Blogger Widgets

Wednesday, July 17, 2013

Deutsche Bank phù phép để các khoản vay "bốc hơi" khỏi sổ sách như thế nào?

QLB 

Nhờ thế, ngân hàng lớn nhất nước Đức không phải huy động thêm 12,3 tỷ đôla vốn từ cổ đông.

Từ năm 2008, Deutsche Bank (DB) đã cho các ngân hàngkhác vay hàng tỉ đô la và ghi nhận vào sổ sách kế toán theo cách sẽ giúp che giấu rủi ro trước nhà đầu tư. Hiện ngân hàng lớn nhất nước Đức này có thể cho các ngân hàng từ Ý tới Brazil vay nhưng giao dịch đó hoàn toàn biến mất trên bảng cân đối kế toán.Ngân hàng Ý Banca Monte dei Paschi di Siena và ngân hàng Brasil Banco do Brasil đã vay 2,5 tỷ USD từ Deutsche Bank chính bằng cách này.

Các khoản nợ đều nằm trong số tài sản trị giá 395,5 tỉ Euro mà Deutsche Bank đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán bằng cách bù trừ tài sản với công nợ. Con số này được Deutsche Bank tiết lộ vào đầu tháng 4/2013, theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Nó tương đương 19% tổng tài sản trị giá 2,03 nghìn tỉ Euros của ngân hàng.

Cách Deutsche Bank ghi nhận khoản vay được gọi là hợp đồng mua lại “tăng cường” (enhanced “repo”) nhằm làm giảm tổng tín dụng trong báo cáo tài chính, khi hai CEO Anshu Jain và Juergen Fitschen tìm cách thuyết phục các nhà đầu tư rằng công ty có đủ vốn để phòng ngừa thua lỗ.

Ngân hàng hưởng lợi nhuận từ việc sắp xếp các giao dịch phụ đi kèm khoản cho vay, bao gồm cả việc bán hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng đối với trái phiếu chính phủ mà sau này điêu đứng vì cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

(Xem thêm: Lật tẩy những mánh khóe gian lận trên báo cáo tài chính)

Deutsche Bank còn có hợp đồng repo dài hạn với ba chủ nợ khác: NationalBank of Greece, Hellenic Postbank SA tại Athens và Al Khaliji ở Qatar. Mọi giao dịch này đều dùng cách bù trù tài sản với công nợ.

Mỗi tỷ euros mà Deutsche Bank không đưa vào bảng cân đối đều thổi phồng tình trạng tài chính lẫn tỷ lệ vốn thực tế của mình để tránh phải huy động vốn từ các nhà đầu tư. Nó đã đem lại cái nhìn sai lệch cho các nhà đầu tư vì bảng cân đối trông ít rủi ro hơn so với thực tế.

Theo FDIC,Deutsche Bank xếp hạng chót trong số các ngân hàng toàn cầu trên ít nhất một thước đo rủi ro: tỉ lệ đòn bẩy. Nếu áp dụng theo đề xuất của Ủy ban Basel, họ sẽ phải đưa cả tài sản bên ngoài sổ sách vào khi tính toán đòn bẩy và phải bổ sung thêm số vốn tương đương 12,3 tỷ euro.

Ngân hàng lâu đời nhất thế giới Monte Paschi đang trên bờ vực thẳm. Deutsche Bank đã cho Monte Paschi vay hàng tỷ USD.

Deutsche Bank bỏ khoản vay ra ngoại bảng như thế nào?

DB dùng thủ thuật “no-balance-sheet usage” để đẩy các khoản nợ khỏi sổ sách.

Trong một giao dịch cho vay thế chấp thông thường, ngân hàng cho vay tiền mặt của mình và ghi nhận khoản vay như một tài sản trong bảng cân đối. Đổi lại, nó nhận tài sản thế chấp và nắm giữ đến khi các khoản vay được hoàn trả.

Còn với giao dịch “no-balance-sheet” của Deutsche Bank, ngân hàng này nhận tài sản thế chấp, bán và dùng tiền để cho vay. Ví dụ như khi bán trái phiếu chính phủ, DB tạo ra một nghĩa vụ hoàn trả chứng khoán, cho phép ngân hàng bù trừ giữa tài sản và công nợ.

Bù trừ được là nhờ Deutsche Bank viện dẫn Chuẩn mực số 32 IFRS, buộc một số công cụ tài chính nhất định phải bù trừ lẫn nhau nếu nghĩa vụ được thanh toán cùng lúc hoặc thanh toán bù trừtrong suốt thời gian hiệu lực của các công cụ đó.

Deutsche Bank thực tế đã “bán khống” số trái phiếu trên, một biên bản nội bộ của ngân hàng viết.

Các điều khoản của thỏa thuận cho vaycho phép Deutsche Bank bán tài sản thế chấp và không phải hoàn trả đúng loại trái phiếu đem thế chấp. Thay vào đó, Deutsche Bank có thể trả khách cáctrái phiếu có giá trị rẻ nhất tương đương.

Bằng cách đồng ý chấp nhận các tài sản với giá rẻ nhất trong trường hợp mặc định, Monte Paschi và Banco do Brasil thực tế đã coi số trái phiếu họ đưa cho Deutsche Bank là tài sản thế chấp.

(Xem thêm: Bi kịch của ngân hàng 500 năm tuổi)

Họ trả lãi trên số tiền vay và hương lãi trên số trái phiếu đem thế chấp. Đó vẫn là tái ản của Monte Paschi vì họ có nghĩa vụ phải nhận lại chúng.

Ngân hàng bán bảo hiểm cho các khoản chứng khoán liên quan tài sản thế chấp, đồng nghĩa vớichuyển rủi ro khoản vay vỡ nợ sang trading book. Nếu trái phiếu chính phủ mất giá, khách hàng phải bổ sung tài sản ký quỹ.

Dù có điểm giống hợp đồng repo, nhưng các khoản vay của Deutsche Bank có thời hạn tới 5 năm hoặc hơn và không được ghi nhận như tài sản.

(Xem thêm: Mánh khóe giấu lỗ Repo 105)

Còn Deutsche Bank có thể ghi lãi ngay từ đầu nhờ bán phí bán bảo hiểm vỡ nợ tín dụng cho các nhà đầu tư. Trong vụ cho vay Monte Paschi, Deutsche Bank ghi được ngay 60 triệu euro lợi nhuận như thế.

Thỏa thuận này được mô tả trong bản ghi nhớ nội bộ như một hợp đồng mua lại đã tái cấu trúc. Còn trong các công bố, Monte Paschi gọi công cụ này dưới mác “hợp đồng mua lại dài hạn” và "hợp đồng bảo hiểm sẽ có lãi toàn phần".

Mối lo ngại nghiêm trọng

Đến năm nay, dù đã dùng đến chiêu thức kể trên, Deutsche Bank vẫn phải huy động thêm vốn. Ngân hàng đã bán gần 3,9 tỷ USD cổ phần vào tháng 4 và 1,5 tỷ USD trái phiếu không có tài sản đảm bảo để đáp ứng các quy định vốn sắp thắt chặt.

(Xem thêm: Deutsche Bank thua lỗ gấp 10 lần dự báo trong Quý IV/2012)

Christopher Wheeler, một nhà phân tích tại Mediobanca SpA tại London nói rằng: "Có rất nhiều tinđồn xung quanh các công cụ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn và giảm đòn bẩy kể từ khi khủng hoảng.

Nếu chúng bị phát hiện là từng được sử dụng, thị trường sẽ rất hoang mang vì không hiểu số vốn và tỷ lệ đòn bẩy hiện tại có thực sự phản ánh được đúng tình hình tài chính của các ngân hàng hay không."

Thùy An

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB

No comments: