QLB
Chủ tịch Trương Tấn Sang: 'khâu quản lý nhà nước có vấn đề'
Đến thăm và làm việc với Thanh tra Chính phủ Việt Nam hôm 10/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng ngành này “vẫn có những mục tiêu chưa đạt, chuyển biến chậm”.
Ông Sang cũng yêu cầu “ngành thanh tra cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm, kịp thời đưa ra các kiến nghị sửa đổi chính sách để hợp lòng dân”.
Trang báo Đảng Cộng sản Việt Nam cùng ngày cho biết Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh:
“Nếu tỷ lệ khiếu nại, tố cáo sai cao do người dân chưa hiểu chính sách pháp luật thì phải tăng cường tuyên truyền, nhưng vấn đề đầu tiên là phải sửa cái sai từ các cơ quan nhà nước.”
Ông cũng cho biết ý kiến trong buổi làm việc với Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh rằng “thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, điều đó nói lên khâu quản lý nhà nước có vấn đề”.
“Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai.”
Tuy thế, Chủ tịch Sang cũng tỏ ý “tin tưởng ngành Thanh tra sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ”, theo báo Việt Nam.
CON SỐ RẤT TO
"Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai"Chủ tịch Trương Tấn SangCũng bài báo cho thấy những con số khổng lồ về các vụ sai phạm và tham nhũng trong bộ máy công quyền ở Việt Nam dù chỉ qua việc nêu ra các con số những vụ đã bị phát hiện, xử lý.
Theo báo cáo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho Chủ tịch Sang, trong thời gian 2011 -2013, Việt Nam đã có 23.034 cuộc thanh tra hành chính; 367.176 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm hơn 82.136 tỷ đồng, 293.708 ha đất”.
Họ cũng “kiến nghị xử lý kỷ luật 2.946 tập thể, 5.443 cá nhân”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không phải là lãnh đạo cao cấp đầu tiên trực tiếp nêu ra vấn đề tham nhũng.
Hồi tháng 9 năm nay, Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói là báo cáo của Chính phủ mô tả tình hình tham nhũng ‘nhẹ hơn đánh giá trong nghị quyết Trung ương Đảng.
Gần đây hơn, Ban Nội chính của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra “còn thấp”, theo báo cáo được ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính công bố hồi giữa tháng 11 năm nay.
Cùng Ban Nội chính, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cũng thường xuyên nêu ra các mục tiêu cho công tác phòng chống tham nhũng trong bộ máy hành chính.
Ban này gồm các vị Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Ngô Văn Dụ, Nguyễn Xuân Phúc, Uông Chu Lưu, Nguyễn Bá Thanh, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Đinh Tiến Dũng, Vũ Trọng Kim, Nguyễn Văn Hiện.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng thường xuyên nêu ra các câu hỏi chất vấn bên hành pháp về công tác chống tham nhũng.
Một trong các câu hỏi được khá nhiều người chú ý tại phiên chất vấn ở Quốc hội hôm 22/11/2013 là câu hỏi của Đại biểu Lê Như Tiến cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đại biểu Tiến (Quảng Trị) nói "Kể từ khi Quốc hội giao trọng trách là người đứng đầu vào ngày 27/06/2006, đến nay trải qua gần hai nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt, quốc nạn tham nhũng?”,
Ông Dũng chưa trả lời câu hỏi này với lý do hết giờ và hứa sẽ trả lời bằng văn bản và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
(BBC)
Chủ tịch Trương Tấn Sang: 'khâu quản lý nhà nước có vấn đề'
Đến thăm và làm việc với Thanh tra Chính phủ Việt Nam hôm 10/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng ngành này “vẫn có những mục tiêu chưa đạt, chuyển biến chậm”.
Ông Sang cũng yêu cầu “ngành thanh tra cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm, kịp thời đưa ra các kiến nghị sửa đổi chính sách để hợp lòng dân”.
Trang báo Đảng Cộng sản Việt Nam cùng ngày cho biết Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh:
“Nếu tỷ lệ khiếu nại, tố cáo sai cao do người dân chưa hiểu chính sách pháp luật thì phải tăng cường tuyên truyền, nhưng vấn đề đầu tiên là phải sửa cái sai từ các cơ quan nhà nước.”
Ông cũng cho biết ý kiến trong buổi làm việc với Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh rằng “thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, điều đó nói lên khâu quản lý nhà nước có vấn đề”.
“Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai.”
Tuy thế, Chủ tịch Sang cũng tỏ ý “tin tưởng ngành Thanh tra sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ”, theo báo Việt Nam.
CON SỐ RẤT TO
"Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai"Chủ tịch Trương Tấn SangCũng bài báo cho thấy những con số khổng lồ về các vụ sai phạm và tham nhũng trong bộ máy công quyền ở Việt Nam dù chỉ qua việc nêu ra các con số những vụ đã bị phát hiện, xử lý.
Theo báo cáo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho Chủ tịch Sang, trong thời gian 2011 -2013, Việt Nam đã có 23.034 cuộc thanh tra hành chính; 367.176 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm hơn 82.136 tỷ đồng, 293.708 ha đất”.
Họ cũng “kiến nghị xử lý kỷ luật 2.946 tập thể, 5.443 cá nhân”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không phải là lãnh đạo cao cấp đầu tiên trực tiếp nêu ra vấn đề tham nhũng.
Hồi tháng 9 năm nay, Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói là báo cáo của Chính phủ mô tả tình hình tham nhũng ‘nhẹ hơn đánh giá trong nghị quyết Trung ương Đảng.
Gần đây hơn, Ban Nội chính của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra “còn thấp”, theo báo cáo được ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính công bố hồi giữa tháng 11 năm nay.
Cùng Ban Nội chính, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cũng thường xuyên nêu ra các mục tiêu cho công tác phòng chống tham nhũng trong bộ máy hành chính.
Ban này gồm các vị Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Ngô Văn Dụ, Nguyễn Xuân Phúc, Uông Chu Lưu, Nguyễn Bá Thanh, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Đinh Tiến Dũng, Vũ Trọng Kim, Nguyễn Văn Hiện.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng thường xuyên nêu ra các câu hỏi chất vấn bên hành pháp về công tác chống tham nhũng.
Một trong các câu hỏi được khá nhiều người chú ý tại phiên chất vấn ở Quốc hội hôm 22/11/2013 là câu hỏi của Đại biểu Lê Như Tiến cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đại biểu Tiến (Quảng Trị) nói "Kể từ khi Quốc hội giao trọng trách là người đứng đầu vào ngày 27/06/2006, đến nay trải qua gần hai nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt, quốc nạn tham nhũng?”,
Ông Dũng chưa trả lời câu hỏi này với lý do hết giờ và hứa sẽ trả lời bằng văn bản và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
(BBC)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment