QLB - Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một ngôi mộ “ma cà rồng” ở thị trấn miền nam Ba Lan. Trong ngôi mộ này có 4 bộ xương với phần đầu đều bị cắt khỏi thân người. Đây là dấu hiệu của nghi lễ hành quyết dành cho ma cà rồng thời trung đại.
Các công nhân xây dựng phát hiện những ngôi mộ khi họ làm một đường vành đai xung quanh thành phố Gliwice, Ba Lan, Telegraph đưa tin. Đầu của những bộ hài cốt trong các ngôi mộ không nằm trên cổ mà nằm ở phía trên của hai chân – cho thấy chúng là đối tượng của một nghi lễ hành quyết để đảm bảo rằng các xác chết sẽ không thể hồi sinh.
Rất khó để có thể xác định niên đại của những bộ xương này bởi không có bất cứ món đồ nào được chôn theo người chết. Theo ước đoán ban đầu, những nạn nhân xấu số này hẳn đã chết từ thế kỷ 16.
Trong vài năm qua, có thể nói giới khảo cổ học tại Đông Âu đã thu hoạch khá đậm các chứng cứ cho thấy nỗi ám ảnh lan rộng của truyền thuyết ma cà rồng trong xã hội Trung cổ. Phát hiện mới trên chỉ cách vụ Bulgaria khai quật được 2 bộ xương “ma cà rồng” khác gần một tu viện ở thị trấn Sozopol trên bờ Hắc Hải. Cả hai có niên đại hơn 800 năm và đều bị đóng xuyên ngực bằng các thanh sắt lớn.
Nơi yên nghỉ của một người bị tình nghi là ma cà rồng tại châu Âu. Ảnh: tumblr.com.
Giám đốc Viện Bảo tàng quốc gia Bulgaria Bozidhar Dimitrov còn gây sốc hơn khi công bố đã có khoảng 100 hài cốt “ ma cà rồng” được tìm thấy tại nước này trong những năm gần đây. “Điều đó cho thấy đây là hành động trừ quỷ phổ biến tại một số ngôi làng trong nước, kéo dài cho đến thập niên đầu của thế kỷ 20”, Dimitrov nói.
Người xưa đối xử rất tàn bạo với những người bị nghi là ma cà rồng. Hình phạt dành cho các nghi phạm bao gồm chặt đầu, treo cổ rồi để tử thi phân hủy cho tới khi đầu lìa khỏi thân. Khi chôn xác “ma cà rồng”, người ta thường đặt đầu của họ lên chân với hy vọng họ sẽ không thể tìm thấy đầu để sống lại.
Trong tiểu thuyết của nhà văn Bram Stoker, ma cà rồng là những kẻ mặc áo choàng và hút máu. Khái niệm ma cà rồng trong thời Trung Cổ rộng hơn nhiều so với hình ảnh của ma cà rồng trong tiểu thuyết của nhà văn Bram Stoker. Chẳng hạn, những người theo tà giáo hoặc để thức ăn lên mộ của những người thân đã qua đời đều có thể bị coi là ma cà rồng và sẽ bị hành quyết nhanh chóng.
Chặt đầu và nhét gạch vào miệng. Ảnh: Matteo Borrini
Thậm chí đến ngày nay, ma cà rồng vẫn là mối đe dọa rất thật trong tâm trí của dân làng tại một số cộng đồng xa xôi của vùng Đông Âu, nơi tỏi và cây thánh giá luôn được người dân thủ sẵn trong nhà, còn người chết bị quật mộ để người còn sống đóng cọc nhọn xuyên tim. Truyền thuyết về quỷ hút máu người có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước, và được truyền miệng trong nhiều nền văn hóa cổ đại. Ví dụ, giới chuyên gia gần đây đã tìm được 3.000 ngôi mộ tại CH Czech, trong đó người chết bị đá dằn đầy thân để ngăn chặn họ quay lại ám ảnh người sống.
Trong thực tế, niềm tin vào ma cà rồng bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan về cái chết và thiếu kiến thức phân hủy xác. Hầu hết các câu chuyện ma cà rồng trong lịch sử có xu hướng đi theo một khuôn mẫu nhất định. Một gia đình có người mắc bệnh lạ rồi chết nhưng khi đó, khoa học chưa thể giải thích nên nhiều người đã chọn "ma cà rồng" để đổ lỗi và lý giải cho sự mất mát này.
Người dân cũng có sự nhầm lẫn quá trình phân hủy xác bình thường với sự siêu nhiên. Nhà nghiên cứu Benjamin Radford có nói: "Một cơ thể sẽ không thể phân hủy ngay lập tức, trong trường hợp quan tài được đậy kín, chôn vào mùa đông, sự thối rữa có thể bị trì hoãn một vài tuần đến vài tháng. Sự phân hủy đường ruột tạo ra hơi, khiến máu có thể trào ngược lên miệng, khiến nhiều người lầm tưởng đó là một xác chết hút máu người".
Chính bởi vậy mà những hình phạt hà khắc và rùng rợn là cái kết không tránh khỏi với những người xấu số bị kết tội là ma cà rồng. Cách thức hành hình kỳ dị là giải pháp để những người còn sống tin rằng, ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
Duyên Trần (t/h) - Người đưa tin
Các công nhân xây dựng phát hiện những ngôi mộ khi họ làm một đường vành đai xung quanh thành phố Gliwice, Ba Lan, Telegraph đưa tin. Đầu của những bộ hài cốt trong các ngôi mộ không nằm trên cổ mà nằm ở phía trên của hai chân – cho thấy chúng là đối tượng của một nghi lễ hành quyết để đảm bảo rằng các xác chết sẽ không thể hồi sinh.
Rất khó để có thể xác định niên đại của những bộ xương này bởi không có bất cứ món đồ nào được chôn theo người chết. Theo ước đoán ban đầu, những nạn nhân xấu số này hẳn đã chết từ thế kỷ 16.
Trong vài năm qua, có thể nói giới khảo cổ học tại Đông Âu đã thu hoạch khá đậm các chứng cứ cho thấy nỗi ám ảnh lan rộng của truyền thuyết ma cà rồng trong xã hội Trung cổ. Phát hiện mới trên chỉ cách vụ Bulgaria khai quật được 2 bộ xương “ma cà rồng” khác gần một tu viện ở thị trấn Sozopol trên bờ Hắc Hải. Cả hai có niên đại hơn 800 năm và đều bị đóng xuyên ngực bằng các thanh sắt lớn.
Nơi yên nghỉ của một người bị tình nghi là ma cà rồng tại châu Âu. Ảnh: tumblr.com.
Giám đốc Viện Bảo tàng quốc gia Bulgaria Bozidhar Dimitrov còn gây sốc hơn khi công bố đã có khoảng 100 hài cốt “ ma cà rồng” được tìm thấy tại nước này trong những năm gần đây. “Điều đó cho thấy đây là hành động trừ quỷ phổ biến tại một số ngôi làng trong nước, kéo dài cho đến thập niên đầu của thế kỷ 20”, Dimitrov nói.
Người xưa đối xử rất tàn bạo với những người bị nghi là ma cà rồng. Hình phạt dành cho các nghi phạm bao gồm chặt đầu, treo cổ rồi để tử thi phân hủy cho tới khi đầu lìa khỏi thân. Khi chôn xác “ma cà rồng”, người ta thường đặt đầu của họ lên chân với hy vọng họ sẽ không thể tìm thấy đầu để sống lại.
Trong tiểu thuyết của nhà văn Bram Stoker, ma cà rồng là những kẻ mặc áo choàng và hút máu. Khái niệm ma cà rồng trong thời Trung Cổ rộng hơn nhiều so với hình ảnh của ma cà rồng trong tiểu thuyết của nhà văn Bram Stoker. Chẳng hạn, những người theo tà giáo hoặc để thức ăn lên mộ của những người thân đã qua đời đều có thể bị coi là ma cà rồng và sẽ bị hành quyết nhanh chóng.
Chặt đầu và nhét gạch vào miệng. Ảnh: Matteo Borrini
Thậm chí đến ngày nay, ma cà rồng vẫn là mối đe dọa rất thật trong tâm trí của dân làng tại một số cộng đồng xa xôi của vùng Đông Âu, nơi tỏi và cây thánh giá luôn được người dân thủ sẵn trong nhà, còn người chết bị quật mộ để người còn sống đóng cọc nhọn xuyên tim. Truyền thuyết về quỷ hút máu người có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước, và được truyền miệng trong nhiều nền văn hóa cổ đại. Ví dụ, giới chuyên gia gần đây đã tìm được 3.000 ngôi mộ tại CH Czech, trong đó người chết bị đá dằn đầy thân để ngăn chặn họ quay lại ám ảnh người sống.
Trong thực tế, niềm tin vào ma cà rồng bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan về cái chết và thiếu kiến thức phân hủy xác. Hầu hết các câu chuyện ma cà rồng trong lịch sử có xu hướng đi theo một khuôn mẫu nhất định. Một gia đình có người mắc bệnh lạ rồi chết nhưng khi đó, khoa học chưa thể giải thích nên nhiều người đã chọn "ma cà rồng" để đổ lỗi và lý giải cho sự mất mát này.
Người dân cũng có sự nhầm lẫn quá trình phân hủy xác bình thường với sự siêu nhiên. Nhà nghiên cứu Benjamin Radford có nói: "Một cơ thể sẽ không thể phân hủy ngay lập tức, trong trường hợp quan tài được đậy kín, chôn vào mùa đông, sự thối rữa có thể bị trì hoãn một vài tuần đến vài tháng. Sự phân hủy đường ruột tạo ra hơi, khiến máu có thể trào ngược lên miệng, khiến nhiều người lầm tưởng đó là một xác chết hút máu người".
Chính bởi vậy mà những hình phạt hà khắc và rùng rợn là cái kết không tránh khỏi với những người xấu số bị kết tội là ma cà rồng. Cách thức hành hình kỳ dị là giải pháp để những người còn sống tin rằng, ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
Duyên Trần (t/h) - Người đưa tin
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment