Blogger Widgets

Saturday, December 6, 2014

Ai là những con người trơ trẽn và lì lợm?

Ảnh của Tòng Thanh Phạm.
QLB
Nguyên Thạch (Quanlambao)

Khi đề cập về những người cộng sản cùng cái cơ chế của nó, người ta chẳng những không có được sự thán phục hay ngưỡng mộ mà ngược lại là thái độ thù ghét cũng như rất khinh bỉ bởi những cái trơ trẽn lì lợm và hạ đẳng từ những con người cộng sản này gây nên.


Chính vì những chứng cớ cơ bản này mà thế kỷ trước, ai đó đã phát biểu cảm tưởng của mình để định giá về cộng sản: "Sự kiện quan trọng nhất của Thế kỷ 20 là ghi nhận sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản đồng thời cũng đánh dấu sự suy vong của nó".



 
Những biến cố vào thập niên 80, 90 từ Đông Âu đến Liên Sô, từ Ba Lan đến sự sụp đổ của bức tường ô nhục Đông Đức đã không ít ảnh hưởng đến tư duy của những người cộng sản có chút kiến thức ở VN. Một số trong họ có suy nghĩ đặt lại toàn bộ vấn đề về cương lĩnh, đường lối cũng như một hướng đi nhưng chính nguyên nhân không có trình độ kiến thức để tìm ra lối thoát khả dĩ nên phần lớn với thái độ lì lợm, bảo thủ bám víu vào những gì đã có với mục đích duy nhất là được tồn tại sự cai trị.
 

 
Với khả năng vận hành đất nước rất kém cỏi, họ là những người không được đào tạo và trang bị những trình độ căn bản phải có và đủ để vận hành một guồng máy quốc gia trên nguyên tắc phải phát triển đi lên và bảo đảm ổn định về mọi mặt cần thiết phải có, đó là Dân Chủ, Nhân Quyền và pháp luật công minh. Nghĩ cho cùng, trong hoàn cảnh như thế, họ không còn một sự lựa chọn nào khác là bám víu vào những gì đã đạt được trong sự cầu âu. Đây là nét tóm gọn trong tầm nhìn về một đất nước hoàn toàn bị bế tắc về mọi mặt.

 
Nếu sự việc được diễn đạt theo từ ngữ của cộng sản thì đây là một sự "lô-gic" hay còn gọi là "tất yếu". Làm sao có thể phát triển được đất nước khi giới lãnh đạo không có trình độ?. Khi một đảng phái chính trị hoàn toàn độc quyền và tuyệt đối không có sự cạnh tranh?. Từ thực tế này, đảng là tất cả, đứng cả trên pháp luật và hệ quả của nó là sự toàn trị, đưa ra một cơ chế độc tài, nắn ra những cái vòng kim cô mà trong đó mọi người bị đặt vào vị thế tự trói mình và trói buộc lẫn nhau trong cái gọi là "bạo lực cách mạng chuyên chính"!.
 


Duy trì một hệ thống với quân đội đông đảo dưới sự cầm nắm của các tướng lãnh ù lì cùng não trạng qui phục quì gối trước bọn lãnh đạo tăm tối nhận thức và trước giặc ngoại bang. Duy trì một hệ thống côn an mật vụ cực kỳ dầy đặc, hiện trạng này chính là sự bào mòn tiềm lực quốc gia, đưa đến khủng hoảng về năng lực tài chánh và nợ nần. Những chi trả cho quân đội, côn an cộng guồng máy cầm quyền cồng kềnh, bên cạnh phải bao nuôi một lượng gần 4 triệu đảng viên, đây thật là một gánh nặng cực kỳ cho cả một đất nước dựa trên cơn bản nông nghiệp, hoàn toàn vắng mặt kỹ nghệ, công nghiệp cao để cạnh tranh với cộng đồng thế giới.
 
 


Ngạn ngữ có nói: "Nghèo túng sinh khốn khó, bần cùng sinh đạo tặc". 40 năm bám víu vào những thứ gần như là bế tắc, xã hội Việt Nam hôm nay là một bức tranh lem luốt, nhạt nhòa toàn diện. Mạnh quan, quan cướp, mạnh dân, dân lừa. Con người ta tự tranh gianh dẫm đạp lên nhau cho sự sinh tồn trong khi hố vong nô ngày càng lún sâu trong vực thẳm vô vọng. Một xã hội được xem là tụt hậu, suy đồi toàn diện.


Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy bọn lãnh đạo này, nay nhốt nhà Dân Chủ này, mai bắt nhà đấu tranh khác để dùng chính dân mình làm những vật trao đổi cho những mục đích thấp hèn hạ đẳng.

 
Dựa trên nền tảng của một chủ nghĩa hoang tưởng, bế tắc, dựa trên những năng lực và trình độ trống rỗng của những người tự cho mình được quyền lãnh đạo!. Với bối cảnh vô vọng như thế, người cộng sản không còn phương cách nào khác hơn là lì lợm, trơ trẽn và ngày càng trở nên hung bạo hầu nắm giữ độc quyền cai trị được ngày nào hay ngày đó, cho đến khi tức nước vỡ bờ, người dân sẽ đồng hành vùng dậy dẹp bỏ một chế độ hoàn toàn bế tắc về mọi mặt. Ngày ấy bao giờ mới đến? Câu trả lời sớm hay muộn là tùy ở toàn dân Việt Nam.

Cố bám víu vào những ngôi vị không ai bầu, không ai đồng thuận...vậy không trơ trẽn, không lì lợm thì là gì?.

 
Nguyên Thạch


 


No comments: