Blogger Widgets

Wednesday, October 17, 2012

Khuynh hướng của thế giới là tranh luận trong tranh cử, không còn độc Đảng nữa



Mỹ, Úc, OECD, ngay cả những quốc gia vùng Đông Nam Á đều có bầu cử tự do, tranh luận khi tranh cử (như phơi hàng) để cử tri chọn lựa và được thuyết phục bởi ứng viên nào giỏi nhất để vận hành đất nước (y tá, thiến heo, tỉa cây v.v..là nhất thiết không nên nộp đơn).


Trong 37 năm sống ở Úc, tôi luôn luôn xem những cuộc tranh luận bầu cử Úc, Mỹ v.v….và học được rất nhiều điều. Những điều đó tôi đem ứng dụng trong 4 năm vừa qua và thấy rất thành công. Tựu trunng những điều học được là:
1. Chỉ tấn công chính sách của đối phương, không bao giờ tấn công cá nhân đối phương (CS thì bôi nhọ đối phương, khi bôi nhọ ai thì cử tri phản cảm ngay). Vạch ra chính sách của đối phương không thực tế, thất bại, tạo thêm thất nghiệp, nợ tăng cao, DN chết lâm sàng, BĐS sụp đổ, nợ xấu NH quá cao và sắp sụp đổ hệ thống NH, TTCK ngày càng xuống dốc vì kinh tế vĩ mô không bền vững, tham nhũng, đầu tư công hút tiền của nhà băng dành cho DN vay, hàng tồn kho cao, Tập đoàn tham nhũng, lãnh đạo độc tài, tham nhũng, bất tài, hoang phí.
2. Không những chỉ trích chính sách của đối phương, mình còn phải chứng minh cho dân chúng thấy chính sách của mình như thế nào nếu mình thắng cử, sẽ thay đổi và làm tốt hơn cuộc sống kinh tế của người dân như thế nào qua những kiến thức và kinh nghiệm, những dự báo đúng chứng tỏ mình nắm cung cách vận hành của nền kinh tế, chứng tỏ mình có thể nhìn xa và thấy hiểm họa sắp đến như nợ xấu NH, BĐS tuột giá ghê gớm, Tập đoàn tham nhũng, TTCK không được ủng hộ bởi những chính sách vĩ mô hợp lý, DN bắt đầu có dấu hiệu đóng cửa hàng loạt, thất nghiệp sẽ có nguy cơ tăng cao mà mình sẽ thay đổi chính sách như thế nào để điều chỉnh kinh tế vĩ mô (take necessary corrective action to steer the economy back to the right path). Dĩ nhiên những kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết như thế này không thể có được từ một người thiến heo suốt đời cho tới khi bắt đầu làm Thủ Tướng, và y tá thì cũng thế.
3. Người dân luôn luôn chú trọng 3 yếu tố để thắng cử, đó là Kinh Tế là số một, số hai là Kinh Tế và số 3 vẫn là Kinh Tế. Những cuộc thăm dò trên diện rộng ở Úc, Mỹ đều cho thấy người dân bầu cho ứng cử viên nào “được dân cảm nhận là nhà quản lý Kinh Tế giỏi” (perceived to be the good economic Manager).
4. Trong những cuộc bầu cử, giới báo chí rất là quan trọng trong những bài báo về 2 ứng viên. Giới làm báo luôn luôn nói rằng, đối lập không thắng cử mà thật ra là Chính Phủ thất cử 9vi2 CP được 4 năm để chứng minh, chứng minh không nổi nên thua, người kia lên vì CP thua)
5. Luôn luôn trong đối thoại, một bên nói, bên kia phải chờ chấm dứt chứ không được ngắt lời.
6. Cả 2 bên luôn luôn chứng tỏ là họ lo lắng cho sự an sinh của dân chúng họ (điều này khác với Đảng CS). Tôi cũng học ở họ nên tôi luôn luôn nói về quyền lợi của 90 triệu người VN, không nói về đất nước. Để ý sẽ thấy họ cũng không nói về nước Mỹ mà nói về dân Mỹ. (khác với CS, luôn luôn nói về đất nước, thật sự là lợi ích của Đảng và bắt người dân hy sinh vì “đất nước”).
————–
KẾT LUẬN
Tôi ước mong CS sẽ sụp nhanh để 90 triệu dân VN có cơ hội chứng kiến một sự tranh luận giữa 2 ứng viên Thủ Tướng (có thể có tôi tham gia, có thể không, càng ngày nó càng không thành vấn đề nữa) nhưng đó là cách tốt nhất để 90 triệu người dân chọn lựa người tài đức, kiến thức, kinh nghiệm để lãnh đạo đất nước chứ không phải bị chỉ định những thằng bá vơ y tá chiến trường hay thiến heo cùng những thằng từ trong bưng đi dép râu như Lê Duẫn, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Võ văn Kiệt v.v…. Hy vọng rằng những đấng thiêng liêng hãy giúp dân tộc VN có ngày tranh luận như thế này.
Melbourne
17.10.2012
Châu Xuân Nguyễn
———————–
Obama, Romney đấu khẩu quyết liệt
ttp://vnexpress.net/gl/the-gioi/bau-cu/2012/10/obama-romney-dau-khau-quyet-liet/





Tổng thống Barack Obama thể hiện một phong độ tốt hơn trong lần tranh luận trực tiếp thứ hai, liên tiếp công kích đối thủ Mitt Romney và còn nhiều lần ngắt lời ứng viên đảng Cộng hòa. Romney cũng sắc sảo không kém.

Tổng thống Obama tại cuộc tranh luận. Ảnh: AFP

Trong những phút đầu của màn “đấu khẩu”, hai ứng viên tổng thống cùng đứng trên tấm thảm đỏ và cùng giận dữ chỉ trích lẫn nhau về việc bóp méo các chính sách của mỗi người. Sau đó, họ lần lượt nói về các chính sách tương lai đối với sản xuất, năng lượng, việc làm, bình đẳng tiền lương, nhập cư và cả vụ tấn công nhằm vào lãnh sự quán Mỹ tại Libya hay mối quan hệ với Trung Quốc.
Ông Obama tỏ ra có sự chuẩn bị tốt hơn so với lần tranh luận đầu tiên. Tổng thống Mỹ thể hiện sự chủ động hơn, nhưng đôi lúc lại tỏ ra nóng vội với những lần ngắt lời đối thủ. Đây là hình ảnh khác hẳn so với 90 phút mờ nhạt cách đây hai tuần, màn thể hiện khiến ông mất điểm trong mắt các cử tri.
“Thống đốc Romney nói ông ấy có một kế hoạch 5 điểm. Ông ấy không hề có nó. Ông ấy có kế hoạch một điểm, và điều này là để đảm bảo rằng những người ở đẳng cấp cao nhất sẽ được chơi theo luật riêng”, Obama tấn công đối thủ.
Trong màn đối đáp về vấn đề năng lượng, ứng viên Romney khiến cả hội trường ồ lên khi ông quyết liệt ngăn việc bị Obama ngắt lời: “Ông sẽ có cơ hội trong một lúc nữa, tôi vẫn đang nói”. Khi Romney chỉ trích thông tin của tổng thống Mỹ về sản xuất dầu trong 4 năm gần nhất, Obama đáp lại: “Không đúng, Thống đốc Romney, không đúng”.
Video buổi tranh luận căng thẳng giữa hai ứng viên

Romney, 65 tuổi và là cựu thống đốc Massachusetts, trả lời trước về khủng hoảng việc làm, đồng thời tỏ ra thông cảm với những người dân Mỹ bình thường mà ông cho rằng không được sống thoải mái trong 4 năm vừa qua. “Tôi biết phải là gì để tạo ra những công việc tốt và đảm bảo rằng các bạn có cơ hội xứng đáng”, Romney nói.
Obama, 51 tuổi, nhanh chóng đáp trả trong màn trả lời câu hỏi của các cử tri tại buổi tranh luận. Nhìn thẳng vào mắt cử tri 20 tuổi Jeremy Epstein, tổng thống Mỹ hứa sẽ nhanh chóng phục hồi kinh tế Mỹ. Obama chỉ trích Romney vì sự phản đối với việc cứu trợ ngành công nghiệp ôtô mà tổng thống Mỹ cho rằng giữ được hàng triệu việc làm. “Điều Thống đốc Romney nói là không đúng. Ông ấy muốn họ phá sản mà không cho họ bất cứ cách nào để duy trì sự tồn tại”, Obama nhấn mạnh.


Ứng viên Romney quyết liệt chỉ trích các chính sách của ông Obama. Ảnh: AFP

Thái độ của Romney trở nên quyết liệt nhất khi ông đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ đối với chính sách kinh tế của Obama. Ứng viên đảng Cộng hòa tuyên bố tổng thống Mỹ đã thất bại thảm hại trong việc phục hồi tăng trưởng việc làm một cách nhanh chóng cũng như cắt giảm thâm hụt đang phình to. “Tổng thống muốn làm tốt, tôi hiểu như vậy”, Romney nói với một giọng buồn. “Nhưng những chính sách mà ông ấy áp dụng không giúp nền kinh tế cất cánh như nó lẽ ra phải vậy”.
Đối thủ của Obama cũng không quên nhắc về khoản nợ công khổng lồ của nước Mỹ. “Nợ công của chúng ta đã tăng từ 10 nghìn tỷ USD lên thành 16 nghìn tỷ USD. Nếu tổng thống tái đắc cử, chúng ta sẽ tới gần mức 20 nghìn tỷ USD nợ công. Điều này đẩy chúng ta vào con đường giống như Hy Lạp đã trải qua”, Romney nói.
Hai ứng viên cũng tranh luận về Trung Quốc. Tổng thống Obama bác bỏ tuyên bố gay gắt của đối thủ Romney về cường quốc châu Á, đồng thời bóc mẽ đối thủ khi cho rằng chính ứng viên đảng Cộng hòa đã đầu tư vào những công ty giúp chế tạo thiết bị giám sát cho Trung Quốc.
“Thống đốc, ông là người cuối cùng nên có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc”, Obama nói, sau khi Romney nhắc lại rằng chiến dịch vận động tranh cử của ông cam kết ngăn chặn Trung Quốc khi nước này có những hành động được cho là vi phạm các nguyên tắc thương mại quốc tế.
“Khi ông ấy nói sẽ mạnh tay với Trung Quốc, hãy nhớ rằng Thống đốc Romney đã đầu tư vào những công ty là tiên phong trong việc gia công cho Trung Quốc, và hiện đang đầu tư vào những công ty chế tạo thiết bị giám sát cho Trung Quốc”, tổng thống Mỹ khẳng định.
Trước đó, Romney nói một trong những yếu tố của chính sách thương mại mà ông sẽ tiến hành đó là “trấn áp Trung Quốc nếu họ gian lận”. Đây là một cam kết được ứng viên đảng Cộng hòa liên tục nhắc tới trong chiến dịch tranh cử của ông những tháng gần đây.
Sự đáp trả có phần kích động của ông Obama có thể gợi nhớ tới một câu chuyện mà đội vận động tranh cử của ông nêu bật gần đây. Đó là một bài báo hồi đầu năm nay trên tờ The New York Times, trong đó mô tả Bain Capital, công ty riêng được sáng lập bởi Romney, thu lợi như thế nào từ các khoản đầu tư vào những công ty Trung Quốc.
Sự mạnh mẽ của Obama giúp ông lấy lại hình ảnh. Theo kết quả thăm dò ngay trong thời gian cuộc tranh luận diễn ra, 50% số người truy cập trang CNN để xem màn “đấu khẩu” cho rằng Obama là người chiến thắng.
Format của cuộc tranh luận thứ hai cũng khiến nó hấp dẫn hơn so với sự kiện tương tự hôm 3/10. Hai ứng viên đứng trên thảm đỏ trong một hội trường nhỏ với khán giả ngồi rất gần. Các khán giả, gồm có cả các cử tri chưa quyết định bầu cho ai, được trực tiếp đặt câu hỏi cho các ứng viên. Người giữ vai trò điều phối các câu hỏi và trả lời là phóng viên Candy Crowley của CNN.
Cuộc tranh luận thứ hai diễn ra tại đại học Hofstra ở Hempstead, New York, trong bối cảnh sự so kè giữa Obama và Romney đang rất sít sao. Các cuộc thăm dò quốc gia cho thấy hai đối thủ đang có tỷ lệ ủng hộ gần như tương đương. Một cuộc thăm dò của USA Today/Gallup hôm qua cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Obama của các cử tri nữ tại 12 bang quan trọng đã vượt trội so với Romney (49 so với 48). Cũng trong cuộc thăm dò này, Romney lại vượt lên dẫn trước với tỷ lệ 50% – 46 % tại các bang quan trọng.
Theo kết quả thăm dò ý kiến trên diện rộng tại Mỹ và Hàn Quốc của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Chicago cho thấy 82% người Hàn Quốc muốn Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử, bởi ông chủ trương phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với người đồng nhiệm Lee Myung-bak của Hàn Quốc. Chỉ 28% muốn đối thủ của Obama là Mitt Romney giành chiến thắng. Theo kết quả thăm dò ý kiến của độc giả VnExpress, Obama giành tỷ lệ ủng hộ lên tới 62% so với 37,5% của Romney.
Hà Giang

1 comment:

Anonymous said...

Đây mới thực sự dân chủ. Nhìn obama và Romney trước và sau khi tranh cử mới thấy nước Mỹ thật công bằng.