QLB - Dù Bạc Hy Lai bị kết tội tham nhũng và lạm quyền, nhiều người dân ở Trùng Khánh, thành phố 30 triệu dân nơi ông này từng làm bí thư, vẫn nhớ đến Bạc như một người làm cho cuộc sống của họ tốt lên.
Phiên tòa xử Bạc Hy Lai thu hút hàng chục triệu người theo dõi. Với việc công khai phiên xét xử trên mạng, Trung Quốc đang chứng tỏ rằng họ thực sự nghiêm túc trong đấu tranh chống tham nhũng, và không ai có thể sống ngoài vòng pháp luật.
Một góc của thành phố Trùng Khánh. Ảnh: wordpress
Uốn khúc quanh co với những dòng chảy ngầm nguy hiểm, con sông Dương Tử đổ vào thành phố Trùng Khánh và nhập với sông Gia Lăng. Ở giao điểm nơi hai con sông gặp nhau, những tòa nhà chọc trời mọc lên sừng sững giữa vùng đất được bao quanh là nước.
Trùng Khánh là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc, một cảng sông với những nhà máy bề thế và là nơi sinh sống của 30 triệu người. Từng là một thủ đô thời chiến và bị quân đội Nhật Bản đánh bom, về sau thành phố này từng bị coi là địa bàn hoạt động của các băng đảng xã hội đen, đồng thời cũng đầy tai tiếng vì nạn tham nhũng.
Kể từ khi được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy, Bạc Hy Lai đưa thành phố này vươn lên thành một trong những đô thị có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất ở Trung Quốc. Bạc gây dựng được trong lòng người dân Trùng Khánh hình ảnh một lãnh đạo quyết đoán và hiệu quả.
Trong thời gian làm bí thư, Bạc đã gây dựng các phong trào hát nhạc cách mạng qua đó tập hợp quần chúng. Ông này cũng mạnh tay truy quét các băng đảng tội phạm và doanh nghiệp bất minh. Bạc thực hiện các chính sách dân túy như xây nhà cho người thu nhập thấp, và quan tâm đến đơi sống của tầng lớp dân nghèo. Việc này gây những quan điểm tranh cãi với một bên cho rằng Bạc đang lạm dụng quyền lực và làm sống lại những tư tưởng đã bị cho là lạc hậu từ thời Mao, và bên kia ca ngợi rằng Bạc đang xây dựng xã hội trong sạch chân chính.
Đọc thêm: Kẻ yêu người ghét Bạc Hy Lai
Trung tâm Trùng Khánh là một khu đi bộ và mua sắm, được bao quanh với các tòa nhà bằng kính phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh. Đây là nơi tập trung các cửa hiệu của những hãng thời trang xa xỉ trên thế giới như Chanel hay Tiffany & Co. Các gia đình Trung Quốc thong dong đi dạo trong trung tâm, chụp ảnh bằng những chiếc điện thoại thông minh đời mới.
"Ở Trùng Khánh, 80% trong số chúng tôi đều mến mộ ông ấy. Chân thành mà nói, tất cả những người dân và các quan chức cấp dưới đều ủng hộ ông ấy", Zhang Anhao, một nông dân đang làm thuê thời vụ ở Trùng Khánh nói.
Một người phụ nữ đi ngang qua cũng nói chen vào: "Dân Trùng Khánh quý Bạc Hy Lai lắm. Có ai ở Trùng Khánh không ủng hộ ông ấy nào?".
Những con đường nhỏ từ các bến cảng ven sông ở Trùng Khánh chạy lên sườn đồi luôn tấp nập người qua lại. Lách qua đám đông là những người phu gánh hàng. Gánh trên vai thanh gỗ dài treo những thứ đồ nặng trịch, mồ hôi ướt đẫm, họ mang hàng hóa từ những người bán buôn đến các cửa hiệu trong thành phố.
Những người gánh hàng thích Bạc Hy Lai vì họ nghĩ rằng ông Bạc quan tâm đến nhu cầu của họ. Họ kể về việc ông Bạc xây cho họ nhà giá rẻ, dẹp loạn các nhóm xã hội đen, xóa sổ tội phạm và tham nhũng, làm đường phố trở nên an toàn hơn.
"Tôi nghĩ ắt hẳn có sai phạm khiến ông ấy bị bắt. Nhưng, với tư cách là một chính trị gia, ông ấy đã làm thành phố của chúng tôi an toàn hơn", một người phu gánh hàng nói.
Những người gánh hàng ở Trùng Khánhi. Ảnh minh họa: Globe and Mail
Từng là một trong những chính trị gia danh tiếng ở Trung Quốc, Bạc Hy Lai được xem là ứng cử viên sáng giá cho những vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo cấp cao. Ngoài ra, với vị thế là con trai của một trong 8 "đại công thần" Trung Quốc trước đây, nhiều người càng tin rằng Bạc gần như "bất khả xâm phạm".
Chất xúc tác dẫn đến sự sụp của ông là cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood cách đây hai năm, cũng tại thành phố này. Vợ của ông, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành hai năm vì tội giết người. Vụ việc chỉ bị đưa ra ánh sáng khi "cánh tay phải" của ông Bạc, cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân bỏ trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở thủ phủ Thành Đô của tỉnh láng giềng Tứ Xuyên, làm phát lộ vụ bê bối chính trị gây chấn động Trung Quốc.
Hôm chủ nhật, Bạc Hy Lai bị tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, tuyên án chung thân vì tham nhũng, nhận hối lộ và lạm quyền. Ông này tuyên bố sẽ kháng cáo, theo tờ SCMP.
Zhao Fusheng, một trong nhiều người ủng hộ ông Bạc, cảm thấy bị sốc bởi bản án trên. Zhao từng đoán chừng rằng cựu bí thư thành ủy chỉ phải ngồi tù 5 năm mà thôi. "Điều tệ nhất là ông ấy đã lơ là các cấp dưới và gia đình mình", Zhao nói.
Theo DVO
Phiên tòa xử Bạc Hy Lai thu hút hàng chục triệu người theo dõi. Với việc công khai phiên xét xử trên mạng, Trung Quốc đang chứng tỏ rằng họ thực sự nghiêm túc trong đấu tranh chống tham nhũng, và không ai có thể sống ngoài vòng pháp luật.
Một góc của thành phố Trùng Khánh. Ảnh: wordpress
Uốn khúc quanh co với những dòng chảy ngầm nguy hiểm, con sông Dương Tử đổ vào thành phố Trùng Khánh và nhập với sông Gia Lăng. Ở giao điểm nơi hai con sông gặp nhau, những tòa nhà chọc trời mọc lên sừng sững giữa vùng đất được bao quanh là nước.
Trùng Khánh là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc, một cảng sông với những nhà máy bề thế và là nơi sinh sống của 30 triệu người. Từng là một thủ đô thời chiến và bị quân đội Nhật Bản đánh bom, về sau thành phố này từng bị coi là địa bàn hoạt động của các băng đảng xã hội đen, đồng thời cũng đầy tai tiếng vì nạn tham nhũng.
Kể từ khi được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy, Bạc Hy Lai đưa thành phố này vươn lên thành một trong những đô thị có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất ở Trung Quốc. Bạc gây dựng được trong lòng người dân Trùng Khánh hình ảnh một lãnh đạo quyết đoán và hiệu quả.
Trong thời gian làm bí thư, Bạc đã gây dựng các phong trào hát nhạc cách mạng qua đó tập hợp quần chúng. Ông này cũng mạnh tay truy quét các băng đảng tội phạm và doanh nghiệp bất minh. Bạc thực hiện các chính sách dân túy như xây nhà cho người thu nhập thấp, và quan tâm đến đơi sống của tầng lớp dân nghèo. Việc này gây những quan điểm tranh cãi với một bên cho rằng Bạc đang lạm dụng quyền lực và làm sống lại những tư tưởng đã bị cho là lạc hậu từ thời Mao, và bên kia ca ngợi rằng Bạc đang xây dựng xã hội trong sạch chân chính.
Đọc thêm: Kẻ yêu người ghét Bạc Hy Lai
Trung tâm Trùng Khánh là một khu đi bộ và mua sắm, được bao quanh với các tòa nhà bằng kính phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh. Đây là nơi tập trung các cửa hiệu của những hãng thời trang xa xỉ trên thế giới như Chanel hay Tiffany & Co. Các gia đình Trung Quốc thong dong đi dạo trong trung tâm, chụp ảnh bằng những chiếc điện thoại thông minh đời mới.
"Ở Trùng Khánh, 80% trong số chúng tôi đều mến mộ ông ấy. Chân thành mà nói, tất cả những người dân và các quan chức cấp dưới đều ủng hộ ông ấy", Zhang Anhao, một nông dân đang làm thuê thời vụ ở Trùng Khánh nói.
Một người phụ nữ đi ngang qua cũng nói chen vào: "Dân Trùng Khánh quý Bạc Hy Lai lắm. Có ai ở Trùng Khánh không ủng hộ ông ấy nào?".
Những con đường nhỏ từ các bến cảng ven sông ở Trùng Khánh chạy lên sườn đồi luôn tấp nập người qua lại. Lách qua đám đông là những người phu gánh hàng. Gánh trên vai thanh gỗ dài treo những thứ đồ nặng trịch, mồ hôi ướt đẫm, họ mang hàng hóa từ những người bán buôn đến các cửa hiệu trong thành phố.
Những người gánh hàng thích Bạc Hy Lai vì họ nghĩ rằng ông Bạc quan tâm đến nhu cầu của họ. Họ kể về việc ông Bạc xây cho họ nhà giá rẻ, dẹp loạn các nhóm xã hội đen, xóa sổ tội phạm và tham nhũng, làm đường phố trở nên an toàn hơn.
"Tôi nghĩ ắt hẳn có sai phạm khiến ông ấy bị bắt. Nhưng, với tư cách là một chính trị gia, ông ấy đã làm thành phố của chúng tôi an toàn hơn", một người phu gánh hàng nói.
Những người gánh hàng ở Trùng Khánhi. Ảnh minh họa: Globe and Mail
Từng là một trong những chính trị gia danh tiếng ở Trung Quốc, Bạc Hy Lai được xem là ứng cử viên sáng giá cho những vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo cấp cao. Ngoài ra, với vị thế là con trai của một trong 8 "đại công thần" Trung Quốc trước đây, nhiều người càng tin rằng Bạc gần như "bất khả xâm phạm".
Chất xúc tác dẫn đến sự sụp của ông là cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood cách đây hai năm, cũng tại thành phố này. Vợ của ông, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành hai năm vì tội giết người. Vụ việc chỉ bị đưa ra ánh sáng khi "cánh tay phải" của ông Bạc, cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân bỏ trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở thủ phủ Thành Đô của tỉnh láng giềng Tứ Xuyên, làm phát lộ vụ bê bối chính trị gây chấn động Trung Quốc.
Hôm chủ nhật, Bạc Hy Lai bị tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, tuyên án chung thân vì tham nhũng, nhận hối lộ và lạm quyền. Ông này tuyên bố sẽ kháng cáo, theo tờ SCMP.
Zhao Fusheng, một trong nhiều người ủng hộ ông Bạc, cảm thấy bị sốc bởi bản án trên. Zhao từng đoán chừng rằng cựu bí thư thành ủy chỉ phải ngồi tù 5 năm mà thôi. "Điều tệ nhất là ông ấy đã lơ là các cấp dưới và gia đình mình", Zhao nói.
Theo DVO
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment