QLB - Thị trường tiêu dùng các mặt hàng này tại Việt Nam là rất lớn và ngày càng tăng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng đằng sau những sản phẩm này là những cái chết đang diễn ra âm thầm.
Điểm tên hàng loạt "sát thủ giấu mặt"
Dược sĩ Hoàng Thị Phương Liên, khoa Dược, trường đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ: "Hóa mỹ phẩm là một trong các sản phẩm thiết yếu nhất ngày nay, người ta tiếp xúc với những sản phẩm này hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên, đằng sau sự đẹp đẽ thơm tho ấy là rất nhiều loại hóa chất độc hại. Có thể kể đến đầu tiên là Sodium lauryl sulfate (SLS) được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm nhưng cũng là chất được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu trong kem đánh răng, kem cạo râu, dầu gội đầu, nước súc miệng... Riêng Polyethylene glycol (PEG) sử dụng trong kem dưỡng da gây bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể, Propylen glycol (PG) có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, lăn khử mùi, kem đánh răng gây ảnh hưởng xấu lên gan, thận, não. Triethanolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và Monoethanolamine (MEA) có trong sữa tắm, dầu khử mùi, kem chống nắng... dễ được hấp thu qua da gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương".
Trên đây là một vài chia sẻ về ảnh hưởng tiêu cực của các sản phẩm chăm sóc cơ thể đối với sức khỏe khi người tiêu dùng tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm này. Các loại xà bông tắm luôn có chất tạo bọt, chất tẩy rửa để làm sạch da nhưng đồng thời cũng dễ kích ứng da, bào mòn da, thậm chí còn có thể chứa những chất gây ung thư, tiêu biểu là chất paraben. Các loại dầu gội cũng có các chất tẩy để làm sạch tóc, hương liệu để tạo mùi thơm hay phụ gia để tăng cảm giác mát lạnh cho da đầu, tất cả đều có thể gây kích ứng da đầu và làm sản sinh ra gàu. Các sản phẩm trang điểm có thể chứa các hóa chất độc hại như chì, paraffin, chromium, arsenic và các chất tạo màu, tạo mùi cũng có thể gây hại cho da, dùng lâu dài sẽ cho những hậu quả khó lường. Đó là chưa kể đến các loại hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, khiến người dùng tiền mất tật mang.
Ngoài tốn kém về tiền bạc thì các loại hóa mỹ phẩm cũng đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Giết chết cả môi trường sống
Doanh nghiệp Việt thua trên sân nhà
Theo thống kê của hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM cho thấy, hàng ngoại trên thị trường tại nước ta chiếm trên 90%. Như vậy, hàng ngàn tỷ đồng mà dân Việt chi ra để tiêu dùng các sản phẩm thường nhật đã làm giàu cho các doanh nghiệp nước ngoài - trên chính thị trường nước nhà. Các doanh nghiệp Việt Nam không phải không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tính đến tháng 9/2012, dòng mỹ phẩm làm đẹp, chăm sóc da, tóc của Việt Nam đã có được cả trăm thương hiệu và sản phẩm. Số người sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm do Việt Nam sản xuất hiện tăng mỗi năm khoảng 30%. Tuy nhiên, số lượng này cũng chỉ giúp mỹ phẩm Việt chiếm khoảng 10% thị phần.
Tiến sĩ Đào Anh Dũng, giảng viên trường đại học Xây dựng Hà Nội, chuyên gia về môi trường cho hay: "Xét về khía cạnh môi trường, tuy không gây ô nhiễm với lượng chất thải nhiều như các ngành công nghiệp nặng khác nhưng ngành hóa mỹ phẩm với lượng sản xuất lớn, cung ứng cho hàng triệu người dân hàng ngày cũng là một áp lực to lớn với môi trường hiện đang ngày càng ô nhiễm nặng. Thành phần chính của các chất tẩy rửa trong gia đình và các sản phẩm chăm sóc cá nhân là chất hoạt động bề mặt như LAS, ALS, AES..., phụ gia như Polyphosphate, carbonate silicate, Aratoine, Milcon SP-2, Apricot Core Grain, Ethanol, Dimethylene Glycol, chất tạo màu, hương liệu... Các chất này có thể là tiền thân tạo nên chất gây ô nhiễm nguồn nước được gọi là NDMA. Vì vậy các cơ sở sản xuất ngành hàng này cần thực hiện tốt việc xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường như loại bỏ hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chất hoạt động bề mặt, độ màu, độ đục, COD, BOD5 của nước thải".
Theo hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM, cả nước hiện có khoảng 430 cơ sở sản xuất kinh doanh hóa mỹ phẩm, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn, công suất cao. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường cũng bị ảnh hưởng xấu khi các cơ sở này hoạt động. Nước thải từ các nhà máy này chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, chứa phần nhiều các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng và một số hóa chất có trong thành phần nguyên liệu. Nếu không được xử lý tốt trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Ngoài ra, ô nhiễm bầu không khí cũng là điều không tránh khỏi khi các cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm tiến hành đốt nhựa nguyên liệu để làm chai, lọ đựng sản phẩm. Khói này có thể chứa lưu huỳnh, sulfur dioxide, hydrocarbon... và nhiều hợp chất độc hại khác, nếu xả trực tiếp ra môi trường thì sẽ vô cùng nguy hại. Hoặc nếu các cơ sở này dùng chai, lọ tái sử dụng thì cũng phải tiến hành công tác súc rửa, tẩy trắng chai, lọ cũ... Các hóa chất để làm việc này theo nguồn nước ra môi trường cũng nhiều tai hại.
Doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm
Theo thống kê, doanh thu trung bình của ngành hóa mỹ phẩm giai đoạn năm 2009-2011 ước tính là 130-150 triệu USD/năm. Như vậy cũng đủ biết lượng chai lọ, hóa chất, máy móc, trang thiết bị... phục vụ cho mặt hàng này lớn đến mức nào. Đó cũng là những tác nhân đang bào mòn môi trường sống, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân. Do vậy, với một thị trường tiêu thụ không hề có dấu hiệu chậm lại, các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng hóa mỹ phẩm ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng... để có thể phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành có chức năng cũng cần nỗ lực hơn trong việc kiểm tra kiểm soát hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng này để không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của dân cư.
Thanh Xuân - Trung Nghĩa
Người đua tin
Điểm tên hàng loạt "sát thủ giấu mặt"
Dược sĩ Hoàng Thị Phương Liên, khoa Dược, trường đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ: "Hóa mỹ phẩm là một trong các sản phẩm thiết yếu nhất ngày nay, người ta tiếp xúc với những sản phẩm này hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên, đằng sau sự đẹp đẽ thơm tho ấy là rất nhiều loại hóa chất độc hại. Có thể kể đến đầu tiên là Sodium lauryl sulfate (SLS) được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm nhưng cũng là chất được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu trong kem đánh răng, kem cạo râu, dầu gội đầu, nước súc miệng... Riêng Polyethylene glycol (PEG) sử dụng trong kem dưỡng da gây bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể, Propylen glycol (PG) có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, lăn khử mùi, kem đánh răng gây ảnh hưởng xấu lên gan, thận, não. Triethanolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và Monoethanolamine (MEA) có trong sữa tắm, dầu khử mùi, kem chống nắng... dễ được hấp thu qua da gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương".
Trên đây là một vài chia sẻ về ảnh hưởng tiêu cực của các sản phẩm chăm sóc cơ thể đối với sức khỏe khi người tiêu dùng tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm này. Các loại xà bông tắm luôn có chất tạo bọt, chất tẩy rửa để làm sạch da nhưng đồng thời cũng dễ kích ứng da, bào mòn da, thậm chí còn có thể chứa những chất gây ung thư, tiêu biểu là chất paraben. Các loại dầu gội cũng có các chất tẩy để làm sạch tóc, hương liệu để tạo mùi thơm hay phụ gia để tăng cảm giác mát lạnh cho da đầu, tất cả đều có thể gây kích ứng da đầu và làm sản sinh ra gàu. Các sản phẩm trang điểm có thể chứa các hóa chất độc hại như chì, paraffin, chromium, arsenic và các chất tạo màu, tạo mùi cũng có thể gây hại cho da, dùng lâu dài sẽ cho những hậu quả khó lường. Đó là chưa kể đến các loại hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, khiến người dùng tiền mất tật mang.
Ngoài tốn kém về tiền bạc thì các loại hóa mỹ phẩm cũng đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Giết chết cả môi trường sống
Doanh nghiệp Việt thua trên sân nhà
Theo thống kê của hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM cho thấy, hàng ngoại trên thị trường tại nước ta chiếm trên 90%. Như vậy, hàng ngàn tỷ đồng mà dân Việt chi ra để tiêu dùng các sản phẩm thường nhật đã làm giàu cho các doanh nghiệp nước ngoài - trên chính thị trường nước nhà. Các doanh nghiệp Việt Nam không phải không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tính đến tháng 9/2012, dòng mỹ phẩm làm đẹp, chăm sóc da, tóc của Việt Nam đã có được cả trăm thương hiệu và sản phẩm. Số người sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm do Việt Nam sản xuất hiện tăng mỗi năm khoảng 30%. Tuy nhiên, số lượng này cũng chỉ giúp mỹ phẩm Việt chiếm khoảng 10% thị phần.
Tiến sĩ Đào Anh Dũng, giảng viên trường đại học Xây dựng Hà Nội, chuyên gia về môi trường cho hay: "Xét về khía cạnh môi trường, tuy không gây ô nhiễm với lượng chất thải nhiều như các ngành công nghiệp nặng khác nhưng ngành hóa mỹ phẩm với lượng sản xuất lớn, cung ứng cho hàng triệu người dân hàng ngày cũng là một áp lực to lớn với môi trường hiện đang ngày càng ô nhiễm nặng. Thành phần chính của các chất tẩy rửa trong gia đình và các sản phẩm chăm sóc cá nhân là chất hoạt động bề mặt như LAS, ALS, AES..., phụ gia như Polyphosphate, carbonate silicate, Aratoine, Milcon SP-2, Apricot Core Grain, Ethanol, Dimethylene Glycol, chất tạo màu, hương liệu... Các chất này có thể là tiền thân tạo nên chất gây ô nhiễm nguồn nước được gọi là NDMA. Vì vậy các cơ sở sản xuất ngành hàng này cần thực hiện tốt việc xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường như loại bỏ hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chất hoạt động bề mặt, độ màu, độ đục, COD, BOD5 của nước thải".
Theo hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM, cả nước hiện có khoảng 430 cơ sở sản xuất kinh doanh hóa mỹ phẩm, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn, công suất cao. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường cũng bị ảnh hưởng xấu khi các cơ sở này hoạt động. Nước thải từ các nhà máy này chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, chứa phần nhiều các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng và một số hóa chất có trong thành phần nguyên liệu. Nếu không được xử lý tốt trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Ngoài ra, ô nhiễm bầu không khí cũng là điều không tránh khỏi khi các cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm tiến hành đốt nhựa nguyên liệu để làm chai, lọ đựng sản phẩm. Khói này có thể chứa lưu huỳnh, sulfur dioxide, hydrocarbon... và nhiều hợp chất độc hại khác, nếu xả trực tiếp ra môi trường thì sẽ vô cùng nguy hại. Hoặc nếu các cơ sở này dùng chai, lọ tái sử dụng thì cũng phải tiến hành công tác súc rửa, tẩy trắng chai, lọ cũ... Các hóa chất để làm việc này theo nguồn nước ra môi trường cũng nhiều tai hại.
Doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm
Theo thống kê, doanh thu trung bình của ngành hóa mỹ phẩm giai đoạn năm 2009-2011 ước tính là 130-150 triệu USD/năm. Như vậy cũng đủ biết lượng chai lọ, hóa chất, máy móc, trang thiết bị... phục vụ cho mặt hàng này lớn đến mức nào. Đó cũng là những tác nhân đang bào mòn môi trường sống, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân. Do vậy, với một thị trường tiêu thụ không hề có dấu hiệu chậm lại, các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng hóa mỹ phẩm ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng... để có thể phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành có chức năng cũng cần nỗ lực hơn trong việc kiểm tra kiểm soát hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng này để không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của dân cư.
Thanh Xuân - Trung Nghĩa
Người đua tin
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment