QLB - Mặc dù không được phép, “bầu Kiên” (Nguyễn Đức Kiên) vẫn chỉ đạo 5 công ty do mình thành lập bỏ ra hơn 9,7 nghìn tỷ đồng để kinh doanh tài chính. Riêng tại Công ty Thiên Nam, Kiên đã chỉ đạo kinh doanh vàng trái phép và bị lỗ hơn 430 tỷ đồng.
Chi hơn 9,7 nghìn tỷ để kinh doanh tài chính trái phép
Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, vào đầu tháng 8/2013, sau 1 năm tiến hành điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, tức Bầu Kiên) cùng về 4 tội danh, trong đó có tội Kinh doanh trái phép. Thực tế, với tội danh này, “Bầu Kiên” đã bị khởi tố và bắt tạm giam từ ngày 20/8/2012.
Cơ quan CSĐT xác định, Nguyễn Đức Kiên đã kinh doanh tài chính trái phép tại 5 công ty, bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính Á Châu (Công ty AFG), Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI), Công ty Cổ phần Đầu tư Á Châu (ACI), Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (Công ty ACI-HN) và Công ty CP ĐT Thương mại B&B (Công ty B&B) của Nguyễn Đức Kiên.
Các công ty trên đều do Nguyễn Đức Kiên thành lập, là người đại diện theo pháp luật, trong đó Kiên làm Chủ tịch HĐQT của 4 công ty (Công ty B&B , AFG, ACBI, ACI) và là Chủ tịch HĐTV của Công ty ACI-HN.
Theo điều tra, mặc dù các công ty này không được phép kinh doanh tài chính nhưng từ ngày 25/3/2008 đến ngày 30/11/2010, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo 5 công ty nêu trên sử dụng tổng số tiền 9.713.009.187.246 đồng từ vốn điều lệ, tiền huy động và tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Phương Nam và Ngân hàng Vietinbank, để mua 699.875.914.600 đồng cổ phiếu Ngân hàng Techcombank, mua 3.553.484.112.415 đồng cổ phiếu và trái phiếu Ngân hàng ACB, mua 391.850.000.000 đồng cổ phiếu Ngân hàng Vietinbank.
"Bầu Kiên" khi chưa dính vào vòng lao lý.
Mua 494.537.220.000 đồng cổ phiếu Ngân hàng Đại Á, mua 198.000.000.000 đồng cổ phiếu của Ngân hàng Kiên Long, mua, 234.010.843.476 đồng cổ phiếu Ngân hàng Eximbank, mua 470.900.000.000 đồng cổ phiếu Công ty bất động sản Hòa Phát Á Châu, số tiền còn lại, 3.700.351.096.755 đồng dùng để góp vốn cho các công ty trong nhóm của Kiên và để mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà các công ty này năm giữ.
Cụ thể, tại Công ty B&B, từ ngày 04/09/2009 đến ngày 30/11/2010, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo công ty này sử dụng 2.348.995.679.720 đồng gồm có 1.280.000.000.000 đồng vốn điều lệ, 1.000.000.000.000 đồng tiền phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng ACB và 68.000.000.000 đồng tiền huy động để kinh doanh tài chính trái phép.
Trong đó góp 1.280 tỷ đồng vào Công ty AFG, dùng 324,6 tỷ đồng ủy thác cho 3 người thân là: Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên, Giám đốc Công ty B&B), Đào Văn Kiên (em rể Kiên), Nguyễn Anh Tuấn (em rể Lan) đứng tên mua cổ phiếu của Ngân hàng Vietinbank; dùng 426,3 tỷ đồng mua lại cổ phiếu của Công ty Cổ phần bất động sản Hòa Phát Á Châu do Nguyễn Thúy Hương (em ruột Kiên) nắm giữ. Số tiền còn lại 249,1 tỷ đồng Công ty B&B dùng để mua cổ phần, góp vốn vào các công ty khác, trả lãi vay ngân hàng, hỗ trợ Công ty Thiên Nam kinh doanh.
Tại Công ty AFG, từ ngày 15/3/2007 đến ngày 25/3/2008, “bầu Kiên” đã chỉ đạo công ty này sử dụng 4.068.000.000.000 đồng gồm 3.200 tỷ đồng vốn điều lệ, 400 tỷ đồng tiền thu được từ phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng CPTM Phương Nam và 468 tỷ đồng tiền huy động để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó mua 3.200 trái phiếu Ngân hàng ACB chuyển đổi, đầu tư 373 tỷ đồng góp vốn và mua cổ phần Công ty CP Đầu tư Á Châu, góp 495 tỷ đồng vào Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Tại Công ty ACBI, từ ngày 15/52007 đến ngày 26/4/2008, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACBI sử dụng 1.433.391.914.600 đồng gồm có 300.000.000.000 đồng vốn điều lệ, 800 tỷ đồng tiền thu được từ phát hành trái phiếu bán cho cho Ngân hàng ACB và 433.391.914.600 đồng huy động để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó mua cổ phần, góp vốn vào các công ty: Công ty CP Xi măng Hòa Phát, Công ty CPTM Hải Phòng Plaza, Công ty CP đầu tư INB, Công ty CP Địa ốc Hồng Hà, Công ty CP TMDV Bắc Qua, Công ty CPTM Lãng Yên, Công ty TNHH MTV thương mại đầu tư Liên Á Châu, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh siêu thị Á Châu và Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn hết 733.516.000.000 đồng; mua cổ phiếu Ngân hàng Techcombank hết 699.875.920.000 đồng và cho Công ty CP Đầu tư Á Châu vay 100.000.000.000 đồng để mua cổ phần của Ngân hàng Eximbank.
Tại Công ty ACI, theo chỉ đạo của Kiên, từ ngày 10/03/2008 đến ngày 26/8/2008, công ty này đã sử dụng 451.250.000.000 đồng gồm có 101,25 tỷ đồng vốn điều lệ và 350 tỷ động thu được từ việc bán trái phiếu bán cho Ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó, mua 350 tỷ đồng cổ phiếu Sebeco, góp 101,25 tỷ đồng vào Công ty CP Đầu tư & Thương mại Nhà Rồng và Công ty CP Dịch vụ HH Sài Gòn.
Tại Công ty ACI-HN, từ ngày 25/12/2008 đến ngày 27/9/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACI-HN sử dụng 1.411.371.592.926 đồng gồm 276.164.533.670 đồng vốn điều lệ, 1000 tỷ đồng thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng Vietinbank và Ngân hàng ACB và 124.371.592.926 đồng tiền huy động để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó, góp vốn vào các Công ty CP Đâu tư Nam Sao, Công ty CP Phát triển dệt may Phố Nối và đầu tư cổ phiếu của các ngân hàng ACB, Ngân hàng Vietinbanhk, Ngân hàng Đại Á, Ngân hàng Kienlongbank và Ngân hàng Eximbank.
Ngoài kinh doanh tài chính trái phép tại 5 công ty nói trên, Nguyễn Đức Kiên còn chỉ đạo kinh doanh vàng trái phép tại Công ty CP Phát triển sản xuất XNK Thiên Nam (Công ty Thiên Nam). Theo Cơ quan CSĐT, Công ty Thiên Nam do “Bầu Kiên” thành lập và làm Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc.
Mặc dù không được Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng, nhưng từ ngày 30/11/2009 đến ngày 30/07/2010, Nguyễn Đức Kiên đã đại diện cho Công ty Thiên Nam đặt 49 lệnh giao dịch vàng trạng thái với số lượng 150.000 Ounce; Giao dịch mua, bán vàng vật chất trong nước với số lượng 37.500 lượng vàng JSC và giao dịch mua bán vàng với nước ngoài với số lượng là 75.000 Ounce thông qua tài khoản của Ngân hàng ACB. Việc kinh doanh vàng này của “Bầu Kiên” bị lỗ 433.337.386.791 đồng.
"Bầu Kiên" khai gì?
Trước khi bị CQĐT bắt giữ, "|bầu Kiên" đã có nhiều phát ngôn về "cải tổ" nền bóng đá
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Kiên khai nhận, Kiên là người chỉ đạo thành lập và điều hành hoạt động kinh doanh của 6 công ty nói trên. Việc 6 công ty này sử dụng vốn điều lệ và nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu để đầu tư tài chính và kinh doanh vàng trái phép là do Kiên quyết định. Các thủ tục, hồ sơ phát hành trái phiếu, 6 công ty này đều làm theo chỉ đạo của Kiên.
"Bầu Kiên" cũng thừa nhận, việc kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng như vậy là trái với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Kiên cho rằng, việc mua cổ phần, cổ phiếu là để mở rộng đầu tư chứ không phải để kinh doanh trái phép.
Căn cứ vào lời khai của các bị can và các tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT xác định: “Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của 6 công ty gồm: Công ty B&B , AFG, ACBI, ACI, ACI-HN và Công ty Thiên Nam. Kiên là người chỉ đạo và quyết định hoạt động kinh doanh tài chính, kinh doanh vàng của các công ty này.
Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo các nhân viên công ty kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với giá trị đặc biệt lớn.
Việc làm của Nguyễn Đức Kiên không thông qua Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của các công ty nên Kiên phải chịu trách nhiệm chính về hành vi của mình. Hành vi của Nguyễn Đức Kiên đủ yếu tố cấu thành tội Kinh doanh trái phép quy định tại Điều 159 Bộ Luật Hình sự với vai trò chủ mưu.”
Nội dung vụ án “Bầu Kiên” và đồng phạm:
Vào tháng 7 và tháng 8/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã nhận được nhiều phiếu chuyển đơn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an; Đơn tố cáo của nhận viên nhân hàng TMCP Á Châu (Ngân hàng ACB) tố cáo Nguyễn Đức Kiên có hành vi kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thao túng ngân hàng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Ngay lập tức, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác lập chuyên án điều tra làm rõ. Kết quả, đến ngày 20/8/2012, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB về tội Kinh doanh trái phép.
Tiếp đó, ngày 23/8/2012, Cơ quan CSĐT đã khởi tố và bắt tạm giam Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tới đầu tháng 8/2013, Cơ quan CSĐT đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án và ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố Nguyễn Đức Kiên thêm 3 tội danh khác, gồm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT cũng ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nới cư trú đối với Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch, Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó Chủ tịch, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang, nguyên Thành viên Thường trực Hội đồng quản trị ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.Trần Ngọc Thanh, Giám đốc, Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội cũng bị Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phong Vũ - GDVN
Chi hơn 9,7 nghìn tỷ để kinh doanh tài chính trái phép
Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, vào đầu tháng 8/2013, sau 1 năm tiến hành điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, tức Bầu Kiên) cùng về 4 tội danh, trong đó có tội Kinh doanh trái phép. Thực tế, với tội danh này, “Bầu Kiên” đã bị khởi tố và bắt tạm giam từ ngày 20/8/2012.
Cơ quan CSĐT xác định, Nguyễn Đức Kiên đã kinh doanh tài chính trái phép tại 5 công ty, bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính Á Châu (Công ty AFG), Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI), Công ty Cổ phần Đầu tư Á Châu (ACI), Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (Công ty ACI-HN) và Công ty CP ĐT Thương mại B&B (Công ty B&B) của Nguyễn Đức Kiên.
Các công ty trên đều do Nguyễn Đức Kiên thành lập, là người đại diện theo pháp luật, trong đó Kiên làm Chủ tịch HĐQT của 4 công ty (Công ty B&B , AFG, ACBI, ACI) và là Chủ tịch HĐTV của Công ty ACI-HN.
Theo điều tra, mặc dù các công ty này không được phép kinh doanh tài chính nhưng từ ngày 25/3/2008 đến ngày 30/11/2010, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo 5 công ty nêu trên sử dụng tổng số tiền 9.713.009.187.246 đồng từ vốn điều lệ, tiền huy động và tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Phương Nam và Ngân hàng Vietinbank, để mua 699.875.914.600 đồng cổ phiếu Ngân hàng Techcombank, mua 3.553.484.112.415 đồng cổ phiếu và trái phiếu Ngân hàng ACB, mua 391.850.000.000 đồng cổ phiếu Ngân hàng Vietinbank.
"Bầu Kiên" khi chưa dính vào vòng lao lý.
Mua 494.537.220.000 đồng cổ phiếu Ngân hàng Đại Á, mua 198.000.000.000 đồng cổ phiếu của Ngân hàng Kiên Long, mua, 234.010.843.476 đồng cổ phiếu Ngân hàng Eximbank, mua 470.900.000.000 đồng cổ phiếu Công ty bất động sản Hòa Phát Á Châu, số tiền còn lại, 3.700.351.096.755 đồng dùng để góp vốn cho các công ty trong nhóm của Kiên và để mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà các công ty này năm giữ.
Cụ thể, tại Công ty B&B, từ ngày 04/09/2009 đến ngày 30/11/2010, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo công ty này sử dụng 2.348.995.679.720 đồng gồm có 1.280.000.000.000 đồng vốn điều lệ, 1.000.000.000.000 đồng tiền phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng ACB và 68.000.000.000 đồng tiền huy động để kinh doanh tài chính trái phép.
Trong đó góp 1.280 tỷ đồng vào Công ty AFG, dùng 324,6 tỷ đồng ủy thác cho 3 người thân là: Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên, Giám đốc Công ty B&B), Đào Văn Kiên (em rể Kiên), Nguyễn Anh Tuấn (em rể Lan) đứng tên mua cổ phiếu của Ngân hàng Vietinbank; dùng 426,3 tỷ đồng mua lại cổ phiếu của Công ty Cổ phần bất động sản Hòa Phát Á Châu do Nguyễn Thúy Hương (em ruột Kiên) nắm giữ. Số tiền còn lại 249,1 tỷ đồng Công ty B&B dùng để mua cổ phần, góp vốn vào các công ty khác, trả lãi vay ngân hàng, hỗ trợ Công ty Thiên Nam kinh doanh.
Tại Công ty AFG, từ ngày 15/3/2007 đến ngày 25/3/2008, “bầu Kiên” đã chỉ đạo công ty này sử dụng 4.068.000.000.000 đồng gồm 3.200 tỷ đồng vốn điều lệ, 400 tỷ đồng tiền thu được từ phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng CPTM Phương Nam và 468 tỷ đồng tiền huy động để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó mua 3.200 trái phiếu Ngân hàng ACB chuyển đổi, đầu tư 373 tỷ đồng góp vốn và mua cổ phần Công ty CP Đầu tư Á Châu, góp 495 tỷ đồng vào Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Tại Công ty ACBI, từ ngày 15/52007 đến ngày 26/4/2008, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACBI sử dụng 1.433.391.914.600 đồng gồm có 300.000.000.000 đồng vốn điều lệ, 800 tỷ đồng tiền thu được từ phát hành trái phiếu bán cho cho Ngân hàng ACB và 433.391.914.600 đồng huy động để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó mua cổ phần, góp vốn vào các công ty: Công ty CP Xi măng Hòa Phát, Công ty CPTM Hải Phòng Plaza, Công ty CP đầu tư INB, Công ty CP Địa ốc Hồng Hà, Công ty CP TMDV Bắc Qua, Công ty CPTM Lãng Yên, Công ty TNHH MTV thương mại đầu tư Liên Á Châu, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh siêu thị Á Châu và Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn hết 733.516.000.000 đồng; mua cổ phiếu Ngân hàng Techcombank hết 699.875.920.000 đồng và cho Công ty CP Đầu tư Á Châu vay 100.000.000.000 đồng để mua cổ phần của Ngân hàng Eximbank.
Tại Công ty ACI, theo chỉ đạo của Kiên, từ ngày 10/03/2008 đến ngày 26/8/2008, công ty này đã sử dụng 451.250.000.000 đồng gồm có 101,25 tỷ đồng vốn điều lệ và 350 tỷ động thu được từ việc bán trái phiếu bán cho Ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó, mua 350 tỷ đồng cổ phiếu Sebeco, góp 101,25 tỷ đồng vào Công ty CP Đầu tư & Thương mại Nhà Rồng và Công ty CP Dịch vụ HH Sài Gòn.
Tại Công ty ACI-HN, từ ngày 25/12/2008 đến ngày 27/9/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACI-HN sử dụng 1.411.371.592.926 đồng gồm 276.164.533.670 đồng vốn điều lệ, 1000 tỷ đồng thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng Vietinbank và Ngân hàng ACB và 124.371.592.926 đồng tiền huy động để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó, góp vốn vào các Công ty CP Đâu tư Nam Sao, Công ty CP Phát triển dệt may Phố Nối và đầu tư cổ phiếu của các ngân hàng ACB, Ngân hàng Vietinbanhk, Ngân hàng Đại Á, Ngân hàng Kienlongbank và Ngân hàng Eximbank.
Ngoài kinh doanh tài chính trái phép tại 5 công ty nói trên, Nguyễn Đức Kiên còn chỉ đạo kinh doanh vàng trái phép tại Công ty CP Phát triển sản xuất XNK Thiên Nam (Công ty Thiên Nam). Theo Cơ quan CSĐT, Công ty Thiên Nam do “Bầu Kiên” thành lập và làm Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc.
Mặc dù không được Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng, nhưng từ ngày 30/11/2009 đến ngày 30/07/2010, Nguyễn Đức Kiên đã đại diện cho Công ty Thiên Nam đặt 49 lệnh giao dịch vàng trạng thái với số lượng 150.000 Ounce; Giao dịch mua, bán vàng vật chất trong nước với số lượng 37.500 lượng vàng JSC và giao dịch mua bán vàng với nước ngoài với số lượng là 75.000 Ounce thông qua tài khoản của Ngân hàng ACB. Việc kinh doanh vàng này của “Bầu Kiên” bị lỗ 433.337.386.791 đồng.
"Bầu Kiên" khai gì?
Trước khi bị CQĐT bắt giữ, "|bầu Kiên" đã có nhiều phát ngôn về "cải tổ" nền bóng đá
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Kiên khai nhận, Kiên là người chỉ đạo thành lập và điều hành hoạt động kinh doanh của 6 công ty nói trên. Việc 6 công ty này sử dụng vốn điều lệ và nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu để đầu tư tài chính và kinh doanh vàng trái phép là do Kiên quyết định. Các thủ tục, hồ sơ phát hành trái phiếu, 6 công ty này đều làm theo chỉ đạo của Kiên.
"Bầu Kiên" cũng thừa nhận, việc kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng như vậy là trái với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Kiên cho rằng, việc mua cổ phần, cổ phiếu là để mở rộng đầu tư chứ không phải để kinh doanh trái phép.
Căn cứ vào lời khai của các bị can và các tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT xác định: “Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của 6 công ty gồm: Công ty B&B , AFG, ACBI, ACI, ACI-HN và Công ty Thiên Nam. Kiên là người chỉ đạo và quyết định hoạt động kinh doanh tài chính, kinh doanh vàng của các công ty này.
Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo các nhân viên công ty kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với giá trị đặc biệt lớn.
Việc làm của Nguyễn Đức Kiên không thông qua Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của các công ty nên Kiên phải chịu trách nhiệm chính về hành vi của mình. Hành vi của Nguyễn Đức Kiên đủ yếu tố cấu thành tội Kinh doanh trái phép quy định tại Điều 159 Bộ Luật Hình sự với vai trò chủ mưu.”
Nội dung vụ án “Bầu Kiên” và đồng phạm:
Vào tháng 7 và tháng 8/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã nhận được nhiều phiếu chuyển đơn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an; Đơn tố cáo của nhận viên nhân hàng TMCP Á Châu (Ngân hàng ACB) tố cáo Nguyễn Đức Kiên có hành vi kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thao túng ngân hàng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Ngay lập tức, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác lập chuyên án điều tra làm rõ. Kết quả, đến ngày 20/8/2012, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB về tội Kinh doanh trái phép.
Tiếp đó, ngày 23/8/2012, Cơ quan CSĐT đã khởi tố và bắt tạm giam Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tới đầu tháng 8/2013, Cơ quan CSĐT đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án và ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố Nguyễn Đức Kiên thêm 3 tội danh khác, gồm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT cũng ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nới cư trú đối với Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch, Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó Chủ tịch, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang, nguyên Thành viên Thường trực Hội đồng quản trị ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.Trần Ngọc Thanh, Giám đốc, Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội cũng bị Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phong Vũ - GDVN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment