Hiện nay, thách thức của Trung Quốc đối với chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam ở biển Đông là hết sức nghiệm trọng. Năm 1974, Trung Quốc
dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong mấy chục năm
sau kể từ sự kiện này, Trung Quốc liên tục tiến hành các bước chuẩn bị
về lập pháp, cơ sở pháp lý quốc tế và lịch sử, hành chính, chính trị và
ngoại giao, thông tin tuyên truyền và sức mạnh quân sự để thực hiện ý đồ
bành trướng ở biển Đông.
Chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc
Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về Đường cơ sở năm 1996, Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998, Luật về các Hải đảo năm 2010; thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để “quản lý” trái phép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam năm 2007… Mới đây (tháng 6.2010), Trung Quốc ban hành Cương yếu phát triển hải dương với tầm nhìn 2020, hoàn thiện các chính sách mới để quản lý, sử dụng, bảo vệ hải đảo, đặc biệt là đảo không có người nhằm vào khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Các hoạt động khác còn bao gồm: chương trình hỗ trợ, ưu đãi các tỉnh Quảng Tây và Hải Nam triển khai đăng ký quyền sở hữu đất đai, quản lý địa chính ở Hoàng Sa của Việt Nam và các đảo không người trên biển Đông; quy định đặt cột mốc và tên gọi hải đảo năm 2011, quy chế khai thác du lịch tới Hoàng Sa và xây dựng mở rộng các cơ sở, trạm đón tiếp trên đảo, mở đường cho việc lấn chiếm dân sự đối với các đảo nằm trên vùng biển của Việt Nam và các quốc gia khác.
Đồng thời với việc tăng cường tiềm lực hải quân và không quân (gồm cả tàu sân bay), đến nay, Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông, thực hiện yêu sách chủ quyền trên thực địa thông qua các hoạt động như: tăng cường tập trận, trấn áp, khiêu khích quân sự (năm 2010 Trung Quốc đưa cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải vào tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay); thực hiện “quân sự hóa hàng hải và quân sự hóa hoạt động dân sự” cho đội tàu giám ngư đi tuần tra vùng biển, kiểm tra, truy đuổi, sách nhiễu, thậm chí bắt giữ ngư dân của các nước đang hoạt động; đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hàng năm trên biển Đông, ngăn cản tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam; sử dụng sức mạnh kinh tế để đe dọa các đối tác, gia tăng sức ép đối với hoạt động hợp pháp của các bên có chủ quyền tai biển Đông (ngăn cản và đe dọa các công ty nước ngoài thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, liên tục đưa các tàu khảo sát cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn khu vực Hoàng Sa và các lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam…
Ngày 26.5 và ngày 9.6.2011, Trung Quốc đã ngang ngược cho tàu vào cắt cáp địa chấn tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam... Thực chất, đây là sự mở màn của cuộc xâm chiếm trên biển nhằm vào Việt Nam với quy mô chưa từng có trong lịch sử khu vực và thế giới. Mục tiêu của hành động này rất rõ ràng: một là, lấn chiếm gần như toàn bộ diện tích biển Đông, trùm lên một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò”; Hai là, khẳng định độc quyền đối với toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực biển này; và ba là, chiếm toàn bộ các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò”, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Làm gì để bảo vệ chủ quyền?
Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể giữ được chủ quyền biển, đảo của mình ở biển Đông hay không? Câu trả lời là: Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc và không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông. Nếu chúng ta có bản lĩnh, trí tuệ thì với thế và lực của Việt Nam trong sức mạnh về chính trị, ngoại giao và pháp lý trong bối cảnh thế giới tương đối thuận lợi hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể giữ vững chủ quyền biển, đảo ở biển Đông.
Vấn đề đáng bàn lúc này là chúng ta cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền ở biển Đông? Để làm phá sản âm mưu độc chiếm biển Đông và thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, làm phá sản tham vọng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc…, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chúng ta là xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Không được nhân nhượng
Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu chiến lược của chúng ta cần bao gồm bốn bộ phận cấu thành.
Một là, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bằng được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thực chất của nhiệm vụ này là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên dầu khí và tài nguyên cá. Đây là khu vực vực biển thuộc sổ đỏ quốc gia, là quyền đương nhiên của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, không một ai có thể cướp đoạt được. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với bất cứ giá nào, không được nhân nhượng. Chỉ cần một nhân nhượng nhỏ là chúng ta sẽ mất tất cả.
Trọng tâm nhiệm vụ là ngăn chặn việc Trung Quốc cho tàu vào quấy phá các hoạt động thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các phương tiện Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc đặt giàn khoan hay những cấu trúc nhân tạo đầu tiên trên thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cần dồn toàn bộ lực lượng, mọi phương tiện và tiến hành mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý và quân sự cần thiết để đạt mục tiêu này với bất cứ giá nào. Hành vi gây hấn như đối với tàu Bình Minh 2 ngày 26.5.2011 hay đối với tàu Viking II ngày 9.6.2011 trên vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam, nếu để tiếp tục tái diễn, thì sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu và hết sức nguy hiểm. Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một “lỗ thủng” trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.
Hai là, kiềm chân Trung Quốc trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, không để Trung Quốc áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982, lấy quần đảo Hoàng Sa làm các điểm cơ sở để xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần sử dụng các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc nhằm tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này
Có thể trong nhiều năm nữa, chúng ta chưa thể thu hồi được quần đảo Hoàng Sa, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta mất chủ quyền đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển năm 1982, nên không có giá trị xác lập chủ quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh bền bỉ, không được lùi bước, không được nhân nhượng. Chỉ cần chứng minh cho thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ những căn cứ lịch sử và pháp lý, chúng ta cũng đã có thể bước đầu ngăn bước tiến của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ba là, đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý với đầy đủ các chứng cứ và lập luận khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trên thực tế, chúng ta cần đấu tranh giữ nguyên trạng tại khu vực quần đảo này. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần liên kết với các nước khác là các bên tranh chấp để tạo ra đối trọng với Trung Quốc; đồng thời kiềm chân Trung Quốc trên các điểm mà họ đang chiếm giữ trái phép, không để Trung Quốc lấy quần đảo Trường Sa làm điểm cơ sở ( áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982) để xác lập các vùng biển lấn sâu vào vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì giữ nguyên trạng Trường Sa cũng là mong muốn của các nước tranh chấp khác tron khu vực.
Bốn là, xác định phạm vi 12 hải lý cho các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở vận dụng quy định của luật biển quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là điều 121 Công ước Luật biển 1982, theo đó những đảo không có điều kiện cho con người sinh tồn và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp chúng ta thu hẹp đến hơn 95% diện tích của khu vực tranh chấp trên biển Đông; đồng thời góp phần kiềm chân Trung Quốc trên các đảo mà họ đang chiếm giữ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như vậy, xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là định hướng cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những biện pháp cần thiết trước mắt và trong những thập kỷ tới, góp phần làm phá sản tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, góp phần giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Theo Dat Viet
Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về Đường cơ sở năm 1996, Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998, Luật về các Hải đảo năm 2010; thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để “quản lý” trái phép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam năm 2007… Mới đây (tháng 6.2010), Trung Quốc ban hành Cương yếu phát triển hải dương với tầm nhìn 2020, hoàn thiện các chính sách mới để quản lý, sử dụng, bảo vệ hải đảo, đặc biệt là đảo không có người nhằm vào khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Các hoạt động khác còn bao gồm: chương trình hỗ trợ, ưu đãi các tỉnh Quảng Tây và Hải Nam triển khai đăng ký quyền sở hữu đất đai, quản lý địa chính ở Hoàng Sa của Việt Nam và các đảo không người trên biển Đông; quy định đặt cột mốc và tên gọi hải đảo năm 2011, quy chế khai thác du lịch tới Hoàng Sa và xây dựng mở rộng các cơ sở, trạm đón tiếp trên đảo, mở đường cho việc lấn chiếm dân sự đối với các đảo nằm trên vùng biển của Việt Nam và các quốc gia khác.
Đồng thời với việc tăng cường tiềm lực hải quân và không quân (gồm cả tàu sân bay), đến nay, Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông, thực hiện yêu sách chủ quyền trên thực địa thông qua các hoạt động như: tăng cường tập trận, trấn áp, khiêu khích quân sự (năm 2010 Trung Quốc đưa cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải vào tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay); thực hiện “quân sự hóa hàng hải và quân sự hóa hoạt động dân sự” cho đội tàu giám ngư đi tuần tra vùng biển, kiểm tra, truy đuổi, sách nhiễu, thậm chí bắt giữ ngư dân của các nước đang hoạt động; đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hàng năm trên biển Đông, ngăn cản tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam; sử dụng sức mạnh kinh tế để đe dọa các đối tác, gia tăng sức ép đối với hoạt động hợp pháp của các bên có chủ quyền tai biển Đông (ngăn cản và đe dọa các công ty nước ngoài thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, liên tục đưa các tàu khảo sát cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn khu vực Hoàng Sa và các lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam…
Ngày 26.5 và ngày 9.6.2011, Trung Quốc đã ngang ngược cho tàu vào cắt cáp địa chấn tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam... Thực chất, đây là sự mở màn của cuộc xâm chiếm trên biển nhằm vào Việt Nam với quy mô chưa từng có trong lịch sử khu vực và thế giới. Mục tiêu của hành động này rất rõ ràng: một là, lấn chiếm gần như toàn bộ diện tích biển Đông, trùm lên một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò”; Hai là, khẳng định độc quyền đối với toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực biển này; và ba là, chiếm toàn bộ các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò”, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Làm gì để bảo vệ chủ quyền?
Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể giữ được chủ quyền biển, đảo của mình ở biển Đông hay không? Câu trả lời là: Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc và không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông. Nếu chúng ta có bản lĩnh, trí tuệ thì với thế và lực của Việt Nam trong sức mạnh về chính trị, ngoại giao và pháp lý trong bối cảnh thế giới tương đối thuận lợi hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể giữ vững chủ quyền biển, đảo ở biển Đông.
Vấn đề đáng bàn lúc này là chúng ta cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền ở biển Đông? Để làm phá sản âm mưu độc chiếm biển Đông và thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, làm phá sản tham vọng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc…, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chúng ta là xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Không được nhân nhượng
Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu chiến lược của chúng ta cần bao gồm bốn bộ phận cấu thành.
Một là, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bằng được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thực chất của nhiệm vụ này là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên dầu khí và tài nguyên cá. Đây là khu vực vực biển thuộc sổ đỏ quốc gia, là quyền đương nhiên của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, không một ai có thể cướp đoạt được. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với bất cứ giá nào, không được nhân nhượng. Chỉ cần một nhân nhượng nhỏ là chúng ta sẽ mất tất cả.
Trọng tâm nhiệm vụ là ngăn chặn việc Trung Quốc cho tàu vào quấy phá các hoạt động thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các phương tiện Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc đặt giàn khoan hay những cấu trúc nhân tạo đầu tiên trên thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cần dồn toàn bộ lực lượng, mọi phương tiện và tiến hành mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý và quân sự cần thiết để đạt mục tiêu này với bất cứ giá nào. Hành vi gây hấn như đối với tàu Bình Minh 2 ngày 26.5.2011 hay đối với tàu Viking II ngày 9.6.2011 trên vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam, nếu để tiếp tục tái diễn, thì sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu và hết sức nguy hiểm. Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một “lỗ thủng” trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.
Hai là, kiềm chân Trung Quốc trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, không để Trung Quốc áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982, lấy quần đảo Hoàng Sa làm các điểm cơ sở để xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần sử dụng các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc nhằm tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này
Có thể trong nhiều năm nữa, chúng ta chưa thể thu hồi được quần đảo Hoàng Sa, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta mất chủ quyền đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển năm 1982, nên không có giá trị xác lập chủ quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh bền bỉ, không được lùi bước, không được nhân nhượng. Chỉ cần chứng minh cho thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ những căn cứ lịch sử và pháp lý, chúng ta cũng đã có thể bước đầu ngăn bước tiến của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ba là, đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý với đầy đủ các chứng cứ và lập luận khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trên thực tế, chúng ta cần đấu tranh giữ nguyên trạng tại khu vực quần đảo này. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần liên kết với các nước khác là các bên tranh chấp để tạo ra đối trọng với Trung Quốc; đồng thời kiềm chân Trung Quốc trên các điểm mà họ đang chiếm giữ trái phép, không để Trung Quốc lấy quần đảo Trường Sa làm điểm cơ sở ( áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982) để xác lập các vùng biển lấn sâu vào vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì giữ nguyên trạng Trường Sa cũng là mong muốn của các nước tranh chấp khác tron khu vực.
Bốn là, xác định phạm vi 12 hải lý cho các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở vận dụng quy định của luật biển quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là điều 121 Công ước Luật biển 1982, theo đó những đảo không có điều kiện cho con người sinh tồn và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp chúng ta thu hẹp đến hơn 95% diện tích của khu vực tranh chấp trên biển Đông; đồng thời góp phần kiềm chân Trung Quốc trên các đảo mà họ đang chiếm giữ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như vậy, xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là định hướng cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những biện pháp cần thiết trước mắt và trong những thập kỷ tới, góp phần làm phá sản tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, góp phần giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Theo Dat Viet
2 comments:
Hảy theo gương Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi,Quan Trung mà giử nước,dân tộc ta chịu rất nhiều đau khổ vì họ theo suốt chiều dài lịch sử hy vọng ban lảnh đạo Đảng đem ra mổ xẻ,học lại lịch sử và tìm bạn mà chơi,từ bỏ lợi riêng mà lo cho lợi chung,đó mới là người yêu nước.Ý Ông-Bà.
Những đóng góp tinh thần của rất nhiều người DânViệt có tấm lòng trăn trở về sự tồn vong và gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ,mà đảng csVNcầm quyền nào có lắng nghe.Đâu có biện pháp nào khả dĩ là có thễ thấy đảng csVN nhân nhượng.Nhưng rõ ràng nhất là họ thoả hiệp để quốc gia chịu thiệt,đã mất nhiều thứ lắm rồi!và cứ cái đà này thì chuyện làm thân nô lệ sẽ không còn xa.
Post a Comment