QLB Với sự vắng mặt của Hoa Kỳ, Trung Quốc tận dụng thời cơ ở Đông Nam Á
Hàng trăm ngàn người đứng hai bên đường trên các tuyến phố của thủ đô Việt Nam ngày 13.10.2013 khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến đây trong chuyến công du kéo dài ba ngày. Tuy nhiên, họ lại không đứng đó để chào đón ông ta. Đây là lễ tang cấp nhà nước của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, người chỉ đứng sau Hồ Chí Minh trong ngôi đền thiêng dành cho các anh hùng dân tộc của Việt Nam. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam nhận thấy việc Lý Khắc Cường lựa chọn thời điểm đến thăm là khá phản cảm và nghĩ rằng ông ta nên hoãn lại để tránh chọc vào nỗi đau của họ. “Thiếu tôn trọng” và “ngạo mạn” là hai tính từ được người ta sử dụng. “Tiêu biểu” là một tính từ khác.
Không hề tỏ ra bối rối, Lý Khắc Cường vẫn có thể mô tả cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một “bước đột phá”. Sự kiện này khép lại hai tuần ngoại giao cấp cao của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhằm mục đích hàn gắn các mối quan hệ vốn đã xấu đi trong mấy năm gần đây bởi những yêu sách lãnh thổ quá lố và gây tranh chấp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch Trung Quốc, đã tới thăm Indonesia, Malaysia và dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Lý Khắc Cường đã tham dự một cuộc họp thượng đỉnh ở Brunei với các nhà lãnh đạo của mười nước ASEAN rồi tới thăm Thái Lan. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự kiến có mặt tại APEC và ASEAN nhưng rồi rút lui vì bế tắc ngân sách ở Washington khiến cho các chuyến công du của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc càng thêm nổi bật.
Việt Nam là quốc gia ASEAN mà ở đó thái độ nghi ngại đối với Trung Quốc là lớn nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979, một cuộc tranh chấp lãnh thỗ vẫn đang âm ỉ – cuộc tranh chấp lớn nhất trong số 4 nước ASEAN tranh chấp với Trung Quốc (các nước còn lại là Brunei, Malaysia và Philippines). Việt Nam và Trung Quốc không chỉ cùng đưa ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở phía Nam, mà Việt Nam còn cho rằng họ bị xua đuổi một cách bất hợp pháp khỏi quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc, khi Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo này năm 1974 từ chế độ Việt Nam Cộng hoà đang ngắc ngoải ở miền Nam Việt Nam lúc đó. Các cuộc đối đầu liên quan đến hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí vẫn diễn ra thường xuyên.
Mặc dù vậy, tháng Sáu vừa qua, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, hai nước đã ký một “hiệp định đối tác chiến lược” mới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – ấy là còn chưa tính đến hoạt động buôn bán bất hợp pháp vốn diễn ra tấp nập giữa biên giới hai nước – và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN nói chung. Bước đột phá của Lý Khắc Cường là tiếp tục lèo lái cuộc tranh chấp lãnh thổ sao cho không gây ảnh hưởng đến chuyện khác. Ông ta thậm chí còn đồng ý thành lập một nhóm công tác về “hợp tác trên biển”.
Ở Trung Quốc, điều này đã giúp người ta quên đi ký ức khó chịu của năm 2010: Trong một cuộc họp tại Hà Nội, Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, đã bước vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông với lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” ở đó. Trung Quốc đổ lỗi cho sự can thiệp của Mỹ khi chứng kiến một Việt Nam và một Philippines mạnh dạn đối đầu với họ trên biển. Nay thì tờ China Daily, một tờ báo chính thống, đã dẫn lời một nhà phân tích người Trung Quốc: “Hà Nội đã nhận ra rằng việc dựa vào Washington để nhận được sự ủng hộ của công luận dành cho các yêu sách chủ quyền đối với một số hòn đảo là phi thực tế.”
Kiểu phân tích như thế là quá lố. Dù vậy, chuyến công du của Lý Khắc Cường, giống như chuyến công du của Tập Cận Bình, vẫn là một lời nhắc nhở cả về tầm vóc cường quốc khu vực mà Trung Quốc đã vươn tới lẫn mức độ thiếu vắng của Barack Obama. Bất cứ ở đâu họ cũng đều phô diễn ra sức mạnh kinh tế của mình. Ở Thái Lan, chẳng hạn, Lý Khắc Cường khiến chính phủ Thái vui vẻ bằng cách đề nghị trợ giúp hai lĩnh vực vốn tự gây ra tổn thất kinh tế: Trung Quốc đồng ý mua thêm gạo và cao su. Trước đó, Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng thành lập một “ngân hàng hạ tầng Châu Á” do Trung Quốc lãnh đạo nhằm góp phần đáp ứng một trong những nhu cầu bức thiết nhất của khu vực. Tại Brunei, Lý Khắc Cường đã đề nghị một hiệp định mới với ASEAN, hòng hiện thực hoá tầm nhìn của ông ta về một “thập kỷ kim cương” trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Không mê hoặc đến thế
Mặc dù vậy, nếu đây là một cuộc tập kích mê hoặc (charm offensive) thì có một nước ASEAN vẫn phải hứng chịu cuộc tập kích mà không được nếm trải sự mê hoặc của nó. Trung Quốc rất tức giận khi Philippines bác bỏ yêu sách lãnh thổ mơ hồ và bao trùm trên Biển Đông của họ trước toà án quốc tế về luật biển của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc cảm thấy thoả mãn khi tìm cách cô lập Philippines. Tuy nhiên, các học giả Việt Nam lại nói rằng chính phủ của họ hoàn toàn ý thức được điều đó – và không loại trừ khả năng tham gia vụ kiện với Philippines.
Vài tuần hoạt động ngoại giao vẫn chưa thay đổi được thực tế cơ bản: Đông Nam Á coi Trung Quốc là đối tác thương mại chính và coi Hoa Kỳ là quốc gia đảm bảo an ninh quan trọng nhất. Dù vậy, những hoạt động trên cũng nêu bật một nhận thức rằng quyền lực trong khu vực đang thay đổi. Một bài bình luận trên tờ Jakarta Post, tờ báo tiếng Anh ở Indonesia, lập luận thẳng thừng: “Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, mới là nhà lãnh đạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.” Đề cập đến sự vắng mặt của Obama cùng việc chính phủ Mỹ đóng cửa, bài báo kết luận rằng “chính sách ‘xoay trục’ sang Châu Á được quảng bá rầm rộ của Obama khiến người ta cảm thấy là nó giống với động tác xoay tròn trên ngón chân của diễn viên mua ballet nhiều hơn, qua sự nhấn mạnh thái quá vào sự can dự quân sự”.
Báo chí Trung Quốc thì tỏ vẻ hân hoan khi tạo ra ấn tượng về một sự chuyển giao quyền lực, đồng thời đưa luận điểm này vượt ra ngoài khuôn khổ Đông Nam Á. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thống của Trung Quốc, công bố một bài bình luận kêu gọi một thế giới “phi Mỹ hoá”. Bài báo lập luận rằng, với khả năng một vụ vỡ nợ quốc gia xẩy ra ở siêu cường này, “những tháng ngày đáng sợ như thế, khi số phận của những quốc gia khác lại nằm trong tay một quốc gia đạo đức giả, phải bị chấm dứt”.
Ý tưởng trên thu hút được một sự đồng cảm nào đó ở Đông Nam Á; tuy nhiên, ít người muốn trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo lại phải nhường chỗ cho một trật tự thế giới do Trung Quốc chi phối. Một số quan chức Việt Nam nghĩ rằng sự chỉ trích nhằm vào việc lựa chọn thời điểm diễn ra chuyến thăm Việt Nam của Lý Khắc Cường là bất công. Dù sao thì ông ta cũng đã đến đây đúng lúc để chia sẻ nỗi tiếc thương của cả nước. Tuy nhiên, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi khác, nhiều người đã sẵn sàng liên hệ động cơ của Trung Quốc với những gì tệ hại nhất.
Theo Blog Lê Anh Hùng
Hàng trăm ngàn người đứng hai bên đường trên các tuyến phố của thủ đô Việt Nam ngày 13.10.2013 khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến đây trong chuyến công du kéo dài ba ngày. Tuy nhiên, họ lại không đứng đó để chào đón ông ta. Đây là lễ tang cấp nhà nước của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, người chỉ đứng sau Hồ Chí Minh trong ngôi đền thiêng dành cho các anh hùng dân tộc của Việt Nam. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam nhận thấy việc Lý Khắc Cường lựa chọn thời điểm đến thăm là khá phản cảm và nghĩ rằng ông ta nên hoãn lại để tránh chọc vào nỗi đau của họ. “Thiếu tôn trọng” và “ngạo mạn” là hai tính từ được người ta sử dụng. “Tiêu biểu” là một tính từ khác.
Không hề tỏ ra bối rối, Lý Khắc Cường vẫn có thể mô tả cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một “bước đột phá”. Sự kiện này khép lại hai tuần ngoại giao cấp cao của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhằm mục đích hàn gắn các mối quan hệ vốn đã xấu đi trong mấy năm gần đây bởi những yêu sách lãnh thổ quá lố và gây tranh chấp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch Trung Quốc, đã tới thăm Indonesia, Malaysia và dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Lý Khắc Cường đã tham dự một cuộc họp thượng đỉnh ở Brunei với các nhà lãnh đạo của mười nước ASEAN rồi tới thăm Thái Lan. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự kiến có mặt tại APEC và ASEAN nhưng rồi rút lui vì bế tắc ngân sách ở Washington khiến cho các chuyến công du của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc càng thêm nổi bật.
Việt Nam là quốc gia ASEAN mà ở đó thái độ nghi ngại đối với Trung Quốc là lớn nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979, một cuộc tranh chấp lãnh thỗ vẫn đang âm ỉ – cuộc tranh chấp lớn nhất trong số 4 nước ASEAN tranh chấp với Trung Quốc (các nước còn lại là Brunei, Malaysia và Philippines). Việt Nam và Trung Quốc không chỉ cùng đưa ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở phía Nam, mà Việt Nam còn cho rằng họ bị xua đuổi một cách bất hợp pháp khỏi quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc, khi Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo này năm 1974 từ chế độ Việt Nam Cộng hoà đang ngắc ngoải ở miền Nam Việt Nam lúc đó. Các cuộc đối đầu liên quan đến hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí vẫn diễn ra thường xuyên.
Mặc dù vậy, tháng Sáu vừa qua, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, hai nước đã ký một “hiệp định đối tác chiến lược” mới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – ấy là còn chưa tính đến hoạt động buôn bán bất hợp pháp vốn diễn ra tấp nập giữa biên giới hai nước – và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN nói chung. Bước đột phá của Lý Khắc Cường là tiếp tục lèo lái cuộc tranh chấp lãnh thổ sao cho không gây ảnh hưởng đến chuyện khác. Ông ta thậm chí còn đồng ý thành lập một nhóm công tác về “hợp tác trên biển”.
Ở Trung Quốc, điều này đã giúp người ta quên đi ký ức khó chịu của năm 2010: Trong một cuộc họp tại Hà Nội, Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, đã bước vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông với lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” ở đó. Trung Quốc đổ lỗi cho sự can thiệp của Mỹ khi chứng kiến một Việt Nam và một Philippines mạnh dạn đối đầu với họ trên biển. Nay thì tờ China Daily, một tờ báo chính thống, đã dẫn lời một nhà phân tích người Trung Quốc: “Hà Nội đã nhận ra rằng việc dựa vào Washington để nhận được sự ủng hộ của công luận dành cho các yêu sách chủ quyền đối với một số hòn đảo là phi thực tế.”
Kiểu phân tích như thế là quá lố. Dù vậy, chuyến công du của Lý Khắc Cường, giống như chuyến công du của Tập Cận Bình, vẫn là một lời nhắc nhở cả về tầm vóc cường quốc khu vực mà Trung Quốc đã vươn tới lẫn mức độ thiếu vắng của Barack Obama. Bất cứ ở đâu họ cũng đều phô diễn ra sức mạnh kinh tế của mình. Ở Thái Lan, chẳng hạn, Lý Khắc Cường khiến chính phủ Thái vui vẻ bằng cách đề nghị trợ giúp hai lĩnh vực vốn tự gây ra tổn thất kinh tế: Trung Quốc đồng ý mua thêm gạo và cao su. Trước đó, Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng thành lập một “ngân hàng hạ tầng Châu Á” do Trung Quốc lãnh đạo nhằm góp phần đáp ứng một trong những nhu cầu bức thiết nhất của khu vực. Tại Brunei, Lý Khắc Cường đã đề nghị một hiệp định mới với ASEAN, hòng hiện thực hoá tầm nhìn của ông ta về một “thập kỷ kim cương” trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Không mê hoặc đến thế
Mặc dù vậy, nếu đây là một cuộc tập kích mê hoặc (charm offensive) thì có một nước ASEAN vẫn phải hứng chịu cuộc tập kích mà không được nếm trải sự mê hoặc của nó. Trung Quốc rất tức giận khi Philippines bác bỏ yêu sách lãnh thổ mơ hồ và bao trùm trên Biển Đông của họ trước toà án quốc tế về luật biển của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc cảm thấy thoả mãn khi tìm cách cô lập Philippines. Tuy nhiên, các học giả Việt Nam lại nói rằng chính phủ của họ hoàn toàn ý thức được điều đó – và không loại trừ khả năng tham gia vụ kiện với Philippines.
Vài tuần hoạt động ngoại giao vẫn chưa thay đổi được thực tế cơ bản: Đông Nam Á coi Trung Quốc là đối tác thương mại chính và coi Hoa Kỳ là quốc gia đảm bảo an ninh quan trọng nhất. Dù vậy, những hoạt động trên cũng nêu bật một nhận thức rằng quyền lực trong khu vực đang thay đổi. Một bài bình luận trên tờ Jakarta Post, tờ báo tiếng Anh ở Indonesia, lập luận thẳng thừng: “Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, mới là nhà lãnh đạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.” Đề cập đến sự vắng mặt của Obama cùng việc chính phủ Mỹ đóng cửa, bài báo kết luận rằng “chính sách ‘xoay trục’ sang Châu Á được quảng bá rầm rộ của Obama khiến người ta cảm thấy là nó giống với động tác xoay tròn trên ngón chân của diễn viên mua ballet nhiều hơn, qua sự nhấn mạnh thái quá vào sự can dự quân sự”.
Báo chí Trung Quốc thì tỏ vẻ hân hoan khi tạo ra ấn tượng về một sự chuyển giao quyền lực, đồng thời đưa luận điểm này vượt ra ngoài khuôn khổ Đông Nam Á. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thống của Trung Quốc, công bố một bài bình luận kêu gọi một thế giới “phi Mỹ hoá”. Bài báo lập luận rằng, với khả năng một vụ vỡ nợ quốc gia xẩy ra ở siêu cường này, “những tháng ngày đáng sợ như thế, khi số phận của những quốc gia khác lại nằm trong tay một quốc gia đạo đức giả, phải bị chấm dứt”.
Ý tưởng trên thu hút được một sự đồng cảm nào đó ở Đông Nam Á; tuy nhiên, ít người muốn trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo lại phải nhường chỗ cho một trật tự thế giới do Trung Quốc chi phối. Một số quan chức Việt Nam nghĩ rằng sự chỉ trích nhằm vào việc lựa chọn thời điểm diễn ra chuyến thăm Việt Nam của Lý Khắc Cường là bất công. Dù sao thì ông ta cũng đã đến đây đúng lúc để chia sẻ nỗi tiếc thương của cả nước. Tuy nhiên, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi khác, nhiều người đã sẵn sàng liên hệ động cơ của Trung Quốc với những gì tệ hại nhất.
Theo Blog Lê Anh Hùng
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment