Blogger Widgets

Tuesday, June 11, 2013

Sự thật bài báo Hàn Quốc ca ngợi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng?

QLB 

 BÌNH LUẬN của GS TRẦN HỮU DŨNG - VIET STUDIES 
http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm 
Đồng bào bình tĩnh! Việt Nam có Hoàng Hữu Phước thì Đại Hàn có Lee Moon-shik (tác giả bài này)! (Để ý: Bài này là của Lee Moon-shik "cậy" (trả tiền?) đăng. Chính báo Korea Herald cũng "hãi" quá, phải công khai từ chối trách nhiệm: "The opinions expressed in the article are his own. -- Ed.". Trên twitter mấy ngày qua giới phóng viên ngoại quốc đã ôm bụng cười vì bài này. 
Lee Moon-shik là ai ? 
Lee Moon Shik là diễn viên phim bộ Hàn Quốc, làm trong công ty Kidmatic của diễn viên - ca sĩ Lee Min Ho! (Lee Min-ho, President of Kidmatic Co., Ltd) 
Năm 2011 Lee Min Ho là người đã ‘thuê’ Korean Herald đăng bài 
Báo Hàn Quốc ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 

Tờ The Korea Herald của Hàn Quốc số ra ngày 7/6 đã có bài bình luận về vai trò quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với tương lai Việt Nam. 

Được truyền thông quốc tế khen ngợi trong suốt tuần qua, sau bài phát biểu gây chú ý tại Đối thoại Shangri-La 2013, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trở nên nổi bật trên chính trường Châu Á . 
Vai trò quan trọng của ông củng cố niềm tin cho nhà đầu tư tới Việt Nam, ông là người không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi này đang bị thử thách bởi những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 
Nhiều học giả danh tiếng trên thế giới đã dành cho ông Dũng những lời ngợi khen, ủng hộ những thông điệp của ông về “xây dựng niềm tin chiến lược” như chìa khóa để gìn giữ hòa bình và thúc đẩy sự phát triển. 
Từ sau chiến tranh tới nay, ông Dũng là vị nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam có tầm ảnh hưởng như vậy tới chính trường quốc tế. Ông Dũng- vị thủ tướng trẻ nhất của Việt Nam kể từ 1975, cũng như nhiều thế hệ lãnh đạo của Việt Nam- đều kinh qua chiến tranh. Ông là “con nhà nòi”, có cha là cán bộ kháng chiến và là người lính dũng cảm trên mọi mặt trận. 
Ông từng kinh qua nhiều nhiệm vụ từ cơ sở tới T.Ư, từng là Thứ trưởng Bộ Công an nhưng cũng từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bằng tài năng xuất chúng của mình và sự trải nghiệm ở nhiều vị trí công tác ông đã “lật ngược” nhiều thế cờ khó. Ông đã tạo ra bước ngoặt cho Việt Nam. 
Ông Dũng lên nhậm chức Thủ tướng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng nhưng Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế GDP 8,23% năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ đô la Mỹ, tăng 24% so với năm 2005, và vượt kế hoạch 2 tỷ đô la. Thị trường chứng khoán đạt 800 điểm, đầu tư nước ngoài tăng đột biến đạt trên 10 tỷ đô la, ODA cam kết hỗ trợ 4,5 tỷ đô la. 
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, và chính phủ Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR). Quan trọng hơn, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội trong suốt hai nhiệm kỳ của ông Dũng được đánh giá là khá ổn định. Ông đã đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo, có chính sách cởi mở hơn trong quan hệ ngoại giao đa phương. Ông được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, như một chính trị gia xuất sắc của Châu Á. 
Là Thủ tướng, người lính của nhân dân, với ông Dũng không gì quan trọng hơn bảo vệ chủ quyền đất nước. Suốt 30 năm qua, từ lúc cầm súng cho tới khi cầm bút ký vào những quyết định quan trọng liên quan tới vận mệnh đất nước, ông Dũng chưa bao giờ quên trọng trách đó của mình. 
Kiên quyết nhưng khôn khéo, đầy bản lĩnh, ông trở thành chính trị gia có tầm ảnh hưởng, có tiếng nói thuyết phục về vấn đề biển Đông với quan điểm cần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 
Tại Shangri-La 2013, một lần nữa thông điệp về hòa bình được ông đưa ra dưới quan điểm cần xây dựng niềm tin chiến lược. Ông tỏa sáng khi bàn về một niềm tin giữa các nước với nhau nhằm củng cố, giữ gìn an ninh châu Á, hòa bình khu vực và thế giới. 
Cũng niềm tin ấy, ông Dũng đang hướng các nhà đầu tư tới với Việt Nam và nhìn Việt Nam với cái nhìn dài hạn và tin tưởng. Ông chứng minh cho nhà đầu tư thấy họ có thể tin tưởng vào Chính phủ Việt Nam, bằng các chính sách tài khóa, bằng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, minh bạch trong thu hút đầu tư, cải cách hành chính công và chống tham nhũng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã có những đánh giá tích cực về một số diễn biến kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách của Việt Nam. 
IMF khẳng định thị trường tài chính Việt Nam đã bình ổn trở lại, nhờ nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc cung cấp thanh khoản và sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, yếu kém. 
Thặng dư cán cân vãng lai tăng lên hơn 9 tỷ USD trong năm 2012 một phần nhờ nhập khẩu thấp và hoạt động kinh tế yếu. Nhờ đó, tổng dự trữ quốc tế tính đến cuối tháng 2/2013 đã tăng lên hơn 2,5 tháng nhập khẩu dự kiến đối với hàng hóa và dịch vụ. 
Cũng theo IMF, chính sách kinh tế của Việt Nam đã khá thành công trong việc tái lập sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện qua việc lạm phát giảm mạnh, mà nhờ đó củng cố niềm tin vào đồng nội tệ. 
Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng trở lại, nổi bật là dòng vốn từ các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hiện có 1500 nhà máy của các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện diện ở Việt Nam. Thậm chí, ở thời điểm này, các doanh nghiệp Hàn Quốc lên kế hoạch chi hàng tỷ USD vào Việt Nam qua các dự án công nghệ cao và trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. 
Sau khi đã có tổ hợp sản xuất điện thoại di động trị giá 1,5 tỷ USD tại Bắc Ninh, tháng 3 vừa qua, Samsung đã khởi động việc rót thêm 2 tỷ USD để xây tổ hợp sản xuất điện thoại di động và các thiết bị công nghệ cao tại Thái Nguyên. 
Với dự án mới này, dự kiến mỗi năm tập đoàn cho ra đời thêm 100 triệu sản phẩm. Tập đoàn LG Electronics cũng đang có kế hoạch đầu tư 300 triệu USD triển khai dự án điện tử, điện máy tại Hải Phòng. 
Mới đây, Công ty TNHH Heasung Vina chuyên sản xuất camera cho điện thoại thông minh của Samsung đã tăng vốn gấp 3 lần lên 36 triệu USD nhằm nâng công suất lên 25 triệu sản phẩm mỗi năm. 
Ngày 14/5 vừa qua, công ty TNHH Doosun Industries cũng được cấp giấy chứng nhận đầu tư 14 triệu USD để xây một nhà máy in công nghệ cao phụ trợ cho Samsung. 
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) cho biết: “thời gian tới sẽ có ngày càng nhiều các doanh nghiệp vệ tinh đầu tư vào Việt Nam theo các dự án của Samsung và LG”. 
Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ có niềm tin vào sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội mới “níu” chân được các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam thay vì đầu tư vào những “mảnh đất vàng” của Châu Á như Myanmar hay Philippin. 
Chính phủ của ông Dũng đã làm rất tốt điều đó, đã xây dựng được niềm tin cho nhà đầu tư. Và ông Dũng, vị nguyên thủ suất sắc của Châu Á, mỗi ngày vẫn miệt mài xây dựng niềm tin đó cho đất nước mình từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông trong điều hành đất nước cũng như các hoạt động ngoại giao. Ông là vị thuyền trưởng dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm và bản lĩnh trên con thuyền đưa Việt Nam ra biển lớn. 
Theo Lee Moon-shik 
Korea Herald 
The important role of Prime Minister Nguyen Tan Dung for Vietnam’s future 
By Lee Moon-shik 
Published : 2013-06-06 20:22 Updated : 2013-06-07 10:25 
http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20130606000196 

Having received praise from the international media over the last week for an “electrifying” speech at Shangri-La Dialogue 2013, Vietnam’s Prime Minister Nguyen Tan Dung has become the star of Asia’s polity. His outstanding role has strengthened the trust base for investors coming to Vietnam, and he is an indispensable leader for this emerging economy facing many challenges as a result of the global economic crisis.

Various renowned international scholars have given Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung warm praise, advocating his message of “building strategic trust” as a key to maintaining peace and promoting development.

In Vietnam’s post war era, Dung is the first leader to have exerted such influence on the international political playing field. Dung, the youngest Prime Minister of Vietnam since 1975, is, like other Vietnamese leaders, a war veteran. He is of revolutionary stock; his father demonstrated courage on numerous battlefields. He has taken on many tasks from grass roots to central government. He was previously vice minister of public security and was also the governor of the State Bank of Vietnam. His outstanding ability and vast experience enabled him to solve many critical chess traps. He made a turnaround for Vietnam.

Dung took the prime minister’s office in the face of the global economic crisis, yet Vietnam achieved economic growth of over 8 percent in 2007. Export revenue was $40 billion, an increase of 24 percent from 2005, or $2 billion beyond its target. The stock market reached the 800 level, foreign investment reached $10 billion, and the ODA commitment was $4.5 billion. Vietnam became WTO’s 150th member, and the United States offered Vietnam the Permanent Normal Trade Relation (PNTR). More importantly, political stability and social security have been relatively well maintained in Prime Minister Dung’s two terms in office. He has strongly promoted poverty alleviation and his government embraced an even more open diplomacy towards multilateral relationships. That’s why the international community has praised him as Asia’s outstanding politician.

Being a prime minister or people’s soldier, nothing is more precious and important for Prime Minister Dung than national sovereignty. During the past 30 years, from holding guns to inking signatures on important decisions that affect the country’s fate, Dung has never ignored that responsibility. Resolute but flexible, Dung’s bravery has made him an influential politician, with a persuasive voice on the Eastern Sea issue, with respect to the national stance of maintaining peace, stability, security, and safety as well as freedom of navigation. He has been persistent in solving conflicts with peaceful means. In the Shangri-La Dialogue 2013, once again his message of peace was voiced out in his vision of “building a strategic trust base.” He was enlightening in the forum whilst debating trust among nations to strength and maintain Asian security, and regional and world peace.

Showing such great desire for trust, Prime Minister Dung has also oriented investors who often look at Vietnam with a long-term view and confidence. He has consistently shown investors that they can believe in the Vietnamese government, through fiscal policy, enterprise-promoting programs, transparency in attracting investment, public administrative reform and the fight against corruption. The International Monetary Fund recently made a positive assessment of Vietnam’s macroeconomic performance and policy governance. The IMF affirmed that Vietnam’s financial sector had been re-stabilized, thanks to the State Bank’s move in providing liquidity and mergers of some weak, small banks. The current account surplus has increased by $9 billion, partly due to lower imports and a weak economy. As a result, total hard currency reserves have grown to be equivalent to more than 2.5 months of imports. Also through the IMF, Vietnam’s economic policy has been relatively successful in re-stabilizing the macroeconomy. This is witnessed in falling inflation, resulting trust in the domestic currency.

FDI capital’s inflow has increased again, especially from Korean firms. Currently, more than 1,500 Korean plants are present in Vietnam. At this moment, Korean investors are setting aside billions of dollars to invest in Vietnam through hi-tech establishments, making Vietnam a bright example for attracting foreign investment.

After completing a smartphone facility worth $1.5 billion in BacNinh, this March, Samsung has begun another capital injection of an additional $2 billion for a smartphone and high-tech devices complex in ThaiNguyen. The firm is expected to produce each year some 100 million units at this new plant. LG Electronics has also planned a project for electrical appliances and electronics in Haiphong. Recently, Heasung Vina, a camera producer for Samsung smartphones, committed $36 billion that will enable a new capacity of 25 million units per year. On May 14, Doosun Industries also received an investment license for $14 million for a high-tech printing plant, as part of another support industry for Samsung. The Chairman of the Korean Chamber of Commerce has noted there will be more companies investing in Vietnam for developing support industries for Samsung and LG.

It is no doubt that only confidence in political stability, economy and social security can hold investors’ strategic movement of foreign investment to Vietnam instead of Myanmar or the Philippines. Dung’s government has done a good job in building a trust base for investors. And Dung, an outstanding Asian leader, every day has consistently built such a trust base for his nation, through endless effort in governance as well as diplomacy. He’s a brave captain, highly experienced and ceaselessly determined in navigating Vietnam’s vessel to the great ocean.

By Lee Moon-shik

The writer is senior director of Kidmatic Co.Ltd. The opinions expressed in the article are his own. -- Ed.

1 comment:

louielamson2000 said...

Đọc bài viết dưới đây, liên quan đến đề tài : ” Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt? ”

Quốc Hội Việt Nam, các ông Nghị-bà Nghị, đọc tìm hiểu học tập văn hóa người Nhật!!!

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/nhiu-ngi-vit-nht-cp-vt.html#comment-47692 Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?

“Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”.

(“Trước đó, tháng 9/2012, một bức ảnh được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.)

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/nhiu-ngi-vit-nht-cp-vt.html#comment-47692 Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?

Chính quyền Quảng Ngãi xây 2 phòng vệ sinh toilet cho trường học, giá 600 triệu, Giá này đắt nhất hành tinh ?!
Quảng Ngải xây nhà vệ sinh 2 phòng toilet cho trường học, giá đắt nhất hành tinh.? Hình ảnh và bài viết này cần chuyển tải ra nhiều nguôn ngữ, để google quảng bá dùm cho thương hiệu " Sự Kiện Việt Nam ". Đồng thời gởi lên trình Quốc Hội Việt Nam đang bầu bán phiếu tín nhiệm ở Ba Đình, Hà Nội.