Theo nội dung tố cáo, công ty này đã bắt tay với đại lý để tạo và duy trì chênh lệch cao giá bán buôn, gây thất thoát lớn và có dấu hiệu trốn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đến thời điểm này Công ty Thuốc lá Thăng Long đã làm việc với 4 đoàn kiểm tra từ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an. |
Đến thời điểm này Công ty Thuốc lá Thăng Long đã làm
việc với 4 đoàn kiểm tra từ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Bộ Tài
chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an.
Mục đích vào cuộc của các đoàn là làm rõ nội dung tố
cáo ông Đặng Xuân Phương, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thuốc lá Thăng Long “đã cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”, gây thất thoát hàng
trăm tỷ đồng.
Cụ thể, nguồn tố cáo đưa ra khảo sát thực tế tại một số
“đại lý cấp 1” của Thuốc lá Thăng Long, dẫn chênh lệch giá rất lớn giữa
giá bán ra từ công ty so với giá thương mại của cơ sở. Chênh lệch lớn
này có từ 1.900 đồng đến hơn 3.000 đồng/bao, ở sản phẩm thuốc lá Thăng
Long bao mềm và bao cứng - hai sản phẩm có thể nói là rất thành công
trong vài năm gần đây.
Với chênh lệch như vậy, mức tiêu thụ khoảng 400 triệu
bao trong năm 2011, khả năng thất thoát là rất lớn. Và câu hỏi mà đơn
thư tố cáo đặt ra là tiền từ chênh lệch đó đã rơi vào túi ai, có hay
không việc gửi giá tại công ty này?
Trước nội dung trên, Văn phòng Chính phủ có văn bản
thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Công Thương, Bộ
Tài chính chỉ đạo thanh tra làm rõ; Bộ Công an cũng có đoàn vào cuộc;
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cũng lập đoàn tương tự.
Trước khi có kết quả thanh tra, Công ty Thuốc lá Thăng
Long đã có đơn và báo cáo giải trình tới các bên liên quan. Tại cuộc
trao đổi với báo chí tuần qua, lãnh đạo công ty này cũng nhấn mạnh đến
điểm xuất phát của vụ việc: đơn thư tố cáo là nặc danh, thậm chí là mạo
danh và cần làm rõ điểm này.
Đơn gửi các cơ quan báo chí của công ty cũng nêu rằng:
“Với thủ đoạn không trong sạch, những kẻ nặc danh tố cáo sai sự thật đã
lợi dụng danh nghĩa tập thể cán bộ công nhân viên để phục vụ mục đích cá
nhân đồng thời tác động xấu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, uy tín và thương hiệu của công ty”.
Đơn thư tố cáo mạo danh bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chủ
tịch Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, tuy nhiên bà Mai có văn bản khẳng
định không làm đơn thư tố cáo trên.
Đáng chú ý, vụ việc trên đang tạo dư luận hoài nghi về
một “cuộc chiến” nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, xuất phát từ
đơn vị thành viên là Công ty Thuốc lá Thăng Long. Văn bản mới đây của
Công đoàn Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng “lưu ý” rằng, vụ việc tố cáo
đối với ông Đặng Xuân Phương xảy ra đúng thời điểm Bộ Công Thương đang
tổ chức cơ cấu bộ máy lãnh đạo cao nhất của Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam.
“Chúng tôi mua đứt bán đoạn”
Dù là tố cáo nặc danh, mạo danh thì các cơ quan chức
năng cũng đã dồn dập vào cuộc. Vấn đề cũng đã được đặt ra là tại sao lại
có chênh lệch giá lớn như vậy trong thời gian qua, tiền vào túi ai và
trách nhiệm của Công ty Thuốc lá Thăng Long đến đâu?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc công
ty, lưu ý rằng cần phải xem xét vấn đề một cách toàn diện, đặt trong
chiến lược kinh doanh, cơ chế phân phối và thực tế hiệu quả sản xuất
kinh doanh thời gian qua.
Trước hết, ông Thủy khẳng định: “Chúng tôi bán sản phẩm
ra thị trường theo nguyên tắc mua đứt bán đoạn. Công ty không có khái
niệm đại lý như các thông tin phản ánh và đơn thư tố cáo. Và chênh lệch
giá cao thấp cần phải xem xét về tổng thể”.
Không có khái niệm đại lý, theo ông Thủy giải thích, vì
công ty không cần thiết phải tổ chức hệ thống này. “Chúng tôi sản xuất
kinh doanh tốt như hiện nay, không cần thiết phải tổ chức hệ thống đại
lý để phát sinh chi phí. Mặt khác, hoạt động ở lĩnh vực đặc biệt, cơ chế
tổ chức đại lý cũng rất khó vì không được thực hiện các chính sách hoa
hồng, các chương trình khuyến mãi vì luật hiện không cho phép”, ông Thủy
nói.
Về chênh lệch giá, Giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long
cũng nhấn mạnh là “không thể dùng cây để nói rừng, không thể lấy đầu cơ
đẩy giá ở một số điểm nóng thị trường để quy kết cho chênh lệch giá của
cả thị trường”.
Cụ thể, dẫn chứng mà ông đưa ra là thời điểm Tết Nguyên
đán vừa qua, một số nhà phân phối tại địa bàn Hà Nội có hiện tượng gom
hàng đẩy giá tạo chênh lệch rất cao. Trong khi đó, tại các khu vực, địa
bàn khác lại tương đối ổn định. Mặt khác, do mua đứt bán đoạn, công ty
không thể can thiệp trực tiếp giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Vậy trách nhiệm của công ty ở đâu? Ông Thủy trả lời
rằng, giải pháp can thiệp và bình ổn giá thị trường là tăng cường sản
xuất và tăng cung hàng ra thị trường, cũng như thực hiện chính sách giá
theo phân khúc của mình.
Chiến lược được đưa ra là: thị trường thuốc lá Việt Nam
hiện cạnh tranh rất khắc nghiệt, từ các doanh nghiệp trong nước, nước
ngoài và đặc biệt là hàng nhập lậu. Thăng Long lựa chọn phân khúc bình
dân, áp chính sách giá hợp lý để cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả kinh
doanh tốt.
Ông Thủy cũng khẳng định, nếu không có chính sách giá
như thời gian qua công ty rất khó để tạo sự đột phá với tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất toàn ngành.
Năm 2010-2011, doanh thu của công ty đã ở mức 3.906 tỷ
đồng, đạt 185,7% so với năm 2009; nộp ngân sách 1.588 tỷ đồng, đạt
211,7% so với 2009; lợi nhuận là 129 tỷ đồng, đạt tới 843,13% so với năm
2009. Đây cũng là công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất
cao với 62,8%. Thu nhập bình quân người lao động cũng khá ấn tượng với
11 triệu đồng/tháng (năm 2011).
Theo VnEconomy
No comments:
Post a Comment