QLB - Khi đài truyền hình nhà nước Bắc Hàn thông báo vụ thất sủng của ông Jang Song - thaek, chú rể dượng của nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, dường như Bộ Ngoại giao của Trung Quốc đã bị bất ngờ.
Là đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn nhưng Trung Quốc đã mất tới 40 tiếng đồng mới đưa ra tuyên bố đầu tiên sau tin tức này.
Tuyên bố này ngắn ngủi và không thực rõ ràng:
"Là láng giềng thân thiện, chúng tôi hy vọng được thấy ổn định quốc gia, phát triển kinh tế và người dân được sống trong hạnh phúc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, "phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong một cuộc họp báo vào ngày 13/12, đề cập vụ hành quyết là thuộc về "công việc nội bộ" của Bắc Hàn.
'Ông Jang thất sủng'
Vào ngày 12/12, ông Jang, 67 tuổi, bị hành quyết sau khi nhận tội trước một Tòa án Quân sự. Truyền thông nhà nước Bắc Hàn mô tả ông "tồi tệ hơn một con chó", và cáo buộc ông đã "bán tháo tài nguyên" với giá rẻ và cho thuê đất, bao gồm các đặc khu kinh tế Rason trong 50 năm cho Trung Quốc.
"Vụ thanh trừng của ông Jang không liên quan gì đến tranh chấp quyền lực, mà là kết quả của một cuộc đụng độ quyền lợi về việc ai sẽ được hưởng lợi từ “các mặt hàng xuất khẩu sinh lợi nhất của Bắc Hàn"
The New York Times
Nhiều người tin rằng sự sụp đổ của ông Jang là hệ quả của một cuộc tranh giành quyền lực, và các tin tức ban đầu cho rằng ông Jang đã mưu đồ một cuộc đảo chính chống lại ông Kim Jong -un. Ông Kang Myong -do, con rể của cựu Thủ tướng Bắc Hàn Kang Song-San, người đã đào thoát tới Nam Hàn hồi tháng 5/1994, đồng ý với nhận định này.
"Vào tháng Mười, ông Jang Song - thaek đến gặp người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un, là ông Kim Jong-nam, và đã giao cho ông này các khoản tiền để chi phí sinh hoạt," ông Kang nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình với kênh YTN News Channel của Hàn Quốc vào ngày 13/12," Kim Jong- un đã theo dõi ông Jang kể từ năm ngoái, và ông ta nghĩ rằng Jang đã cố gắng đưa Kim Jong-nam lên ngôi."
Lời giải thích phản ánh các lời lẽ cáo buộc về sự ‘xấu xa’ của nhà lãnh đạo 30 tuổi chống lại người chú của mình. Trong bản cáo trạng nảy lửa dài 2.700 từ, ông Jang bị buộc tội âm mưu làm đảo chính chống lại Kim Jong-un, và ông bị gọi là "kẻ phản bội của mọi thời đại," và "một con người cặn bã, hèn hạ."
"Tôi đã dàn dựng một cú đảo chính bằng cách sử dụng các sĩ quan quân đội có quan hệ gần gũi với tôi, hoặc bằng cách huy động lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát của những người thân tín của tôi," ông Jang được cho là đã thừa nhận như vậy trong phiên tòa.
Nhưng giải thích mới nhất từ chính phủ Hàn Quốc đối chọi lại giải thích nói trên. Ngày 23/12, ông Nam Jae-joon, Giám đốc cơ quan Tình báo Hàn Quốc nói với Quốc hội rằng vụ thanh trừng của ông Jang không liên quan gì đến tranh chấp quyền lực, mà là kết quả của một cuộc đụng độ quyền lợi về việc ai sẽ được hưởng lợi từ “các mặt hàng xuất khẩu sinh lợi nhất của Bắc Hàn là than, trai và cua," tờ The New York Times đưa tin.
‘Cái tát vào mặt’
"Trong mọi trường hợp, đây là điều gây lo ngại sâu sắc cho các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn ở CHDCND Triều Tiên," John Everard, cựu đại sứ Anh tại Bắc Hàn nói. Trong khi các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại Bắc Hàn vẫn còn nghiêm khắc, Trung Quốc đã giao dịch với Bắc Hàn trong suốt nhiều năm.
Theo Cục xúc tiến Thương mại - Đầu tư của Hàn Quốc, 88% tổng kim ngạch ngoại thương của Bắc Hàn năm ngoái liên quan tới Trung Quốc. Trong số các thỏa thuận làm ăn, Trung Quốc nhập khẩu một lượng than và quặng sắt trị giá chừng 2,4 tỷ USD từ Bắc Hàn trong năm 2012. Trong hệ thống quan liêu và bí mật của Bắc Hàn, bây giờ chúng ta biết rằng Jang Song - thaek là người đứng sau các giao dịch.
Trong nhiều năm qua, ông Jang Song - thaek được Trung Quốc coi là hy vọng tốt nhất cho Bắc Hàn để khởi động các cải cách kinh tế dần dần, cùng loại với những cải cách mà bản thân Trung Quốc đã trải qua từ năm 1979. Bằng cách ủng hộ các cải cách kiểu Trung Quốc, cách thức này không chỉ có tác dụng ‘câu giờ' với Trung Quốc để tìm ra một giải pháp cho Bắc Hàn, mà cũng sẽ giúp Bắc Hàn duy trì sự ổn định. Trước khi Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, phương pháp này dường như đã có tác dụng.
"Cái chết của ông Jang đã cắt đứt một kênh giao tiếp giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng," ông Everard nói thêm. Hy vọng cải cách dần dần đã "không làm Kim Jong-un quan tâm" John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Bắc Hàn
Tại Thượng Hải vào năm 2001, cha của Kim Jong-un, ông Kim Jong-il đã được giới thiệu khi tới thăm thị trường chứng khoán Thượng Hải, thăm hệ thống tàu điện ngầm cũng như một khu công nghệ cao. Tin tức từ các kênh truyền thông khác nhau khi đó cho hay ông Kim Jong-il đã tỏ ra có "ấn tượng" về sự tiến bộ của Trung Quốc.
Dưới thời của Kim Jong-il, Bình Nhưỡng đã thất bại trong nỗ lực tái cơ cấu mô hình kinh tế. Những nỗ lực này bao gồm một cuộc cải cách bất thành về tiền tệ trong năm 2009, và một số dự án phát triển chung với Trung Quốc dọc theo đường biên giới chung. Bình Nhưỡng "dường như cố chứng tỏ các tác động của lệnh trừng phạt kinh tế của Nam Hàn có thể được cân bằng lại bởi sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc, " tờ nhật báo lớn của Hàn Quốc, The Chosun Ilbo viết trong chuyến thăm Trung Quốc của cố chủ tịch Kim vào năm 2011.
Ngay sau khi ông Kim Jong-il qua đời vào năm 2011, Jang Song - thaek và vợ của ông là bà Kim Kyong -hui nổi lên như những nhà lãnh đạo trên thực tế của Bắc Hàn. Vào thời điểm khi áp lực quốc tế đặt lên vai Bắc Kinh để gây ảnh hưởng tới Bắc Hàn, ông Jang là một phần biện minh cho vai trò của Bắc Kinh trong duy trì hiện trạng.
"Nhưng việc hành quyết ông Jang đã cắt đứt chuyện này", ông Everard nói. Trong bản cáo trạng của ông Jang, ông bị cáo buộc bán đất đai thuộc khu vực kinh tế và thương mại Rason cho "nước ngoài " với thời hạn năm thập niên, dường như đề cập đến Trung Quốc. "Cái chết của ông Jang đã cắt đứt một kênh giao tiếp giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng," ông Everard nói thêm. Hy vọng cải cách dần dần đã "không làm Kim Jong-un quan tâm", ông nói.
Có giả thuyết nói vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek liên quan tranh giành nguồn lợi kinh tế
"Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề bởi Bình Nhưỡng. Địa vị của Trung Quốc ở CHDCND Triều Tiên bị xấu đi tệ hại; khả năng ảnh hưởng đến CHDCND Triều Tiên chỉ còn ở một mức độ rất thấp, và giới lãnh đạo Bắc Hàn cho thấy rõ ràng họ chẳng tôn trọng gì người mà Trung Quốc coi là bạn bè tại phiên tòa của chính quyền Kim Jong-un”, ông Everard nói, "Trung Quốc đã bị tát vào mặt."
‘Đồng hồ đếm ngược’
Nhưng một câu hỏi rộng hơn là trên tư cách đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc có thể làm được gì với ông Kim Jong-un?
Mặc dù Bắc Hàn là một vấn đề rất gây chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đã đang có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang dần thay đổi lập trường ở Bắc Hàn.
"Hãy cứ để Bắc Hàn 'tức giận’, chúng ta không thể ngồi đó nhìn và không làm gì chỉ vì chúng lo lắng hành động có thể ảnh hưởng đến quan hệ Trung- Triều", tờ báo tuyên truyền chính thức của nhà nước, Hoàn cầu Thời báo cảnh báo hôm 25/12.
"Họ cần phải làm cho Kim Jong- un hiểu rằng chính sách hiện tại của ông ta vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa phát triển kinh tế sẽ thất bại. Bắc Hàn phải lựa chọn"
John Everard, cựu Đại sứ Anh tại Bắc Hàn
Mối thất vọng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh cũng được phản ánh trong hành vi biểu quyết của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Hai tuần sau khi ông Kim Jong-un ra lệnh cho một vụ thử hạt nhân thứ ba vào tháng Hai, Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận "mở rộng đáng kể" các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc về Bắc Hàn. Đó là một động thái hiếm hoi của Trung Quốc.
Nhưng điều này vẫn chưa được điều chuyển thành những thay đổi trong chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Ông Nam nói với các nhà lập pháp Nam Hàn vào ngày 23/12 rằng Bắc Hàn có thể tung ra các hành động khiêu khích vũ trang chống lại Nam Hàn "vào khoảng tháng Giêng và tháng Ba" để tập hợp đoàn kết ở trong nước.
"Người Mỹ đôi khi nói rằng Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này bằng cách riêng của mình, tôi nghĩ rằng điều đó quá lạc quan", ông Everard nói và cho hay thêm rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc nên bắt đầu bàn thảo một kế hoạch nghiêm túc:
"Họ cần phải làm cho Kim Jong- un hiểu rằng chính sách hiện tại của ông ta vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa phát triển kinh tế sẽ thất bại. Bắc Hàn phải lựa chọn."
"Nếu chúng ta có thể buộc ông ta phải lựa chọn, khi đó chúng tôi có thể thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân," ông Everard để xuất, "đồng hồ đang đếm ngược và chúng ta sắp hết thời gian. "
(BBC)
Là đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn nhưng Trung Quốc đã mất tới 40 tiếng đồng mới đưa ra tuyên bố đầu tiên sau tin tức này.
Tuyên bố này ngắn ngủi và không thực rõ ràng:
"Là láng giềng thân thiện, chúng tôi hy vọng được thấy ổn định quốc gia, phát triển kinh tế và người dân được sống trong hạnh phúc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, "phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong một cuộc họp báo vào ngày 13/12, đề cập vụ hành quyết là thuộc về "công việc nội bộ" của Bắc Hàn.
'Ông Jang thất sủng'
Vào ngày 12/12, ông Jang, 67 tuổi, bị hành quyết sau khi nhận tội trước một Tòa án Quân sự. Truyền thông nhà nước Bắc Hàn mô tả ông "tồi tệ hơn một con chó", và cáo buộc ông đã "bán tháo tài nguyên" với giá rẻ và cho thuê đất, bao gồm các đặc khu kinh tế Rason trong 50 năm cho Trung Quốc.
"Vụ thanh trừng của ông Jang không liên quan gì đến tranh chấp quyền lực, mà là kết quả của một cuộc đụng độ quyền lợi về việc ai sẽ được hưởng lợi từ “các mặt hàng xuất khẩu sinh lợi nhất của Bắc Hàn"
The New York Times
Nhiều người tin rằng sự sụp đổ của ông Jang là hệ quả của một cuộc tranh giành quyền lực, và các tin tức ban đầu cho rằng ông Jang đã mưu đồ một cuộc đảo chính chống lại ông Kim Jong -un. Ông Kang Myong -do, con rể của cựu Thủ tướng Bắc Hàn Kang Song-San, người đã đào thoát tới Nam Hàn hồi tháng 5/1994, đồng ý với nhận định này.
"Vào tháng Mười, ông Jang Song - thaek đến gặp người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un, là ông Kim Jong-nam, và đã giao cho ông này các khoản tiền để chi phí sinh hoạt," ông Kang nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình với kênh YTN News Channel của Hàn Quốc vào ngày 13/12," Kim Jong- un đã theo dõi ông Jang kể từ năm ngoái, và ông ta nghĩ rằng Jang đã cố gắng đưa Kim Jong-nam lên ngôi."
Lời giải thích phản ánh các lời lẽ cáo buộc về sự ‘xấu xa’ của nhà lãnh đạo 30 tuổi chống lại người chú của mình. Trong bản cáo trạng nảy lửa dài 2.700 từ, ông Jang bị buộc tội âm mưu làm đảo chính chống lại Kim Jong-un, và ông bị gọi là "kẻ phản bội của mọi thời đại," và "một con người cặn bã, hèn hạ."
"Tôi đã dàn dựng một cú đảo chính bằng cách sử dụng các sĩ quan quân đội có quan hệ gần gũi với tôi, hoặc bằng cách huy động lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát của những người thân tín của tôi," ông Jang được cho là đã thừa nhận như vậy trong phiên tòa.
Nhưng giải thích mới nhất từ chính phủ Hàn Quốc đối chọi lại giải thích nói trên. Ngày 23/12, ông Nam Jae-joon, Giám đốc cơ quan Tình báo Hàn Quốc nói với Quốc hội rằng vụ thanh trừng của ông Jang không liên quan gì đến tranh chấp quyền lực, mà là kết quả của một cuộc đụng độ quyền lợi về việc ai sẽ được hưởng lợi từ “các mặt hàng xuất khẩu sinh lợi nhất của Bắc Hàn là than, trai và cua," tờ The New York Times đưa tin.
‘Cái tát vào mặt’
"Trong mọi trường hợp, đây là điều gây lo ngại sâu sắc cho các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn ở CHDCND Triều Tiên," John Everard, cựu đại sứ Anh tại Bắc Hàn nói. Trong khi các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại Bắc Hàn vẫn còn nghiêm khắc, Trung Quốc đã giao dịch với Bắc Hàn trong suốt nhiều năm.
Theo Cục xúc tiến Thương mại - Đầu tư của Hàn Quốc, 88% tổng kim ngạch ngoại thương của Bắc Hàn năm ngoái liên quan tới Trung Quốc. Trong số các thỏa thuận làm ăn, Trung Quốc nhập khẩu một lượng than và quặng sắt trị giá chừng 2,4 tỷ USD từ Bắc Hàn trong năm 2012. Trong hệ thống quan liêu và bí mật của Bắc Hàn, bây giờ chúng ta biết rằng Jang Song - thaek là người đứng sau các giao dịch.
Trong nhiều năm qua, ông Jang Song - thaek được Trung Quốc coi là hy vọng tốt nhất cho Bắc Hàn để khởi động các cải cách kinh tế dần dần, cùng loại với những cải cách mà bản thân Trung Quốc đã trải qua từ năm 1979. Bằng cách ủng hộ các cải cách kiểu Trung Quốc, cách thức này không chỉ có tác dụng ‘câu giờ' với Trung Quốc để tìm ra một giải pháp cho Bắc Hàn, mà cũng sẽ giúp Bắc Hàn duy trì sự ổn định. Trước khi Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, phương pháp này dường như đã có tác dụng.
"Cái chết của ông Jang đã cắt đứt một kênh giao tiếp giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng," ông Everard nói thêm. Hy vọng cải cách dần dần đã "không làm Kim Jong-un quan tâm" John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Bắc Hàn
Tại Thượng Hải vào năm 2001, cha của Kim Jong-un, ông Kim Jong-il đã được giới thiệu khi tới thăm thị trường chứng khoán Thượng Hải, thăm hệ thống tàu điện ngầm cũng như một khu công nghệ cao. Tin tức từ các kênh truyền thông khác nhau khi đó cho hay ông Kim Jong-il đã tỏ ra có "ấn tượng" về sự tiến bộ của Trung Quốc.
Dưới thời của Kim Jong-il, Bình Nhưỡng đã thất bại trong nỗ lực tái cơ cấu mô hình kinh tế. Những nỗ lực này bao gồm một cuộc cải cách bất thành về tiền tệ trong năm 2009, và một số dự án phát triển chung với Trung Quốc dọc theo đường biên giới chung. Bình Nhưỡng "dường như cố chứng tỏ các tác động của lệnh trừng phạt kinh tế của Nam Hàn có thể được cân bằng lại bởi sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc, " tờ nhật báo lớn của Hàn Quốc, The Chosun Ilbo viết trong chuyến thăm Trung Quốc của cố chủ tịch Kim vào năm 2011.
Ngay sau khi ông Kim Jong-il qua đời vào năm 2011, Jang Song - thaek và vợ của ông là bà Kim Kyong -hui nổi lên như những nhà lãnh đạo trên thực tế của Bắc Hàn. Vào thời điểm khi áp lực quốc tế đặt lên vai Bắc Kinh để gây ảnh hưởng tới Bắc Hàn, ông Jang là một phần biện minh cho vai trò của Bắc Kinh trong duy trì hiện trạng.
"Nhưng việc hành quyết ông Jang đã cắt đứt chuyện này", ông Everard nói. Trong bản cáo trạng của ông Jang, ông bị cáo buộc bán đất đai thuộc khu vực kinh tế và thương mại Rason cho "nước ngoài " với thời hạn năm thập niên, dường như đề cập đến Trung Quốc. "Cái chết của ông Jang đã cắt đứt một kênh giao tiếp giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng," ông Everard nói thêm. Hy vọng cải cách dần dần đã "không làm Kim Jong-un quan tâm", ông nói.
Có giả thuyết nói vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek liên quan tranh giành nguồn lợi kinh tế
"Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề bởi Bình Nhưỡng. Địa vị của Trung Quốc ở CHDCND Triều Tiên bị xấu đi tệ hại; khả năng ảnh hưởng đến CHDCND Triều Tiên chỉ còn ở một mức độ rất thấp, và giới lãnh đạo Bắc Hàn cho thấy rõ ràng họ chẳng tôn trọng gì người mà Trung Quốc coi là bạn bè tại phiên tòa của chính quyền Kim Jong-un”, ông Everard nói, "Trung Quốc đã bị tát vào mặt."
‘Đồng hồ đếm ngược’
Nhưng một câu hỏi rộng hơn là trên tư cách đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc có thể làm được gì với ông Kim Jong-un?
Mặc dù Bắc Hàn là một vấn đề rất gây chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đã đang có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang dần thay đổi lập trường ở Bắc Hàn.
"Hãy cứ để Bắc Hàn 'tức giận’, chúng ta không thể ngồi đó nhìn và không làm gì chỉ vì chúng lo lắng hành động có thể ảnh hưởng đến quan hệ Trung- Triều", tờ báo tuyên truyền chính thức của nhà nước, Hoàn cầu Thời báo cảnh báo hôm 25/12.
"Họ cần phải làm cho Kim Jong- un hiểu rằng chính sách hiện tại của ông ta vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa phát triển kinh tế sẽ thất bại. Bắc Hàn phải lựa chọn"
John Everard, cựu Đại sứ Anh tại Bắc Hàn
Mối thất vọng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh cũng được phản ánh trong hành vi biểu quyết của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Hai tuần sau khi ông Kim Jong-un ra lệnh cho một vụ thử hạt nhân thứ ba vào tháng Hai, Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận "mở rộng đáng kể" các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc về Bắc Hàn. Đó là một động thái hiếm hoi của Trung Quốc.
Nhưng điều này vẫn chưa được điều chuyển thành những thay đổi trong chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Ông Nam nói với các nhà lập pháp Nam Hàn vào ngày 23/12 rằng Bắc Hàn có thể tung ra các hành động khiêu khích vũ trang chống lại Nam Hàn "vào khoảng tháng Giêng và tháng Ba" để tập hợp đoàn kết ở trong nước.
"Người Mỹ đôi khi nói rằng Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này bằng cách riêng của mình, tôi nghĩ rằng điều đó quá lạc quan", ông Everard nói và cho hay thêm rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc nên bắt đầu bàn thảo một kế hoạch nghiêm túc:
"Họ cần phải làm cho Kim Jong- un hiểu rằng chính sách hiện tại của ông ta vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa phát triển kinh tế sẽ thất bại. Bắc Hàn phải lựa chọn."
"Nếu chúng ta có thể buộc ông ta phải lựa chọn, khi đó chúng tôi có thể thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân," ông Everard để xuất, "đồng hồ đang đếm ngược và chúng ta sắp hết thời gian. "
(BBC)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment