QLB - Nhân chuyến thăm Hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) của Phố Đô đốc Hải quân Hoàng gia Úc Raymond Griggs, Bắc Kinh đã “mở rộng vòng tay” chào đón sự hiện diện của Úc trên Biển Đông với danh nghĩa “hợp tác vì hòa bình”.
Ảnh minh họa: Economist
Theo tin từ Nhân dân Nhật báo ngày 27/8, Phó Đô đốc Raymond Griggs đã có chuyến thăm Hạm đội Nam Hải trong ngày 23/8 vừa qua. Đây chính là hạm đội thuộc Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp trên Biển Đông, mà mới đây nhất là cuộc tập trận răn đe hồi giữa tháng 8, gây quan ngại cho các quốc gia láng giềng.
Phó Chỉ huy Tư lệnh quân khu Quảng Châu, đồng thời là Chỉ huy Hạm đội Nam Hải Khương Uy Liệt đã tận dụng cơ hội này để hết lời ca ngợi mối thâm tình giữa Bắc Kinh và Canberra. Đồng thời, ông Khương còn nhấn mạnh Hạm đội Nam Hải và Hải quân Hoàng gia Úc cần thúc đẩy mối quan hệ hơn nữa, và cho biết phía Trung Quốc sẵn sàng trao đổi quân sự và hợp tác hàng hải với Úc trên Biển Đông.
Trong khi đó, sau khi thị sát tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm – con tàu cũng từng “tuần tra” phi pháp trên Biển Đông hồi tháng 3 vừa qua, ông Raymond Griggs hy vọng các tàu chiến của Trung Quốc sẽ sớm thăm hữu nghị nước Úc.
Chuyến thăm cũng diễn ra sau khi chiếc tàu chiến HMAS Ballarat thuộc Hải quân Hoàng gia Úc quyết định không ghé thăm TP.HCM như dự định với lý do hỏng động cơ, và đi thẳng tới Singapore.
Cho đến nay, quan hệ Trung-Úc ngày càng trở nên thâm sâu sau khi ông Kevin Rudd trở thành Thủ tướng Úc. Bởi ông Kevin Rudd vốn là một chính trị gia có mối thâm giao với Trung Quốc và được biết tới nhiều ở quốc gia 1,3 tỷ dân với tên Lục Khắc Văn. Sau chiến thắng của ông Kevin, truyền thông Trung Quốc thì tung hô, Bộ Ngoại giao thì hân hoan chúc mừng.
Tờ Economist bình luận rằng không có một quốc gia nào trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương lại phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như Úc. Trước đó, Ngoại trưởng Úc Bob Carr từng khẳng định nước này luôn tìm kiếm và sẵn sàng chào đón các khoản đầu tư của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Chính nhu cầu của Trung Quốc về các tài nguyên thiên nhiên, hầu hết là quặng sắt đã giúp nền kinh tế Úc tránh được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
So sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc với Campuchia và Úc, Giáo sư Heidi Dahles - Trưởng khoa Nghiên cứu châu Á, ĐH Griffith, Úc - nhận định rằng: Campuchia đã ngả nghiêng về phía Trung Quốc sau một cuộc “tán tỉnh chính trị” tới mức Phnom Penh đã từ chối đề cập đến vấn đề Biển Đông trên bàn nghị sự khi nước này giữ cương vị Chủ tịch ASEAN hồi năm ngoái. Chính vì thế, sự kết thân với Úc có thể giúp Trung Quốc có thêm vây cánh, và rất có thể khiến tình hình Biển Đông càng thêm phức tạp hơn.
Chí Đăng
Ảnh minh họa: Economist
Theo tin từ Nhân dân Nhật báo ngày 27/8, Phó Đô đốc Raymond Griggs đã có chuyến thăm Hạm đội Nam Hải trong ngày 23/8 vừa qua. Đây chính là hạm đội thuộc Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp trên Biển Đông, mà mới đây nhất là cuộc tập trận răn đe hồi giữa tháng 8, gây quan ngại cho các quốc gia láng giềng.
Phó Chỉ huy Tư lệnh quân khu Quảng Châu, đồng thời là Chỉ huy Hạm đội Nam Hải Khương Uy Liệt đã tận dụng cơ hội này để hết lời ca ngợi mối thâm tình giữa Bắc Kinh và Canberra. Đồng thời, ông Khương còn nhấn mạnh Hạm đội Nam Hải và Hải quân Hoàng gia Úc cần thúc đẩy mối quan hệ hơn nữa, và cho biết phía Trung Quốc sẵn sàng trao đổi quân sự và hợp tác hàng hải với Úc trên Biển Đông.
Trong khi đó, sau khi thị sát tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm – con tàu cũng từng “tuần tra” phi pháp trên Biển Đông hồi tháng 3 vừa qua, ông Raymond Griggs hy vọng các tàu chiến của Trung Quốc sẽ sớm thăm hữu nghị nước Úc.
Chuyến thăm cũng diễn ra sau khi chiếc tàu chiến HMAS Ballarat thuộc Hải quân Hoàng gia Úc quyết định không ghé thăm TP.HCM như dự định với lý do hỏng động cơ, và đi thẳng tới Singapore.
Cho đến nay, quan hệ Trung-Úc ngày càng trở nên thâm sâu sau khi ông Kevin Rudd trở thành Thủ tướng Úc. Bởi ông Kevin Rudd vốn là một chính trị gia có mối thâm giao với Trung Quốc và được biết tới nhiều ở quốc gia 1,3 tỷ dân với tên Lục Khắc Văn. Sau chiến thắng của ông Kevin, truyền thông Trung Quốc thì tung hô, Bộ Ngoại giao thì hân hoan chúc mừng.
Tờ Economist bình luận rằng không có một quốc gia nào trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương lại phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như Úc. Trước đó, Ngoại trưởng Úc Bob Carr từng khẳng định nước này luôn tìm kiếm và sẵn sàng chào đón các khoản đầu tư của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Chính nhu cầu của Trung Quốc về các tài nguyên thiên nhiên, hầu hết là quặng sắt đã giúp nền kinh tế Úc tránh được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
So sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc với Campuchia và Úc, Giáo sư Heidi Dahles - Trưởng khoa Nghiên cứu châu Á, ĐH Griffith, Úc - nhận định rằng: Campuchia đã ngả nghiêng về phía Trung Quốc sau một cuộc “tán tỉnh chính trị” tới mức Phnom Penh đã từ chối đề cập đến vấn đề Biển Đông trên bàn nghị sự khi nước này giữ cương vị Chủ tịch ASEAN hồi năm ngoái. Chính vì thế, sự kết thân với Úc có thể giúp Trung Quốc có thêm vây cánh, và rất có thể khiến tình hình Biển Đông càng thêm phức tạp hơn.
Chí Đăng
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
1 comment:
Neu co su chon lua giua Trung Quoc va Viet Nam, thi UC se chon Trung Quoc.
Uc se chon MY va Trung Quoc. Nhung se uu tien cho My. Trung Quoc se khong bao gia lam PHAT LONG Uc, boi viUC qua quan trong cho Trung Quoc.
Rudd la mot trong nhung lanh tu UC bi Trung Quoc ghet nhat. Rudd se ra di vao thang 9.
Post a Comment