QLB
Giá vàng trong nước vẫn chênh lệch khá cao so với giá vàng nước ngoài, bất chấp những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 4/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng thứ hai, với tổng khối lượng vàng dự kiến 26 nghìn lượng và mức giá tham chiếu 43.61 triệu đồng/lượng.Tuy nhiên, những ảnh hưởng lên thị trường của đợt đấu thầu lần thứ nhất hôm 28/3 khiến giới chuyên gia quan ngại về chính sách quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước.
'Mâu thuẫn'
Đợt đấu thầu hồi cuối tháng Ba, cũng với lượng chào thầu 26 nghìn lượng vàng và giá tham chiếu 43,6 triệu đồng/lượng chỉ có hai đơn vị trúng thầu và lượng vàng được mua chỉ dừng lại ở 2000 lượng, đồng nghĩa với việc 24 nghìn lượng còn lại không có người mua.
Không những vậy, giá tham chiếu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra bị chỉ trích là 'quá cao'.
Trước tác động của phiên đấu thầu này, giá vàng miếng trong nước đã tăng trở lại, khoảng cách chênh lệch giữa vàng trong nước với thế giới cũng tăng từ 2,8 triệu đồng/lượng lên hơn 4 triệu đồng/lượng.
Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt ngày 3/4, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đây là "điều hết sức mâu thuẫn."
"Ngân hàng Nhà nước nói muốn bình ổn thị trường vàng nhưng lại không quan tâm đến việc giảm giá vàng," ông nói.
"Cách đây ít lâu, thông điệp của Thống đốc đưa ra là muốn kéo giá vàng về với giá thế giới. Nhưng gần đây ông ấy lại nói là không quan tâm tới điều ấy nữa."
"Tôi thấy rằng đây là điều hết sức mâu thuẫn và không biết là chính sách đó của Nhà nước đang giúp giải quyết gì cho thị trường vàng Việt Nam hiện nay?"
"Trước kia thì thống đốc nói là bình ổn và có thị trường vàng, muốn kéo giá vàng trong nước chênh lệch khoảng độ 500 nghìn đồng/lượng là phù hợp so với chi phí. Nhưng giờ lại thấy hành động của Ngân hàng Nhà nước không đi theo hướng ấy."
"Nếu không đi theo hướng ấy, thì liệu thị trường vàng có thực sự là thị trường vàng hay không, và liệu có huy động được vốn vàng trong người dân hay không?"
"Khuyến khích buôn lậu"
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng cần tạo sự thông thương giữa thị trường vàng trong nước và nước ngoài, rút ngắn độ chênh lệch giá giữa hai thị trường.
Hôm 1/4 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cho biết việc Ngân hàng Nhà nước giao doanh nghiệp SJC được dập và kinh doanh vàng miếng và coi đó là thương hiệu vàng quốc gia đang gây nhiều vấn đề cho nền kinh tế.
Trả lời báo trong nước, ông Lực nói từ năm 2012 đến nay ngoài việc xuất hiện độ chênh lệch giá lớn giữa giá vàng trong nước và nước ngoài, đã xuất hiện vàng giả SJC, vàng kém chất lượng đưa vào các doanh nghiệp kinh doanh bán cho dân.
"Việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty SJC, làm phương hại đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng khác", ông Lực bình luận.
Ngoài ra, sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài được ông Lê Đăng Doanh cho rằng dễ làm gia tăng tình trạng buôn lậu:
"Ngân hàng Nhà nước muốn kiểm soát vàng chấm dứt hiện tượng đầu cơ vàng và tình trạng buôn lậu."
"Nhưng giá vàng càng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới thì tạo điều kiện khuyến khích cho việc buôn lậu."
"Trong kinh tế học, người ta đã xác định nếu mức cách biệt giá quá lớn, không có bức tường thành nào của thuế qua hoặc hải quan có thể ngăn chặn được việc buôn lậu."
"Với tình hình đó thì tôi nghĩ tình hình buôn lậu vàng vẫn sẽ tiếp tục xảy ra."
"Tạo sự thông thương"
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng cần "tạo sự thông thương giữa thị trường vàng trong nước và thế giới".
"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần phải có tham khảo ý kiến của các chuyên gia và của hiệp hội vàng để đưa ra giải pháp có tính chất thị trường"
Ông cũng cho rằng cần phải đạt được chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vào khoảng 500 nghìn đồng/lượng.
"Như vậy sẽ chấm dứt được tình trạng buôn lậu vàng," ông nói.
BBC
Giá vàng trong nước vẫn chênh lệch khá cao so với giá vàng nước ngoài, bất chấp những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 4/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng thứ hai, với tổng khối lượng vàng dự kiến 26 nghìn lượng và mức giá tham chiếu 43.61 triệu đồng/lượng.Tuy nhiên, những ảnh hưởng lên thị trường của đợt đấu thầu lần thứ nhất hôm 28/3 khiến giới chuyên gia quan ngại về chính sách quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước.
'Mâu thuẫn'
Đợt đấu thầu hồi cuối tháng Ba, cũng với lượng chào thầu 26 nghìn lượng vàng và giá tham chiếu 43,6 triệu đồng/lượng chỉ có hai đơn vị trúng thầu và lượng vàng được mua chỉ dừng lại ở 2000 lượng, đồng nghĩa với việc 24 nghìn lượng còn lại không có người mua.
Không những vậy, giá tham chiếu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra bị chỉ trích là 'quá cao'.
Trước tác động của phiên đấu thầu này, giá vàng miếng trong nước đã tăng trở lại, khoảng cách chênh lệch giữa vàng trong nước với thế giới cũng tăng từ 2,8 triệu đồng/lượng lên hơn 4 triệu đồng/lượng.
Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt ngày 3/4, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đây là "điều hết sức mâu thuẫn."
"Ngân hàng Nhà nước nói muốn bình ổn thị trường vàng nhưng lại không quan tâm đến việc giảm giá vàng," ông nói.
"Cách đây ít lâu, thông điệp của Thống đốc đưa ra là muốn kéo giá vàng về với giá thế giới. Nhưng gần đây ông ấy lại nói là không quan tâm tới điều ấy nữa."
"Tôi thấy rằng đây là điều hết sức mâu thuẫn và không biết là chính sách đó của Nhà nước đang giúp giải quyết gì cho thị trường vàng Việt Nam hiện nay?"
"Trước kia thì thống đốc nói là bình ổn và có thị trường vàng, muốn kéo giá vàng trong nước chênh lệch khoảng độ 500 nghìn đồng/lượng là phù hợp so với chi phí. Nhưng giờ lại thấy hành động của Ngân hàng Nhà nước không đi theo hướng ấy."
"Nếu không đi theo hướng ấy, thì liệu thị trường vàng có thực sự là thị trường vàng hay không, và liệu có huy động được vốn vàng trong người dân hay không?"
"Khuyến khích buôn lậu"
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng cần tạo sự thông thương giữa thị trường vàng trong nước và nước ngoài, rút ngắn độ chênh lệch giá giữa hai thị trường.
Hôm 1/4 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cho biết việc Ngân hàng Nhà nước giao doanh nghiệp SJC được dập và kinh doanh vàng miếng và coi đó là thương hiệu vàng quốc gia đang gây nhiều vấn đề cho nền kinh tế.
Trả lời báo trong nước, ông Lực nói từ năm 2012 đến nay ngoài việc xuất hiện độ chênh lệch giá lớn giữa giá vàng trong nước và nước ngoài, đã xuất hiện vàng giả SJC, vàng kém chất lượng đưa vào các doanh nghiệp kinh doanh bán cho dân.
"Việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty SJC, làm phương hại đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng khác", ông Lực bình luận.
Ngoài ra, sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài được ông Lê Đăng Doanh cho rằng dễ làm gia tăng tình trạng buôn lậu:
"Ngân hàng Nhà nước muốn kiểm soát vàng chấm dứt hiện tượng đầu cơ vàng và tình trạng buôn lậu."
"Nhưng giá vàng càng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới thì tạo điều kiện khuyến khích cho việc buôn lậu."
"Trong kinh tế học, người ta đã xác định nếu mức cách biệt giá quá lớn, không có bức tường thành nào của thuế qua hoặc hải quan có thể ngăn chặn được việc buôn lậu."
"Với tình hình đó thì tôi nghĩ tình hình buôn lậu vàng vẫn sẽ tiếp tục xảy ra."
"Tạo sự thông thương"
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng cần "tạo sự thông thương giữa thị trường vàng trong nước và thế giới".
"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần phải có tham khảo ý kiến của các chuyên gia và của hiệp hội vàng để đưa ra giải pháp có tính chất thị trường"
Ông cũng cho rằng cần phải đạt được chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vào khoảng 500 nghìn đồng/lượng.
"Như vậy sẽ chấm dứt được tình trạng buôn lậu vàng," ông nói.
BBC
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
2 comments:
Bây giờ người trung quốc ra vào xứ việt công tự do như đi chợ; thì giá 'chênh lệch' là miếng mồi béo bở cho những người giỏi buôn bán này.
Báo đảng mới đăng tin là thương lái người trung quốc đang mua rễ hồ tiêu! họ mua rong biển ở Nha Trang! không có rong để trú, cá bỏ cảng chạy nơi khác tìm sự sống!
Tôi không hiểu tại sao đảng ta lại cho giặc vào tự do, còn kiều bào xa quê hương lại phải xin visa tốn cả trăm đô la!
Thật là một lũ ngu đần.
Chinh phu dang du nguoi dan ban vang.
Post a Comment