QLB - Khi chính phủ rơi vào chao đảo trong lần đóng cửa đầu tiên kể từ năm 1990, rất nhiều nhà bình luận đang tập trung phân tích các tác động xấu có thể diễn ra đối với Đảng Cộng hòa. Hầu hết số này đều sử dụng 'tiền lệ' đóng cửa năm 1995-1996 cho điểm khởi đầu của mình nhưng không hẳn đó là nền tảng tốt.
Khác biệt mục tiêu
Trong khi chiến thuật của Cộng hòa tương tự nhưng những cộng sự của họ đã làm giữa những năm 90 thì mục tiêu lại hoàn toàn khác hẳn. Cuộc tranh luận ngân sách trước đó rất rộng về bản chất và bàn về quy mô của chính phủ. Quốc hội lần thứ 104 dẫn đầu là chủ tịch hạ viện Newt Gingrich, tin rằng, họ là đỉnh cao của việc tái sắp xếp cơ cấu do Ronald Reagan khởi xướng; rằng Bill Clinton đắc cử chỉ là ăn may và họ được bầu với nhiệm vụ thu hẹp quy mô cũng như phạm vi của chính phủ một cách đáng kể.
Họ tiến vào một chiến dịch làm ngừng trệ chính phủ với niềm tin công chúng sẽ đứng bên họ, rằng rằng Bill Clinton sẽ phải khuất phục và cuối cùng nhượng hộ yêu cầu của họ. Lần đóng cửa trước đó, trong năm 1990, đã từng đóng vai trò quan trọng khi thuyết phục George H.W. Bush từ bỏ lời hứa "không thuế mới".
Dĩ nhiên, nó lại là không phải cách diễn ra trong năm 1995 và 1996; Clinton lên án hành động của đảng Cộng hòa, đồng thời phủ quyết dự luật dự toán ngân sách với kế hoạch cân bằng tài chính trong vòng 7 năm của Hạ viện. Ông cũng phủ quyết dự luật thứ hai, cho phép chính phủ được hoạt động khi quyền chi tiêu hết hạn.
Lãnh đạo hai Đảng dù đã ngồi lại với nhau để tìm ra phương án giải quyết, nhưng vẫn không đạt được đồng thuận. Kết quả là ngày 14/11/1995, phần lớn các cơ quan chính quyền Liên bang phải đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ duy trì đến ngày 19/11 với một dự luật chi tiêu tạm thời, nhưng mâu thuẫn chính giữa Tổng thống và Hạ viện vẫn chưa được giải quyết triệt để, trực tiếp dẫn đến lần đóng cửa chính phủ lần thứ hai từ ngày 16/12 đến 6/1/1996. Cuộc khủng hoảng chỉ kết thúc khi hai Đảng đạt được thỏa thuận với sự nhượng bộ của Clinton trên vấn đề cân bằng ngân sách.
Uy tín của cả Clinton và Gingrich đều bị ảnh hưởng mạnh trong suốt cuộc khủng hoảng. Nhưng mức độ tín nhiệm của Clinton đã hồi phục nhanh chóng sau đó. Cuộc chiến ngân sách trở thành tâm điểm cho nỗ lực của phe Dân chủ để trở lại lưỡng viện trong tuyển cử 1996. Nhưng Dân chủ thực tế đã không sử dụng việc đóng cửa như là lý do chính tấn công vào Cộng hòa. Cuộc tấn công thực sự nhằm vào động cơ của phe Cộng hòa trong việc đóng cửa. Họ cho rằng, phía Cộng hòa ủng hộ một "lịch trình thuế đầy rủi ro" có lợi cho người giàu.
Nói một cách khác, đánh giá những gì năm 1996 sẽ là minh chứng cho điều sẽ xảy ra với Cộng hòa ngày nay. Chúng ta cần chia tách chiến thuật đóng cửa chính phủ từ bản chất động cơ của nó. Ngày nay, Cộng hòa (GOP) tập trung vào nỗ lực bác bỏ Obamacare. Với những gì diễn ra năm 1995-1996, GOP có lẽ sẽ phải làm thêm điều gì đó cùng với nỗ lực đóng cửa chính phủ để thực thi kế hoạch cân bằng ngân sách mà nghị sĩ Đảng Cộng hòa Paul Ryan đưa ra. Nếu Obamacare thất bại như một số người bảo thủ dự đoán, thì bản thân chiến thuật này có lẽ sẽ được coi là ít tác động tiêu cực.
John Boehner không phải Newt Gingrich, Barack Obama không phải Bill Clinton
Đây là điểm khá nhỏ nhưng sự thể hiện cá nhân trước công chúng của Gingrich là một phần khiến vụ đóng cửa mang lại kết quả không hay cho GOP. Ông không được sự ủng hộ của truyền thông. Tờ Daily News còn mô tả ông như một đứa trẻ nhõng nhẽo đòi đóng cửa chính phủ chỉ vì phải ngồi phía sau chiếc Air Force One. Trong khi đó, Boehner lại khác hẳn, khá giữ mình.
Cùng lúc đó, Obama thực sự không phải như Clinton. Khả năng của Tổng thống hiện tại là thể hiện bản thân như một người ôn hòa thận trọng trong cuộc đối đầu chính trị với Cộng hòa; Trong khi đó Clinton lại có thể là Tổng thống thành công nhất khi công khai sắp xếp cuộc tranh luận có lợi cho phía mình.
Ảnh hưởng thực của việc đóng cửa những năm 1990 là không lớn
Cho dù nhiều người nói tới những tổn thất với GOP, nhưng bằng chứng thực tế cho điều này lại khá yếu ớt. Năm 1994, Cộng hòa giành 230 ghế trong quốc hội. Năm 1996, họ có 236 ghế.
Sau đó, phe Dân chủ không những để lọt chiếc ghế Tổng thống vào tay Đảng Cộng hoà năm 2000 mà còn chỉ chiếm thiểu số trong cả hai viện Quốc hội Mỹ. Trong Hạ viện, Đảng Dân chủ chỉ có 206 ghế, Đảng Cộng hoà có 228 ghế; còn trong Thượng viện, Đảng Dân chủ nắm 47 ghế so với 51 ghế của Đảng Cộng hoà và các nghị sĩ độc lập. Trong chính quyền các bang, Đảng Dân chủ cũng chỉ nắm có 22 ghế trong số 50 ghế thống đốc, tuy rằng họ chiếm đa số thị trưởng.
Đây là sẽ một thách thức cho phe Dân chủ khi họ hy vọng có thể "tận dụng" vụ đóng cửa 2013. Trở lại cuộc tuyển cử năm 1996, 79 thành viên Cộng hòa đã chiếm được ghế từng bầu cho Clinton năm 1992. Ngày nay, chỉ có 17 người Cộng hòa giành lại "ghế bầu cho Obama". Nếu GOP tổn thất ở những khu vực không ủng hộ với tỉ lệ tương tự năm 1996, thì họ sẽ chỉ mất bốn ghế.
Dĩ nhiên, phe Dân chủ do đã có kinh nghiệm với lần chính phủ của Tổng thống Bill Clinton bị đóng cửa năm 1995 vì lý do dự thảo ngân sách không được thông qua nên không quá lo lắng. Họ biết sớm muộn gì các Đảng cũng phải tìm ra giải pháp chung nhưng việc chính phủ phải đóng cửa do áp lực của Đảng Cộng hòa có thể có lợi cho họ. Một số nhà phân tích cho rằng, sự kiện này là dịp may cho phe Dân chủ, bởi đảng Cộng hòa phải chịu thêm sức ép trong bầu cử Tổng thống lần tới. Chỉ biết là, theo kết quả thăm dò dư luận do CNN và ORC International tiến hành được công bố vào sáng 1/10 theo giờ Việt Nam thì, vẻn vẹn 10% người Mỹ tán đồng những việc quốc hội đang làm, 87% tỏ ra thất vọng với công việc của các nghị sĩ. Đây là con số thấp nhất trong những cuộc thăm dò tương tự do CNN thực hiện.
Điều gì xảy ra ở bang đỏ?
Tất nhiên, những hành động thực tế cho năm 2014 không phải là Hạ viện - nơi GOP tiếp tục kiểm soát chương trình nghị sự ngoại trừ trường hợp có thể mất đi một số ghế. Cuộc chiến thực sự là kiểm soát Thượng viện - sẽ xoay quanh quá trình chạy đua ở tám bang: Tây Virginia, Arkansas, Kentucky, Nam Dakota, Louisiana, Alaska, Montana và Bắc Carolina. Obama đã mất điểm ở các bang này tương ứng với những con số 27, 24, 23, 18, 17, 14, 14 và 2.
Động cơ chính trị từ việc đóng cửa chính phủ tại các bang này hoàn toàn khác nhau so với phần còn lại của nước Mỹ. Cuộc khảo sát của CNN gần đây cho thấy, 46% cử tri sẽ đổ lỗi cho Cộng hòa về việc đóng cửa so với 36% nghĩ Obama phải chịu trách nhiệm. Nếu khớp con số này theo kết quả bầu cử Tổng thống 2012, sẽ ước tính được rằng, Tổng thống Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm chính một số bang này ngoại trừ Bắc Carolina, và đa số có thể đổ lỗi cho ông tại Tây Virginia, Arkansas cũng như Kentucky.
Dĩ nhiên, khó có thể dự đoán các tác động tích cực hay tiêu cực với GOP. Mọi thứ có thể vượt tầm kiểm soát nếu việc đóng cửa kéo dài vài tuần và dẫn tới một cuộc chiến ngân sách kéo dài khiến các nhà làm luật không thể thông qua nâng trần nợ vào giữa tháng 10. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết nếu không nâng trần, chính phủ sẽ không còn tiền để chi trả nhiều khoản, như lương quân nhân hay lãi suất các khoản nợ. Khi đó, người về hưu sẽ phải cắt giảm chi tiêu, còn các nhà thầu của chính phủ sẽ phải sa thải hàng loạt nhân viên. Chi tiêu liên bang sẽ giảm 20% chỉ trong một đêm.
Không được vay nợ kéo dài còn đẩy nền kinh tế vào suy thoái, khiến lãi suất trái phiếu chính phủ tăng vọt, thậm chí gây đóng băng tín dụng toàn cầu như sau vụ sụp đổ Lehman Brothers năm 2008. Những gì diễn ra hiện tại khác với năm 1996: nền kinh tế vẫn yếu kém, tỉ lệ ủng hộ tổng thống sụt giảm do khó thúc đẩy chương trình nghị sự của đảng Dân chủ cũng như chuyện thoái lui với vấn đề Syria. Thậm chí nhiều người Dân chủ cũng không hài lòng với Obama. Nếu cuộc bầu cử diễn ra với tình trạng hiện tại, thì Dân chủ có thể mất thêm 10 ghế nữa trong Hạ viện, hay khiến phe Cộng hòa nắm giữ tỉ lệ lớn nhất ở Hạ viện kể từ năm 1946 trở lại đây.
Nói tóm lại, việc đóng cửa chính phủ có thể không phải là một điều tốt cho GOP. Nhưng trừ phi mọi việc đi quá xa tầm kiểm soát, thì những dự đoán về tổn thất nặng nề mà GOP phải gánh chịu có khả năng bị phóng đại.
Bang đỏ: Các bang mà phần lớn cử tri sẽ ủng hộ ứng viên Cộng hòa sẽ được tô màu đỏ trong khi các bang có số phiếu áp đảo bầu cho phe Dân chủ mang màu xanh. Do đó, màu đỏ nhạt và xanh nhạt lần lượt đại diện cho các bang nghiêng về Cộng hòa hoặc Dân chủ. Màu tía được dùng để chỉ các bang trọng yếu, hay các bang mà cử tri không quá ưa thích một ứng viên nào. Lâu nay, báo chí Mỹ vẫn sử dụng bản đồ màu để mô tả xu hướng của cử tri trong các cuộc bầu cử. Khái niệm các bang đỏ, xanh và tía được một người dẫn chương trình truyền hình đưa ra trong cuộc bầu cử năm 2000.
Tác giả bài viết Sean Trende là chuyên gia cấp cao phân tích bầu cử. Ông là đồng tác giả cuốn 2014 Almanac of American Politics và TheLost Majority.
Khác biệt mục tiêu
Trong khi chiến thuật của Cộng hòa tương tự nhưng những cộng sự của họ đã làm giữa những năm 90 thì mục tiêu lại hoàn toàn khác hẳn. Cuộc tranh luận ngân sách trước đó rất rộng về bản chất và bàn về quy mô của chính phủ. Quốc hội lần thứ 104 dẫn đầu là chủ tịch hạ viện Newt Gingrich, tin rằng, họ là đỉnh cao của việc tái sắp xếp cơ cấu do Ronald Reagan khởi xướng; rằng Bill Clinton đắc cử chỉ là ăn may và họ được bầu với nhiệm vụ thu hẹp quy mô cũng như phạm vi của chính phủ một cách đáng kể.
Họ tiến vào một chiến dịch làm ngừng trệ chính phủ với niềm tin công chúng sẽ đứng bên họ, rằng rằng Bill Clinton sẽ phải khuất phục và cuối cùng nhượng hộ yêu cầu của họ. Lần đóng cửa trước đó, trong năm 1990, đã từng đóng vai trò quan trọng khi thuyết phục George H.W. Bush từ bỏ lời hứa "không thuế mới".
Dĩ nhiên, nó lại là không phải cách diễn ra trong năm 1995 và 1996; Clinton lên án hành động của đảng Cộng hòa, đồng thời phủ quyết dự luật dự toán ngân sách với kế hoạch cân bằng tài chính trong vòng 7 năm của Hạ viện. Ông cũng phủ quyết dự luật thứ hai, cho phép chính phủ được hoạt động khi quyền chi tiêu hết hạn.
Lãnh đạo hai Đảng dù đã ngồi lại với nhau để tìm ra phương án giải quyết, nhưng vẫn không đạt được đồng thuận. Kết quả là ngày 14/11/1995, phần lớn các cơ quan chính quyền Liên bang phải đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ duy trì đến ngày 19/11 với một dự luật chi tiêu tạm thời, nhưng mâu thuẫn chính giữa Tổng thống và Hạ viện vẫn chưa được giải quyết triệt để, trực tiếp dẫn đến lần đóng cửa chính phủ lần thứ hai từ ngày 16/12 đến 6/1/1996. Cuộc khủng hoảng chỉ kết thúc khi hai Đảng đạt được thỏa thuận với sự nhượng bộ của Clinton trên vấn đề cân bằng ngân sách.
Uy tín của cả Clinton và Gingrich đều bị ảnh hưởng mạnh trong suốt cuộc khủng hoảng. Nhưng mức độ tín nhiệm của Clinton đã hồi phục nhanh chóng sau đó. Cuộc chiến ngân sách trở thành tâm điểm cho nỗ lực của phe Dân chủ để trở lại lưỡng viện trong tuyển cử 1996. Nhưng Dân chủ thực tế đã không sử dụng việc đóng cửa như là lý do chính tấn công vào Cộng hòa. Cuộc tấn công thực sự nhằm vào động cơ của phe Cộng hòa trong việc đóng cửa. Họ cho rằng, phía Cộng hòa ủng hộ một "lịch trình thuế đầy rủi ro" có lợi cho người giàu.
Nói một cách khác, đánh giá những gì năm 1996 sẽ là minh chứng cho điều sẽ xảy ra với Cộng hòa ngày nay. Chúng ta cần chia tách chiến thuật đóng cửa chính phủ từ bản chất động cơ của nó. Ngày nay, Cộng hòa (GOP) tập trung vào nỗ lực bác bỏ Obamacare. Với những gì diễn ra năm 1995-1996, GOP có lẽ sẽ phải làm thêm điều gì đó cùng với nỗ lực đóng cửa chính phủ để thực thi kế hoạch cân bằng ngân sách mà nghị sĩ Đảng Cộng hòa Paul Ryan đưa ra. Nếu Obamacare thất bại như một số người bảo thủ dự đoán, thì bản thân chiến thuật này có lẽ sẽ được coi là ít tác động tiêu cực.
John Boehner không phải Newt Gingrich, Barack Obama không phải Bill Clinton
Đây là điểm khá nhỏ nhưng sự thể hiện cá nhân trước công chúng của Gingrich là một phần khiến vụ đóng cửa mang lại kết quả không hay cho GOP. Ông không được sự ủng hộ của truyền thông. Tờ Daily News còn mô tả ông như một đứa trẻ nhõng nhẽo đòi đóng cửa chính phủ chỉ vì phải ngồi phía sau chiếc Air Force One. Trong khi đó, Boehner lại khác hẳn, khá giữ mình.
Cùng lúc đó, Obama thực sự không phải như Clinton. Khả năng của Tổng thống hiện tại là thể hiện bản thân như một người ôn hòa thận trọng trong cuộc đối đầu chính trị với Cộng hòa; Trong khi đó Clinton lại có thể là Tổng thống thành công nhất khi công khai sắp xếp cuộc tranh luận có lợi cho phía mình.
Ảnh hưởng thực của việc đóng cửa những năm 1990 là không lớn
Cho dù nhiều người nói tới những tổn thất với GOP, nhưng bằng chứng thực tế cho điều này lại khá yếu ớt. Năm 1994, Cộng hòa giành 230 ghế trong quốc hội. Năm 1996, họ có 236 ghế.
Sau đó, phe Dân chủ không những để lọt chiếc ghế Tổng thống vào tay Đảng Cộng hoà năm 2000 mà còn chỉ chiếm thiểu số trong cả hai viện Quốc hội Mỹ. Trong Hạ viện, Đảng Dân chủ chỉ có 206 ghế, Đảng Cộng hoà có 228 ghế; còn trong Thượng viện, Đảng Dân chủ nắm 47 ghế so với 51 ghế của Đảng Cộng hoà và các nghị sĩ độc lập. Trong chính quyền các bang, Đảng Dân chủ cũng chỉ nắm có 22 ghế trong số 50 ghế thống đốc, tuy rằng họ chiếm đa số thị trưởng.
Đây là sẽ một thách thức cho phe Dân chủ khi họ hy vọng có thể "tận dụng" vụ đóng cửa 2013. Trở lại cuộc tuyển cử năm 1996, 79 thành viên Cộng hòa đã chiếm được ghế từng bầu cho Clinton năm 1992. Ngày nay, chỉ có 17 người Cộng hòa giành lại "ghế bầu cho Obama". Nếu GOP tổn thất ở những khu vực không ủng hộ với tỉ lệ tương tự năm 1996, thì họ sẽ chỉ mất bốn ghế.
Dĩ nhiên, phe Dân chủ do đã có kinh nghiệm với lần chính phủ của Tổng thống Bill Clinton bị đóng cửa năm 1995 vì lý do dự thảo ngân sách không được thông qua nên không quá lo lắng. Họ biết sớm muộn gì các Đảng cũng phải tìm ra giải pháp chung nhưng việc chính phủ phải đóng cửa do áp lực của Đảng Cộng hòa có thể có lợi cho họ. Một số nhà phân tích cho rằng, sự kiện này là dịp may cho phe Dân chủ, bởi đảng Cộng hòa phải chịu thêm sức ép trong bầu cử Tổng thống lần tới. Chỉ biết là, theo kết quả thăm dò dư luận do CNN và ORC International tiến hành được công bố vào sáng 1/10 theo giờ Việt Nam thì, vẻn vẹn 10% người Mỹ tán đồng những việc quốc hội đang làm, 87% tỏ ra thất vọng với công việc của các nghị sĩ. Đây là con số thấp nhất trong những cuộc thăm dò tương tự do CNN thực hiện.
Điều gì xảy ra ở bang đỏ?
Tất nhiên, những hành động thực tế cho năm 2014 không phải là Hạ viện - nơi GOP tiếp tục kiểm soát chương trình nghị sự ngoại trừ trường hợp có thể mất đi một số ghế. Cuộc chiến thực sự là kiểm soát Thượng viện - sẽ xoay quanh quá trình chạy đua ở tám bang: Tây Virginia, Arkansas, Kentucky, Nam Dakota, Louisiana, Alaska, Montana và Bắc Carolina. Obama đã mất điểm ở các bang này tương ứng với những con số 27, 24, 23, 18, 17, 14, 14 và 2.
Động cơ chính trị từ việc đóng cửa chính phủ tại các bang này hoàn toàn khác nhau so với phần còn lại của nước Mỹ. Cuộc khảo sát của CNN gần đây cho thấy, 46% cử tri sẽ đổ lỗi cho Cộng hòa về việc đóng cửa so với 36% nghĩ Obama phải chịu trách nhiệm. Nếu khớp con số này theo kết quả bầu cử Tổng thống 2012, sẽ ước tính được rằng, Tổng thống Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm chính một số bang này ngoại trừ Bắc Carolina, và đa số có thể đổ lỗi cho ông tại Tây Virginia, Arkansas cũng như Kentucky.
Dĩ nhiên, khó có thể dự đoán các tác động tích cực hay tiêu cực với GOP. Mọi thứ có thể vượt tầm kiểm soát nếu việc đóng cửa kéo dài vài tuần và dẫn tới một cuộc chiến ngân sách kéo dài khiến các nhà làm luật không thể thông qua nâng trần nợ vào giữa tháng 10. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết nếu không nâng trần, chính phủ sẽ không còn tiền để chi trả nhiều khoản, như lương quân nhân hay lãi suất các khoản nợ. Khi đó, người về hưu sẽ phải cắt giảm chi tiêu, còn các nhà thầu của chính phủ sẽ phải sa thải hàng loạt nhân viên. Chi tiêu liên bang sẽ giảm 20% chỉ trong một đêm.
Không được vay nợ kéo dài còn đẩy nền kinh tế vào suy thoái, khiến lãi suất trái phiếu chính phủ tăng vọt, thậm chí gây đóng băng tín dụng toàn cầu như sau vụ sụp đổ Lehman Brothers năm 2008. Những gì diễn ra hiện tại khác với năm 1996: nền kinh tế vẫn yếu kém, tỉ lệ ủng hộ tổng thống sụt giảm do khó thúc đẩy chương trình nghị sự của đảng Dân chủ cũng như chuyện thoái lui với vấn đề Syria. Thậm chí nhiều người Dân chủ cũng không hài lòng với Obama. Nếu cuộc bầu cử diễn ra với tình trạng hiện tại, thì Dân chủ có thể mất thêm 10 ghế nữa trong Hạ viện, hay khiến phe Cộng hòa nắm giữ tỉ lệ lớn nhất ở Hạ viện kể từ năm 1946 trở lại đây.
Nói tóm lại, việc đóng cửa chính phủ có thể không phải là một điều tốt cho GOP. Nhưng trừ phi mọi việc đi quá xa tầm kiểm soát, thì những dự đoán về tổn thất nặng nề mà GOP phải gánh chịu có khả năng bị phóng đại.
Bang đỏ: Các bang mà phần lớn cử tri sẽ ủng hộ ứng viên Cộng hòa sẽ được tô màu đỏ trong khi các bang có số phiếu áp đảo bầu cho phe Dân chủ mang màu xanh. Do đó, màu đỏ nhạt và xanh nhạt lần lượt đại diện cho các bang nghiêng về Cộng hòa hoặc Dân chủ. Màu tía được dùng để chỉ các bang trọng yếu, hay các bang mà cử tri không quá ưa thích một ứng viên nào. Lâu nay, báo chí Mỹ vẫn sử dụng bản đồ màu để mô tả xu hướng của cử tri trong các cuộc bầu cử. Khái niệm các bang đỏ, xanh và tía được một người dẫn chương trình truyền hình đưa ra trong cuộc bầu cử năm 2000.
Tác giả bài viết Sean Trende là chuyên gia cấp cao phân tích bầu cử. Ông là đồng tác giả cuốn 2014 Almanac of American Politics và TheLost Majority.
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
1 comment:
Obama nhiem ky cuoi
Neu Quoc Hoi cho phep muon them tien
Ai se la nguoi cong lung tra no
Phe Cong Hoa va the he tuong lai
Dung tin cai mieng Obama
1- Obma tuyen bo tro lai Chau A
well, khong di du hoi nghi Chau A o Indonesian, dieu do noi len dieu gi cho dong minh ASEAN, ..domestic, thang ngheo o My co Obamacare quan trong hon dong minh chien luoc chong lai TQ, ...thang ngheo o My bo phieu cho Obama anyway, who cares abut Asia
2 - Tuyen bo khong bo van de nhan quyen, well , Le Quoc Quan 30 thang tu, Cong San coi thuong loi noi cua Obama , hoan ho Cong San sang suot
Chac
Post a Comment