QLB - Nền kinh tế Việt Nam suy thoái có thể thấy ngay từ cái Tết cổ truyền của dân tộc cảnh công nhân không có tiền mua vé tàu hoả về quên, nhiều doanh nghiệp nợ lương... Nhưng ngày 2/9 - Một Đại lễ Độc lập của Việt Nam cùng với ngày nghỉ cuối tuần vậy mà phố xá thưa thớt, ngay tại TP> HCM, một thành phố trên 8 triệu dân nhiều nơi cũng vắng như chùa bà đanh trong Ngày 2/9 khiến nhiều gian hàng tại một số chợ đã phải đóng cửa sớm hoặc nghỉ bán. Không khí tại các khu chợ truyền thống khá buồn tẻ vì ít khách, thưa sạp dọn hàng, lép vế hẳn so với cảnh nhộn nhịp của siêu thị.
Giới kinh doanh cho rằng 5 năm trở lại đây, các dịp lễ không khí mua bán ở siêu thị đang lấn lướt chợ truyền thống.
Ghi nhận của pv ngày 2/9, các chợ Thái Bình (quận 1), Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận), Phạm Văn Hai (Tân Bình) đều thưa khách.
Nhiều sạp điểm tâm ngày thường nhộn nhịp hai buổi sáng chiều thì đến 2/9 cơm, bún, mì, hàng giải khát đều ít khách, có vài tiệm đóng cửa hoặc chỉ bán một buổi đầu ngày. Hàng rau, cá, thịt nghỉ sớm, mới 10h sáng đã chuẩn bị dọn hàng về, không bán phiên chiều.
Bà Thật chuyên bán bún tươi và giá đỗ tại chợ Trần Hữu Trang cho biết: "Hôm nay tôi lấy hàng ít, chỉ bán đến 10h sáng là đóng cửa, chiều nghỉ xả hơi, có bán cũng ế hàng, chỉ mệt mỏi thêm".
Bà Thật giải thích, ba ngày nay chợ rất vắng. Lễ 2/9 này được nghỉ 3 hôm, người ta về quê hoặc đi chơi nên ít ai ra chợ. Tiểu thương cũng tùy theo tình hình, thấy chợ vắng thì bán ít lại hoặc không dọn dàng để xả hơi, chờ sau lễ mới họp lại.
Tương tự, bà Hòa, chủ cửa hàng sim và điện thoại di động gần chợ Bà Chiểu đóng cửa ngày 31/8 và 1/9, sáng 2/9 chỉ bán đến 12h trưa thì dọn hàng. Bà Hòa chia sẻ: "Tôi đã bán hàng ở khu này được 5 năm. Dịp lễ khách thưa thớt nên khá nhiều tiểu thương bỏ chợ. Sáng nay tôi có hẹn giao hàng cho khách nên mở cửa nửa ngày, buổi chiều lại dẹp sớm".
Nữ tiểu thương này cho biết thêm, nhiều người bạn của bà bán quần áo may sẵn, vải vóc, mỹ phẩm và dụng cụ nhà bếp ở chợ cũng nghỉ lễ như nhân viên văn phòng, đến ngày 3/9 mới mở cửa trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là có bày hàng trong dịp lễ thì hiệu quả kinh doanh cũng không cao. "Mấy ngày lễ người Sài Gòn chuộng đi siêu thị hơn", bà nói.
Ngược với chợ truyền thống, ba ngày qua, không khí mua sắm tại các hệ thống siêu thị Co.opMart và BigC trên địa bàn TP HCM lại nhộn nhịp hơn so với ngày thường. Vì dịp lễ Quốc khánh có 2 hôm rơi vào cuối tuần nên nhiều ông bố bà mẹ dẫn gia đình nhỏ đi mua sắm.
Theo giới kinh doanh, 5 năm trở lại đây những kỳ nghỉ lễ từ 3 ngày trở lên tác động khá lớn đến hoạt động của chợ truyền thống do sự cạnh tranh quá lớn từ siêu thị. Ngày thường, chợ họp đông, hàng hóa tươi sống dồi dào nên nhộn nhịp kẻ bán người mua. Thế nhưng dịp lễ lại trở nhên lép vế vì tiểu thương nghỉ nhiều, hàng hóa kém phong phú trong khi siêu thị lại ồ ạt khuyến mãi và phong phú chủng loại hàng hóa, kể cả thực phẩm tươi sống.
Tổng hợp
Giới kinh doanh cho rằng 5 năm trở lại đây, các dịp lễ không khí mua bán ở siêu thị đang lấn lướt chợ truyền thống.
Ghi nhận của pv ngày 2/9, các chợ Thái Bình (quận 1), Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận), Phạm Văn Hai (Tân Bình) đều thưa khách.
Nhiều sạp điểm tâm ngày thường nhộn nhịp hai buổi sáng chiều thì đến 2/9 cơm, bún, mì, hàng giải khát đều ít khách, có vài tiệm đóng cửa hoặc chỉ bán một buổi đầu ngày. Hàng rau, cá, thịt nghỉ sớm, mới 10h sáng đã chuẩn bị dọn hàng về, không bán phiên chiều.
Bà Thật chuyên bán bún tươi và giá đỗ tại chợ Trần Hữu Trang cho biết: "Hôm nay tôi lấy hàng ít, chỉ bán đến 10h sáng là đóng cửa, chiều nghỉ xả hơi, có bán cũng ế hàng, chỉ mệt mỏi thêm".
Bà Thật giải thích, ba ngày nay chợ rất vắng. Lễ 2/9 này được nghỉ 3 hôm, người ta về quê hoặc đi chơi nên ít ai ra chợ. Tiểu thương cũng tùy theo tình hình, thấy chợ vắng thì bán ít lại hoặc không dọn dàng để xả hơi, chờ sau lễ mới họp lại.
Tương tự, bà Hòa, chủ cửa hàng sim và điện thoại di động gần chợ Bà Chiểu đóng cửa ngày 31/8 và 1/9, sáng 2/9 chỉ bán đến 12h trưa thì dọn hàng. Bà Hòa chia sẻ: "Tôi đã bán hàng ở khu này được 5 năm. Dịp lễ khách thưa thớt nên khá nhiều tiểu thương bỏ chợ. Sáng nay tôi có hẹn giao hàng cho khách nên mở cửa nửa ngày, buổi chiều lại dẹp sớm".
Nữ tiểu thương này cho biết thêm, nhiều người bạn của bà bán quần áo may sẵn, vải vóc, mỹ phẩm và dụng cụ nhà bếp ở chợ cũng nghỉ lễ như nhân viên văn phòng, đến ngày 3/9 mới mở cửa trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là có bày hàng trong dịp lễ thì hiệu quả kinh doanh cũng không cao. "Mấy ngày lễ người Sài Gòn chuộng đi siêu thị hơn", bà nói.
Ngược với chợ truyền thống, ba ngày qua, không khí mua sắm tại các hệ thống siêu thị Co.opMart và BigC trên địa bàn TP HCM lại nhộn nhịp hơn so với ngày thường. Vì dịp lễ Quốc khánh có 2 hôm rơi vào cuối tuần nên nhiều ông bố bà mẹ dẫn gia đình nhỏ đi mua sắm.
Theo giới kinh doanh, 5 năm trở lại đây những kỳ nghỉ lễ từ 3 ngày trở lên tác động khá lớn đến hoạt động của chợ truyền thống do sự cạnh tranh quá lớn từ siêu thị. Ngày thường, chợ họp đông, hàng hóa tươi sống dồi dào nên nhộn nhịp kẻ bán người mua. Thế nhưng dịp lễ lại trở nhên lép vế vì tiểu thương nghỉ nhiều, hàng hóa kém phong phú trong khi siêu thị lại ồ ạt khuyến mãi và phong phú chủng loại hàng hóa, kể cả thực phẩm tươi sống.
Tổng hợp
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment