Blogger Widgets

Thursday, July 4, 2013

Nelson Mandela: Từ kẻ nổi loạn tới anh hùng dân tộc - Khi nào sẽ có Mandela của Việt Nam?

QLB  -  Những ngày qua có lẽ hàng tỷ trái tim trên thế giới khắc khoải hướng về Châu lục 'Kim Cương đen', bởi nơi đó một trái tim mãnh liệt, một biểu tượng kiêu hãnh mãi ngẩng cao đầu, bởi ý trí kiên cường, bất khuất không ngục tù nào có thể làm cho run sợ.... 
Nhìn tấm gương Nelson Mandela chợt nghĩ tới Việt Nam. Suốt hơn một năm qua Những trái tim yêu nước Việt Nam đều quặn đau bởi những chiến sĩ đấu tranh cho một nền dân chủ ở Việt Nam, cho một Tổ Quốc công bằng, bác ái như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Phương Uyên, Tạ Phong Tần,'Điếu cày', Cù Huy Hà Vũ... và gần đây nhất là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Lê Quốc Quân.... lần lượt bị đầy vào ngục tù với những tội danh mà từ hơn nửa thế kỷ trước Nelson Mandela cũng đã bị kết án!

Lịch sử dân tộc Việt Nam đang chìm sâu trong cơn đau quặn của cái bào thai 'ngược' không được phép sanh nở, tiếng rên xiết vang vọng xé nát tâm can của những con người có lương tri của nhân loại khiến họ buộc phải lên tiếng... Song tất cả đều lại được đáp lại bằng những cuộc bắt bớ, đàn áp gia tăng chóng mặt....

Liệu đến khi nào những 'kẻ phản động' của Việt Nam hôm nay sẽ được ghi danh như những Nelson Mandela của Việt Nam?

Dù có thể sẽ rất lâu, song đó chính là xu hướng tiến bộ của loài người mà không có Đảng cộng sản nào, không có Đảng X nào có thể đảo ngược mãi được Lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam ta.

"Sông có thể cạn, Núi có thể mòn, song chân lý đó sẽ không bao giờ thay đổi" - Câu nói của Hồ Chí Minh sẽ đến một ngày thực sự ứng nghiệm vào đây!
Trần Ái Quốc
Nelson Mandela từng bị bắt vì tội danh phản quốc, nhưng rồi chính từ bản án hà khắc ấy, một người anh hùng dân tộc đã xuất hiện tại Nam Phi.

Nelson Mandela có công lớn mang World Cup tới Nam Phi

Hết lòng vì dân tộc 

Nelson Mandela trong chuyến thăm London vào năm 1962

Năm 1948, Đảng Quốc gia của người da trắng chính thức lên nắm quyền tại Nam Phi, đồng thời ban hành chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid và đàn áp người bản xứ.

Nhiều thập niên sau đó, các đạo luật từ chối quyền công dân cơ bản của người da đen liên tiếp được thực thi.

Sau này trong các cuốn hồi ký của mình, Nelson Mandela đã mô tả rằng mỗi người dân da đen Nam Phi khi bước sang tuổi 16 đều phải mang theo chứng minh nhân dân riêng mỗi khi ra đường, và phải xuất trình bất cứ lúc nào nếu người da trắng yêu cầu.

Đạo luật hà khắc ấy khiến chàng trai trẻ Mandela cùng những người bạn đồng chí hướng quyết định đứng về phía những người bị áp bức, kỳ thị.

Nhóm đã thành lập một công ty luật để bảo vệ lợi ích cho những người da đen, đồng thời tham gia các hoạt động chống lại chính quyền một cách ôn hòa.

Mặc dù vậy, điều ấy vẫn là một thứ cấm kỵ tại Nam Phi và Nelson Mandela cùng 150 người khác bị bắt với tội danh phản quốc vào ngày 5/12/1956. 5 năm sau, họ được tuyên trắng án.

Nhận thấy sự thiếu hiệu quả của con đường đấu tranh bất bạo động, Nelson Mandela đã quyết định chuyển sang con đường đấu tranh vũ trang.

Năm 1961, ngay sau khi được tuyên trắng án, ông là người đồng sáng lập và lãnh đạo cánh vũ trang của Đại hội Dân tộc Phi - ANC.

Ông điều hành các chiến dịch phá hoại chống lại các mục tiêu quân sự và chính quyền, đồng thời lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh du kích nếu các phương án phá hoại không đạt được hiệu quả như ý.

Mandela đã xem bước chuyển biến này là điều vô cùng cần thiết, trong bối cảnh chính sách đàn áp và bạo lực của chính quyền ngày càng gia tăng, còn sự phản kháng bất bạo động hầu như chẳng có được bất cứ sự tiến triển nào. Mặc dù vậy, ông vẫn luôn ý thức được một cách rõ ràng hành động của mình.

Ngay trong phiên tòa xét xử ông năm 1964, ông khẳng định một cách đanh thép: "Tôi không phủ nhận rằng tôi đã lên kế hoạch phá hoại nhưng tôi làm điều đó không phải vì sự khinh suất hay sở thích bạo lực. Tôi đã lên kế hoạch này sau những đánh giá nghiêm túc và bình tĩnh về tình hình chính trị nảy sinh sau nhiều năm nhân dân chúng tôi bị người da trắng bóc lột, áp bức dưới chế độ chuyên quyền".

Dù bị kết án chung thân nhưng khi bước lên xe cảnh sát, nụ cười vẫn nở trên môi của người anh hùng dân tộc Nam Phi.

Rốt cuộc, sự cổ vũ của đám đông ủng hộ Nelson Mandela sau khi ông bị kết án và sau ngày ông được trả tự do đã minh chứng rằng không một xà lim hay chính quyền nào có thể ngăn cản được tinh thần chiến đấu đòi quyền bình đẳng của ông.
Nelson Mandela bên phu nhân của Tổng thống Mỹ, Barack Obama

Nhà cách mạng hoạt động không ngừng nghỉ

Nelson Mandela có thể đã không trở nên vĩ đại đến thế nếu quá trình đấu tranh của ông bị ngưng trệ. Dù có những thời điểm, dư luận tại Nam Phi cũng như trên toàn thế giới hoài nghi về sức sống trong con người ông, nhưng sự thật thì càng vào những lúc khó khăn, bản lĩnh của cựu Tổng thống Nam Phi càng được thể hiện.

Tháng 1/1965, Mandela bị buộc phải làm việc tại mỏ đá vôi, và ông đã bị bỏng mắt do tiếp xúc với đá vôi dưới nhiệt độ cao ngoài trời.

Bất chấp việc bị nhiễm vi khuẩn lao, ông vẫn quyết tâm cùng các bạn tù khác chiến đấu trong 3 năm liền để phản đối quy định không cho phạm nhân đeo kính khi làm việc. 1 năm sau đó, ông tham gia vào phong trào tuyệt thực ở trại giam, nhằm yêu cầu nâng cao chất lượng của bữa ăn.

Tháng 1/1985, dưới sự phản đối quyết liệt của trong nước và quốc tế, Tổng thống Nam Phi khi đó, P.W Botha tuyên bố rằng sẵn sàng trả tự do cho Nelson Mandela nếu như ông từ bỏ đấu tranh. Mặc dù vậy, lãnh tụ của phong trào chống phân biệt chủng tộc đã kiên quyết từ chối.

Cũng trong quãng thời gian hơn ¼ thế kỷ bị giam cầm này, Nelson Mandela đã có một quyết định vô cùng hệ trọng.

Ông viết trong hồi ký: "Tôi đắn đo từ lâu về việc nói chuyện với phía chính phủ. Tôi kết luận thời gian đã đến khi cuộc đấu tranh sẽ thuận lợi hơn nếu được tiến hành qua phương pháp đàm phán. Nếu chúng ta không bắt đầu đàm phán sớm, cả hai bên phải lao vào đêm tối của áp bức, bạo động và chiến tranh".

Điều đáng trân trọng nằm ở chỗ, Mandela cũng đã tính đến cả khả năng thất bại của cách làm này, nhưng ông tình nguyện vì cho rằng nếu như vậy, thất bại ấy sẽ chỉ do mình ông gánh lấy, còn phong trào do ANC lãnh đạo không hề bị ảnh hưởng.

Năm 1980, ANC đã phát động một chiến dịch mang tầm cỡ quốc tế về chống phân biệt chủng tộc, mục đích là kêu gọi cộng đồng thế giới lên tiếng đòi trả tự do cho Nelson Mandela.

Sự kiện này lên đến đỉnh điểm vào năm 1988, khi có tới 72.000 người tập trung tại sân vận động Wembley, London cùng hàng triệu người trên khắp hành tinh hô vang: "Trả tự do cho Nelson Mandela".

Không an phận tuổi già khi được trả tự do vào tháng 2/1990, Nelson Mandela vẫn không quản ngại sức khỏe, tiếp tục đấu tranh vì những người da đen tại Nam Phi bất chấp thân thể rệu rã và đầy thương tật của một người sắp bước sang tuổi 72.

Cũng chính ông là người đóng vai trò then chốt trong cuộc bầu cử lịch sử năm 1993 tại Nam Phi, sau những cuộc vận động, hội họp, di chuyển không mệt mỏi khắp đất nước.

Kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, và cũng là duy nhất vào năm 1999, nhưng bước chân của Nelson Mandela vẫn chưa dừng lại.

Ông đi du lịch trên khắp thế giới, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, đứng ra hòa giải cho cuộc xung đột tại CHDC Congo, đồng thời kêu gọi chiến dịch phòng chống AIDS trên toàn thế giới. Ông cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng để mang World Cup 2010 tới đất nước Nam Phi.

Ở tuổi 95, Nelson Mandela đang đi nốt những bước cuối trong cuộc đời lắm gian truân nhưng cũng đầy vinh quang của ông.

Lời cảm thán của Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama khi tới thăm nhà tù, nơi đã giam giữ người anh hùng của đất nước Nam Phi, chính là lời nhận xét chính xác nhất về con người ông: "Nelson Mandela cho chúng ta thấy lòng dũng cảm của một người có thể thay đổi thế giới".

Theo Xã luận

1 comment:

Anonymous said...

so sanh VNam voi Mandela la tam bay
So sanh VNam voi Thien An Mon la tam bay
So Sanh VNam voi mua xuan Ai Cap la tam bay
So sanh VNam voi Tay Tang, Mien Dien, buc tuong Berlin la tam bay

Dan VNam hen thay me,
My thang tri thuc ngu chi goi suy dien tam bay

Truoc khi nhin toi Mandela hay nhin lai chinh minh, tai sao Nam Phi tha tu do cho Mandela ?>> vi dau tranh bat bao dong kieu Gandi,
Ngu thay me.,.....

Chac