Blogger Widgets

Tuesday, November 19, 2013

Về những tấm lòng lo chuyện “dạy người”

QLB 
Nhà giáo Phạm Toàn tha thiết: "Cuộc cải cách giáo dục đi theo chúng tôi xin hãy vượt chúng tôi –

chúng tôi xin xung phong làm vài ba hòn đá nhỏ độn đường cho nghiệp lớn của dân tộc".

Năm 1891, họa sĩ Gauguin khi đó đã bỏ chốn “văn minh” là châu Âu để qua sống ở Tahiti. Hình như ai cũng tin là câu chuyện cuộc đời Paul Gauguin đã được nhà văn Anh Somerset Maugham kể lại trong câu chuyện anh kế toán thành London bỏ vợ con lao vào hội họa. Tên tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết là Mặt trăng và đồng xèng – bản dịch tiếng Pháp là Người điên có vẻ như muốn diễn tả “đúng hơn” người họa sĩ khi sang Tahiti đã mắc căn bệnh hủi của địa phương, mắt mù mà vẫn vẽ được, và khi chết, theo tục lệ địa phương, toàn bộ tài sản của người bị căn bênh hủi đó phải bị thiêu rụi. Trong thời gian sống ở Tahiti, vào năm 1897 họa sĩ Gauguin, vâng Gauguin chứ không phải nhân vật Charles Strickland của tiểu thuyết Người điên, đã vẽ một bức tranh tuyệt đẹp. Bức tranh này không được đặt tên, mà chỉ có mấy dòng chữ như một chú thích của Gauguin: Ta từ đâu tới, Ta là ai, Ta đi về đâu?
Cái tâm trạng hoang mang cuối thế kỷ 19 gửi trong mấy lời như thế mất phương hướng đó, cho đến cuối thế kỷ trước, vẫn còn được chiêm bái vì thấy ở đó một vẻ đẹp như một ý Thơ. Cũng có người đùa giỡn với ý thơ đó, ấy là ông giám đốc nhiệm kỳ trước của Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội. Trong cái vóc dáng cao kều lòng khòng, có lần Patrick Michel (tên ông) đã đùa Tôi đang ở đây, tôi ờ nhà tới đây, và lát nữa tôi lại về nhà. Đó là câu nói đùa, nhưng không báng bổ ý tưởng đã được Gauguin bày tỏ. Đùa vì thấy mình như thể đã bất lực nếu vận dụng vào việc dạy người – một nhiệm vụ quá ư nặng nề. Ông Patrick Michel lại có nét mặt vui vẻ hóm hình luôn luôn tươi cười, nên khi ông bày tỏ sự bất lực thì ai cũng thấy yêu thương con người chân thành nói ra sự hoang mang của mình. Nét mặt ông bạn này hoàn toàn không vô cảm và nói chuyện dạy người như là nói “khoán”, nói lấy được, nói cho xong chuyện, nói vu vơ, nói chỉ để mà nói nhân dịp lễ lạt nào đó.

Chuyện dạy người khó lắm. Vì chuyện dạy người khó thật! Các trường công lập hiện thời vẫn đang còn trưng ra một cách vô cảm cái khẩu hiệu đượm mùi Khổng Nho lâu đời vừa mơ hồ vừa cũ kỹ Tiên học Lễ, hậu học Văn. Sao bảo người ta vô cảm? Thì đấy, mấy ông Khổng tân thời có nghe được tiếng con trẻ tinh khôn “chế” khẩu hiệu đó thành Tiên học phí … ? Có thống kê được bao nhiêu tiếng cười thầm của những bậc mẹ cha mỗi lần đưa con đến trường lại cụng đầu cụng mắt cụng túi vào cái khẩu hiệu hoang đường ấy? Sao bảo người ta hoang đường? Thì chư vị hãy kể ra cho bà con nghe, chữ Lễ gồm những nội dung gì? Và nếu kể ra được đủ các nội dung “dạy người” trong chứ Lễ ấy, thì xin phép hỏi thêm: dùng biện pháp giáo dục gì để con trẻ thừa nhận và chấp hành cái “lễ” ấy?

Chọi lại vế câu đối nhấn vào chữ Lễ kia giờ đây là cả loạt khẩu hiệu “hấp dẫn”. Dường như xã hội đã thấy ít nhất là một vế đối trong quan điểm Học đam mê, Sống tự chủ, mong muốn các em học sinh biết tôn trọng – sáng tạo – yêu thương như một cái nhìn mới trong quan điểm giáo dục hiện đại kết hợp giữa ba thành phần nhà trường – gia đình – học sinh cùng nhau tạo ra một xã hội phát triển bền vững với chân dung học sinh: Tư duy linh hoạt; Vững vàng tri thức; Thành thạo kỹ năng; Thể chất lành mạnh và Sẵn sàng hội nhập.

Và ta lại gặp một vế đối khác nữa, lần này là của riêng tiến sĩ Giáp Văn Dương, như thể chọi lại những nội dung chi chít kể mãi không hết, bằng chỉ một ý tưởng ngắn gọn này: Con người tự do là đích đến của giáo dục. Giáp Văn Dương cho rằng “Con người tự do là nguồn gốc của sáng tạo, khoa học và nhân văn. Nhưng tự do bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm. Tự do càng lớn, trách nhiệm càng cao. Vì thế, bên cạnh việc hướng đến con người tự do, giáo dục cũng nên hướng cho mỗi người trở thành một công dân có trách nhiệm.” Hình thức Giap-School theo phương cách Khan Academy có khả năng thay đổi diện mạo nhà trường, cả ngàn cả vạn học sinh cùng theo học một lần sẽ giúp xóa sổ tâm lý chạy theo bằng cấp, vì cách học này không cấp bằng và các loại chứng chỉ, mà chỉ cung cấp tri thức cho người học mà thôi. Chỉ có một điều đáng đem ra phản biện trong quan điểm “dạy người” của Giáp Văn Dương, vì Tự do chỉ có thể có nếu ta làm ngơ những lực tác động vào những con người đang vươn đến tự do.

Và một điều phản biện thứ hai: dường như chỉ có thể tham gia vào ngôi trường tuyệt đẹp của Giáp Văn Dương là những người học đã có ý thức về tự do và đang vươn tới cái Tự do lớn hơn.

Hoang mang đến đau lòng là tâm trạng bất lực của các nhà giáo dục. Nỗi hoang mang lặp lại của họa sĩ Gauguin, nhưng đương thời hơn, sống còn hơn. Ta sẽ hy vọng vào cái gì?

Hãy để các nhà sư phạm tự do sáng tạo hơn nữa. Khó tìm thấy lối thoát khác.

Phạm Toàn - 2013

“Tôi rất buồn. Đất nước đang nằm trong tay những kẻ thiếu trí khôn. Một quyết định của bọn người thiếu trí khôn, ngay cả trí khôn của con vật cũng không thấy có: con vật còn biết liếm láp những giá trị người.”

Phạm Toàn

2 comments:

louielamson2000 said...


Đọc qua bài này liên tưởng đến bài viết: "Học để làm gì?" trang web gocnhinalan.

http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/hoc-lam-gi.html

Con người học để làm gì !?

Cử nhân Tiến sĩ cọng trừ (+-)

Học hành thi cử làm gì !?
Hỏi ông Thủ Tướng bằng gì lớp tư !? (Cái bằng Tiến sĩ + -)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_T%E1%BA%A5n_D%C5%A9ng

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn_s%C4%A9

Thấy các em học sinh Việt Nam ngày nay học hành nhiều quá… Học ở trường rồi còn học thêm, học kềm, học ngày, học đêm… Bị học nhồi nhét quá tải…
Học để làm gì? Câu hỏi này đi vào chiều sâu rộng để phân tích, theo các ý nghĩa khác nhau…Nó cũng phức tạp, không đơn giản vì theo mỗi tư duy, quan điểm, hoàn cảnh sống của từng từng cá nhân…
Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của các em, có học nhiều không!?
Có bằng Cử nhân + Tiến sĩ danh dự !?
Vậy mà ông Dũng vẫn làm Thủ Tướng Chính Phủ 2 nhiệm kỳ, trước đó từng làm Thứ Trưởng CA, Thống đốc Ngân hàng…
Ông làm Thủ Tướng. Viện Nghiên cứu phát triển IDS (Khoa học-Tri thức Hà Nội) phải giải tán, đóng cửa…
(Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến sự giải thể Viện Phát Triển IDS?)
https://danluan.org/tin-tuc/20090914/choang-vien-nghien-cuu-phat-trien-ids-tuyen-bo-giai-the-de-phan-doi-quyet-dinh-cua
http://my.opera.com/labika/forums/topic.dml?id=291850
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/10/ket-luan-cua-nguyen-tan-dung-oi-voi.html

Đọc sơ qua lai lịch Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Tướng Việt Nam Cộng sản) .Mười hai (12) tuổi đã dzô bưng cầm súng… Cũng tương tự như các du kích quân của Pol Pot http://vi.wikipedia.org/wiki/Pol_Pot Khmer Đỏ. ( Khmer Rouge ). Vào rừng theo Cộng Sản Marx, Mao, Pol Pot…
Ngày nay nhìn thấy các em, các cháu BỊ BẮT HỌC TẬP…quá nhiều thứ…
Mỗi lần đi về các vùng nông thôn Miền Tây Nam Bộ, (Cao nguyên-vùng sâu) thấy các em đi học sáng, học chiều về vất vả… Nhất là vào mùa mưa bão, lũ lụt …
Học để làm gì ? Ở các nước Dân Chủ phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Úc , Canada, Mỹ, Anh, Pháp, Đức… Phải chăng giáo dục học đường của các quốc gia đó, có dưới hạn, và không dưới hạn!? Chính phủ họ cộng tác với các thành phần trí thức, luật gia, doanh nhân…Họ luôn tham khảo, sàng lọc và thử nghiêm, để tìm kiếm những mô hình giao dục văn hóa tri thức, chuẩn mực cho công dân họ…
Ở Việt Nam học theo gương Thủ Tướng!? Học hành thi cử để làm gì!?
Học để làm gì? Sao thấy cũng na ná như cái đề tài (Tình Yêu) muôn thuở…
Câu hỏi?
Học gì?
Làm gì?
Đừng bỏ học!?

Nam Kờ rặc said...

Kính gởi Ông, Thầy Phạm Toàn .
Có lẽ ở thời điểm này người đọc tuy cần không cần thiết lắm để đọc và tham khảo những bài như thế nàỵ. Nếu như ông còn sức khỏe ở tuổi mà miệng đời gọi là "trên bảo dưới chẳng nghe", thiết tưởng Ông nên bình tâm suy nghĩ mà đúc kết thành quả làm Thầy xuyên suốt cuộc đời Ông(những học trò nào cụ thể làm thước đo). Là một thầy giáo, công sức không nhỏ trong quốc sách gọi là "trồng người". Từ thành quả trồng người nầy đã đưa đất nước ta lên "tầm cao nhân loại" để những học trò thân thương "suy tôn" nhân ngày NGVN hằng năm (20/12).Chắc là người đọc là "hãy đợi đấy" mà chờ. Thầy sẽ viết với lời tựa "Vài Suy Nghĩ Qua Những Ngày Nằm Viện" như có người đã viết và cũng có thễ có nhiều người có sẳn trong đầu nhưng chưa vì những lý do riêng .
Có đôi điều cùng Ông thế đấy. Có gì không hợp xin Thầy chớ có vội trừ điểm hoặc điểm 0 mà xin "Hãy Đợi Đấy".
Trân trọng kính chào Ông .

Một "Nam Kờ" rặc.