dụng giá điện, nước mới) cũng cho thấy các nhà điều hành vẫn chưa chú ý nhiều tới nhu cầu chống “sốc” cho thị trường.
Người ta cũng chưa làm tốt việc dự báo khi không tính toán được tác động của việc điều chỉnh tới mức tăng giá chung của nền kinh tế. Chỉ cách đây vài tháng, khi lạm phát xuống thấp, nhiều ý kiến đã cho rằng lạm phát năm nay chỉ 7%. Thậm chí có người còn nói con số chỉ 5%. Bản thân chuyện dự báo đúng sai này không quá quan trọng, nhưng người ta sẽ dựa vào những dự báo đó để thiết kế chính sách. Do đó, khi thực tế vượt xa dự báo thế này, cần thiết phải xem lại.
- Sau những lo ngại về nguy cơ giảm phát cách đây vài tháng, ông nhận định thế nào về việc “thả” giá các mặt hàng, dịch vụ như vậy để “kích” CPI?
- Thực ra trong các quyết định điều hành, theo tôi có một phần hàm ý đó. Bởi cách đây không lâu, cũng đã có đại diện cơ quan chức năng cho rằng “nhân dịp” lạm phát đang thấp, có thể điều chỉnh mạnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, chính việc CPI tháng 9 tăng tới 2,2% cho thấy nếu lựa chọn thời điểm tăng giá như vậy, họ đã sai lầm.
- Vậy việc chỉ số giá tăng mạnh trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay?
- Nếu đặt mục tiêu lạm phát một con số thì tôi cho rằng không ảnh hưởng lắm, hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng nếu muốn lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó bởi hiện đã 5,13% rồi. Ở kịch bản tốt, tôi cho rằng lạm phát có thể ở mức trên 8% nếu CPI 3 tháng cuối năm tăng khoảng 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu mức tăng khoảng 2% của tháng 9 lặp lại, con số có thể cao hơn.
Cần nhớ rằng vẫn còn một số tỉnh chưa tăng giá viện phí. Nếu các tỉnh này tăng, thậm chí tăng kịch trần thì có thể “dội” vào chỉ số giá những tháng sau. Cộng với giá lương thực thực phẩm, tuy chưa tăng trong những tháng qua nhưng có thể “đảo chiều” do nhu cầu tiêu dùng cuối năm cũng như những khó khăn về nguồn cung.
- Vậy theo ông, để kịch bản “xấu” không xảy ra, việc điều hành giá cả những tháng cuối năm cần được xử lý như thế nào?
- Tôi cho rằng việc cần làm nhất là soi lại các chính sách, bởi hiện tình hình đã khác. Với chính sách tiền tệ, vẫn cần nới lỏng một chút để doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục xử lý lãi suất để họ “sống” được. Nhưng với chính sách tài khóa thì cần thắt chặt, kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát.
Cách đây 2 tháng, cơ quan quản lý có cho biết còn khoảng 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho 5 tháng cuối năm, công với việc xin ứng trước 30.000 tỷ từ ngân sách 2013… Nhưng giờ tôi cho rằng nên rà soát lại, không phải dự án nào đề xuất ra cũng phải làm. Cùng với đó là chính sách quản lý giá cũng phải chặt chẽ hơn, tránh kiểu dồn dập như vừa qua nếu không muốn tài lập mức tăng CPI tới 2% như tháng 9. Khi đó, CPI cả năm có thể lên tới 9 – 10%.
Nhật Minh
No comments:
Post a Comment