QLB
Thời điểm đó, do đất nước bị sự áp bức bóc lột bởi chính quyền thực dân Pháp, những thanh niên yêu nước đã tập hợp, tổ chức lại thành tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Bí thư đầu tiên là Trần Phú…Tổ chức này được thành lập nhằm mục đích phát động nhân dân đứng lên làm cách mạng, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến để dành lại độc lập cho đất nước…Điều này đã thể hiện trong bản Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo tháng 10/1930 với những nội dung cơ bản sau:- Về mâu thuẫn xã hội: "Một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và chủ nghĩa đế quốc".
- Về tính chất và mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đi thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa"
- Về nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".
-Về lực lượng của cách mạng :
+Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng…”
Từ bước đi đầu tiên, những người cộng sản Việt Nam đã nhận thức: muốn đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thì phải thực hiện song hành 2 nhiệm vụ:” Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền"…Mục tiêu của cuộc cách mạng do những người cộng sản khởi xướng là phải dành lại ruộng đất từ tay đế quốc, phong kiến để trả về cho người nông dân Việt Nam
Để đạt được mục tiêu cách mạng này, những người cộng sản đã khẳng định “nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng…” tức dành chính quyền, độc lập dân tộc song hành với việc dành lại ruộng đất cho nông dân; Do vậy mà khẩu hiệu liên minh công nông được hình thành từ đây…
Cụ thể hóa cương lĩnh này thêm một bước, vào những năm 40, một tác phẩm do những người cộng sản viết đó là cuốn Vấn đề dân cày do Quan Ninh ( Trường Chinh-giai đoạn này là Quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương) và Vân Đình ( Võ Nguyên Giáp ), được nhà sách Đức Cường in thành 2 tập…Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đường lối của Đảng và thực tiễn khảo sát đời sống nông thôn, các tác giả đặt vấn đề nghiên cứu sâu sắc thực trạng nông thôn Việt Nam dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến, đề cập tới vấn đề ruộng đất và dân cày như là nội dung trụ cột của đời sống xã hội nước ta. Cuốn sách phê phán những nhận thức, quan điểm sai lầm đối với dân cày và vạch rõ vị trí của họ trong cách mạng Việt Nam. Cuốn sách cũng tố cáo các chính sách phản động của đế quốc và phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi… đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp.
Cói thể coi đây là những tiếng chuông thức tỉnh người nông dân, nhằm lôi kéo họ chuẩn bị tham gia cuộc cách mạng tháng 8/1945 cùng với những người cộng sản dành lại chính quyền từ tay đế quốc, thực dân…
Tháng 8/1945 lợi dụng việc phátxit Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, những người cộng sản với trên 5000 đảng viên đã kêu gọi nhân dân đứng lên cướp chính quyền từ trong tay chính quyền Trần Trọng Kim thân Nhật…Như vậy, lực lượng chính đã dành lại được chính quyền, xây dựng mô hình nhà nước đầu tiên ngoại trừ 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn; chủ yếu vẫn là những người nông dân…Thực ra với 5000 đảng viên cộng sản này thì phần lớn họ đều là con em nông dân, có gốc gác từ nông thôn; Còn Hà Nội, Sài Gòn năm 1945 thì thị dân cũng không khác nông dân bao xa…
Cuộc cách mạng tháng 8 do những người cộng sản tổ chức và lãnh đạo đã thành lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với một bản Hiến pháp 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ biên; Đây là một bản Hiến pháp phi đảng phái chính trị; Hiến pháp 1946 đã xác định và đặt quyền cao nhất vào các vị trí chủ chốt: Quốc hội, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch nước và cử tri…
Vị trí của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 nó gần với vai trò của tổng thống của Pháp: người nắm toàn bộ quyền lực hành chính nhà nước; Cơ quan kiểm soát Chủ tịch là Quốc hội-đại biểu của dân…
Ngay trong Hiến pháp 1946 vấn đề sở hữu ruộng đất đã được đặt ra rõ ràng tại Điều 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản được quan niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư hữu về tài sản như một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của chế độ này, nhà nước này.
Vào năm 1953, khi mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào giai đoạn tổng phản công, để động viên sức người sức của của nhân dân, Đảng Lao động Việt Nam được công khai trở lại vào tháng 3/1951 đã ban hành một cương lĩnh, Đó là Cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam ra đời tháng 11/1953…Trong Cương lĩnh 1953 có các đoạn sau đây:”Cần phải xoá bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng…
Trong nhân dân ta, nông dân chiếm gần 90%. Đối với kháng chiến, nông dân đóng góp nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất. Nhưng nông dân phần nhiều lại không có, hoặc có rất ít ruộng đất. Nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn không được no cơm, ấm áo. Tình hình ấy rất không hợp lý, không công bằng. Vì vậy, nông dân yêu cầu được ruộng đất là một điều rất chính đáng, rất hợp với lợi ích giải phóng dân tộc. Chỉ có thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, làm cho hàng chục triệu nông dân hăng hái tham gia kháng chiến, thì kháng chiến mới hoàn toàn thắng lợi, cách mạng chắc chắn thành công…”
Bản Cương lĩnh tháng 11 năm 1953 của Đảng Lao động Việt Nam có 23 điều trong đó có những điều đáng chú ý sau đây:
“1. Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác.
2. Tịch thu ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của bọn Việt gian phản quốc.
3. Tịch thu hoặc trưng thu (tuỳ tội nặng nhẹ), ruộng đất trâu bò, nông cụ và tài sản khác của địa chủ phản động và cường hào gian ác.
4. Trưng thu ruộng đất công và ruộng đất nửa công, nửa tư bao gồm ruộng phe, ruộng giáp, ruộng tư văn, tư võ, ruộng các đoàn thể, v.v..
5. Trưng thu hoặc trưng mua (tuỳ trường hợp) ruộng đất của các tôn giáo.
6. Tịch thu ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của ngoại kiều hợp tác với đế quốc xâm lược và nguỵ quyền. Trưng mua ruộng đất, trâu bò, nông cụ của những địa chủ ngoại kiều khác.
14. Ruộng đất, trâu bò, nông cụ, v.v. tịch thu, trưng thu và trưng mua đều chia hẳn cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất; họ được quyền sở hữu vĩnh viễn những thứ được chia và không phải trả tiền.”
Có thể nói nhờ vào cương lĩnh chính trị này, Đảng và Chính phủ kháng chiến đã huy động được hàng vạn con em nông dân gia nhập quân đội, đã xả thân trong các trận đánh ác liệt như chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với của cải vật chất …
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 tiếp tục quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất của nông dân”. Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).
Như vậy, với Hiến pháp 1959 quyền sở hữu ruộng đất của nông dân được Đảng và Chính phủ tiếp tục thừa nhận; Và có lẽ hàng triệu thanh niên trong đó đến trên 90 % là con em nông dân đã hăng hái lao vào khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ bất chất gian khổ, hy sinh bởi được hứa là sẽ được sở hữu đất đai…
Thế nhưng, sau khi hòa bình được lập lại, đất nước thống nhất tháng 5/1975, Nhà nước lập tức cho ban hành Hiến pháp năm 1980 và tiếp đó Hiến pháp năm 1992 công bố tất cả “đất đai là sở hữu toàn dân” ( Điều 17 Hiến pháp năm 1992), xóa bỏ hoàn toàn những điều đã viết bằng giấy trắng mực đen trong Cương lĩnh 1953 và Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 ?
Nếu như Hiến pháp năm 1959 ghi nhận sở hữu riêng là quyền cơ bản của công dân thì ở Hiến pháp năm 1980, điều này không còn được thừa nhận. Nhà nước không công nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế tương ứng, mà đặt trọng tâm vấn đề sở hữu toàn dân, đặc biệt là đối với các tư liệu sản xuất, các nguồn tài nguyên chính yếu của quốc gia; chính thức mở đầu cho việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân…
Phải chăng đây là cách ửng xử theo lối trở cờ, qua cầu rút ván của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các chính sách chủ trương chỉ là những thủ đoạn chính trị mang tính thời vụ, giai đoạn, khi đã đạt mục đích rồi thì sẵn sàng lật lọng ? Một cương lĩnh chính trị của một đảng chính trị kể cả đảng cầm quyền có thể được thay đổi nhưng khi nó đã được thể chế bằng hiến pháp thì sự thay đổi này là cả một bước ngoặt về sự đổi màu của bản chất chế độ ? Phải chăng vai trò của nông dân không còn, sự hy sinh của họ đã đủ đầy và bây giờ là lúc Đảng “rút ván” vì đã qua được cầu rồi, thâu tóm toàn bộ quyền lực về mình…Một nguyên tắc “đảng trị” đã ghi rõ trong Điều lệ Đảng đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, nó hoàn toàn trái với nguyên tắc “pháp trị”…Từ xưa đến nay dân chủ tập trung đồng nghĩa là dân chủ chỉ tập trung vào một nhóm người có quyền, là cấp trên còn đa số không có quyền này…Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì “ dân chủ tập trung “ có nghĩa thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên và chỉ có cấp trên mới có quyền làm chủ ?
Sau năm 1975, tức là sau chiến tranh, tầng lớp đầu tiên bị đẩy ra rìa đó là nông dân bởi tư liệu sản xuất cơ bản của nông dân đó là ruộng đất; Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên năm 1930 cũng đã xác định đây là cuộc cách mạng ruộng đất, để dành lại ruộng đất cho nông dân, để người cày có ruộng…Với quy đinh ruộng đất là sở hữu toàn dân thì người nông dân từ chủ sở hữu trở thành người được đi thuê, đi mượn để sử dụng, quyền đó đã bị nhà nước tước đoạt ? Do chỉ là người đi thuê nên ruộng đất của nông dân có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào từ cấp phường xóm trở lên đều có thể cướp đất của nông dân ?
Như vậy, hóa ra người nông dân là tầng lớp cách mạng quan trọng đầu têu đã bị lừa và phản bội ?! Con em của ai, xương máu của ai đã xây cất lên cái nhà nước và chế độ này, nếu không nói 90 % là của con em nông dân; thế mà giờ đây: cái quyền tối thiểu, cái quyền tối thượng: sở hữu những tấc đất cắm dùi không được thừa nhận? Phạm trù tư hữu đất đai không chỉ là phạm trù pháp lý mà là phạm trù văn hóa, nhân tố kết dính cộng đồng làng xã ở nông thôn; là một thứ gắn bó như máu thịt với người nông dân, là cộng đồng dân cư đến nay vẫn còn chiếm tới 70-80 % dân số ?
Chả nhẽ cái gọi là quyền sở hữu vĩnh viễn được ghi trong Điều 14 của Cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam 1953:”Ruộng đất, trâu bò, nông cụ, v.v. tịch thu, trưng thu và trưng mua đều chia hẳn cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất; họ được quyền sở hữu vĩnh viễn những thứ được chia và không phải trả tiền…” là điều hươu vượn, lừa dối… Hay Đảng Cộng sản VN bây giờ là đảng khác, không giây mơ, rễ má gì, không liên đới trách nhiệm gì với cái Đảng Lao động do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ?
Thử hỏi mai đây nếu xảy ra chiến tranh xâm lược thì liệu nông dân có còn động viên con em mình ra trận nữa không hay lúc đó Đảng lại soạn lại cương lĩnh, nhà nước soạn lại Hiến pháp để lừa nông dân thêm một lần nữa ?
Có thể ai đó cho rằng: Đảng chủ trương đất đai sở hữu toàn dân có lợi cho dân, cho nhà nước hơn, cho Đảng hơn nên Đảng, Nhà nước cải tiến cái phương thức quản lý này? Xin thưa rằng “ đất đai sở hữu toàn dân là phương thức của số ít quốc gia, nhà nước trên thế giới này áp dụng ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào…Nếu tốt, đẹp, hay ho và lợi ích thì sao hàng trăm quốc gia trên thế giới người ta không quản lý theo phương thức này ? Nếu cái phương thức đất đai sở hữu toàn dân đó thật sự mang lại lợi ích cho Đảng không thì người nông dân sẵn sàng “ tử”, chết đói…vì Đảng ? Nhưng đâu có thế?! Nhờ vào cái việc do hiến pháp quy định “ đất đai sở hữu toàn dân “ này mà một số nhóm lợi ích, có khi chúng lại là tay sai của bọn đế quốc sài lang mà Đảng từng phát động nông dân tốn bao xương máu đuổi đi bây giờ quay lại xơi tái đất của nông dân một cách ngon lành; Cứ nhìn vụ Văn Giang, vụ Đoàn Văn Vươn thì rõ…Có khi nhờ cái phương thức quản lý “ đất đai sở hữu toàn dân” này mà cái đám này lại sống khỏe hơn, không dẫy chất vì chúng là đám “ tư bản đỏ “…
Khi nhìn thấy tầm gương tày liếp này của nông dân bị phản bội, bị ức hiếp thì làm sao không ảnh hưởng tới các tầng lớp khác nhất là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ vốn là những tầng lớp nhạy cảm trong xã hội; là nguyên khí quốc gia ? Làm sao những tầng lớp trí thức có thể đặt niềm tin vào một cái thể chế, một chế độ, một chính đảng nhận sứ mạng lịch sử đưa đường chỉ lối cho dân tộc lại ứng xử vô thủy, vô chung, tiền hậu bất nhất; làm sao mà tầng lớp này lại có thể một lòng một dạ đem tài khuyển mã ra phò tá ?
Khi nguyên khí không sâu bền, không ổn định thì sẽ làm cho xã tắc lung lay, chao đảo, bấn loạn ?!
Phạm Viết Đào
- Dẫn giải 5:GÓP Ý SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU HIẾN PHÁP 1992
Thể chế nhà nước CHXHCN Việt Nam, mô hình nhà nước cộng sản: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ…” được nhen nhóm, hình thành từ năm 30 của thế kỷ trước do những người cộng sản Đông Dương, chịu ảnh hưởng của phong trào cộng sản quốc tế do Liên Xô đứng đầu du nhập về…Thời điểm đó, do đất nước bị sự áp bức bóc lột bởi chính quyền thực dân Pháp, những thanh niên yêu nước đã tập hợp, tổ chức lại thành tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Bí thư đầu tiên là Trần Phú…Tổ chức này được thành lập nhằm mục đích phát động nhân dân đứng lên làm cách mạng, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến để dành lại độc lập cho đất nước…Điều này đã thể hiện trong bản Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo tháng 10/1930 với những nội dung cơ bản sau:- Về mâu thuẫn xã hội: "Một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và chủ nghĩa đế quốc".
- Về tính chất và mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đi thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa"
- Về nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".
-Về lực lượng của cách mạng :
+Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng…”
Từ bước đi đầu tiên, những người cộng sản Việt Nam đã nhận thức: muốn đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thì phải thực hiện song hành 2 nhiệm vụ:” Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền"…Mục tiêu của cuộc cách mạng do những người cộng sản khởi xướng là phải dành lại ruộng đất từ tay đế quốc, phong kiến để trả về cho người nông dân Việt Nam
Để đạt được mục tiêu cách mạng này, những người cộng sản đã khẳng định “nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng…” tức dành chính quyền, độc lập dân tộc song hành với việc dành lại ruộng đất cho nông dân; Do vậy mà khẩu hiệu liên minh công nông được hình thành từ đây…
Cụ thể hóa cương lĩnh này thêm một bước, vào những năm 40, một tác phẩm do những người cộng sản viết đó là cuốn Vấn đề dân cày do Quan Ninh ( Trường Chinh-giai đoạn này là Quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương) và Vân Đình ( Võ Nguyên Giáp ), được nhà sách Đức Cường in thành 2 tập…Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đường lối của Đảng và thực tiễn khảo sát đời sống nông thôn, các tác giả đặt vấn đề nghiên cứu sâu sắc thực trạng nông thôn Việt Nam dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến, đề cập tới vấn đề ruộng đất và dân cày như là nội dung trụ cột của đời sống xã hội nước ta. Cuốn sách phê phán những nhận thức, quan điểm sai lầm đối với dân cày và vạch rõ vị trí của họ trong cách mạng Việt Nam. Cuốn sách cũng tố cáo các chính sách phản động của đế quốc và phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi… đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp.
Cói thể coi đây là những tiếng chuông thức tỉnh người nông dân, nhằm lôi kéo họ chuẩn bị tham gia cuộc cách mạng tháng 8/1945 cùng với những người cộng sản dành lại chính quyền từ tay đế quốc, thực dân…
Tháng 8/1945 lợi dụng việc phátxit Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, những người cộng sản với trên 5000 đảng viên đã kêu gọi nhân dân đứng lên cướp chính quyền từ trong tay chính quyền Trần Trọng Kim thân Nhật…Như vậy, lực lượng chính đã dành lại được chính quyền, xây dựng mô hình nhà nước đầu tiên ngoại trừ 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn; chủ yếu vẫn là những người nông dân…Thực ra với 5000 đảng viên cộng sản này thì phần lớn họ đều là con em nông dân, có gốc gác từ nông thôn; Còn Hà Nội, Sài Gòn năm 1945 thì thị dân cũng không khác nông dân bao xa…
Cuộc cách mạng tháng 8 do những người cộng sản tổ chức và lãnh đạo đã thành lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với một bản Hiến pháp 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ biên; Đây là một bản Hiến pháp phi đảng phái chính trị; Hiến pháp 1946 đã xác định và đặt quyền cao nhất vào các vị trí chủ chốt: Quốc hội, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch nước và cử tri…
Vị trí của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 nó gần với vai trò của tổng thống của Pháp: người nắm toàn bộ quyền lực hành chính nhà nước; Cơ quan kiểm soát Chủ tịch là Quốc hội-đại biểu của dân…
Ngay trong Hiến pháp 1946 vấn đề sở hữu ruộng đất đã được đặt ra rõ ràng tại Điều 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản được quan niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư hữu về tài sản như một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của chế độ này, nhà nước này.
Vào năm 1953, khi mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào giai đoạn tổng phản công, để động viên sức người sức của của nhân dân, Đảng Lao động Việt Nam được công khai trở lại vào tháng 3/1951 đã ban hành một cương lĩnh, Đó là Cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam ra đời tháng 11/1953…Trong Cương lĩnh 1953 có các đoạn sau đây:”Cần phải xoá bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng…
Trong nhân dân ta, nông dân chiếm gần 90%. Đối với kháng chiến, nông dân đóng góp nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất. Nhưng nông dân phần nhiều lại không có, hoặc có rất ít ruộng đất. Nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn không được no cơm, ấm áo. Tình hình ấy rất không hợp lý, không công bằng. Vì vậy, nông dân yêu cầu được ruộng đất là một điều rất chính đáng, rất hợp với lợi ích giải phóng dân tộc. Chỉ có thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, làm cho hàng chục triệu nông dân hăng hái tham gia kháng chiến, thì kháng chiến mới hoàn toàn thắng lợi, cách mạng chắc chắn thành công…”
Bản Cương lĩnh tháng 11 năm 1953 của Đảng Lao động Việt Nam có 23 điều trong đó có những điều đáng chú ý sau đây:
“1. Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác.
2. Tịch thu ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của bọn Việt gian phản quốc.
3. Tịch thu hoặc trưng thu (tuỳ tội nặng nhẹ), ruộng đất trâu bò, nông cụ và tài sản khác của địa chủ phản động và cường hào gian ác.
4. Trưng thu ruộng đất công và ruộng đất nửa công, nửa tư bao gồm ruộng phe, ruộng giáp, ruộng tư văn, tư võ, ruộng các đoàn thể, v.v..
5. Trưng thu hoặc trưng mua (tuỳ trường hợp) ruộng đất của các tôn giáo.
6. Tịch thu ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của ngoại kiều hợp tác với đế quốc xâm lược và nguỵ quyền. Trưng mua ruộng đất, trâu bò, nông cụ của những địa chủ ngoại kiều khác.
14. Ruộng đất, trâu bò, nông cụ, v.v. tịch thu, trưng thu và trưng mua đều chia hẳn cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất; họ được quyền sở hữu vĩnh viễn những thứ được chia và không phải trả tiền.”
Có thể nói nhờ vào cương lĩnh chính trị này, Đảng và Chính phủ kháng chiến đã huy động được hàng vạn con em nông dân gia nhập quân đội, đã xả thân trong các trận đánh ác liệt như chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với của cải vật chất …
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 tiếp tục quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất của nông dân”. Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).
Như vậy, với Hiến pháp 1959 quyền sở hữu ruộng đất của nông dân được Đảng và Chính phủ tiếp tục thừa nhận; Và có lẽ hàng triệu thanh niên trong đó đến trên 90 % là con em nông dân đã hăng hái lao vào khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ bất chất gian khổ, hy sinh bởi được hứa là sẽ được sở hữu đất đai…
Thế nhưng, sau khi hòa bình được lập lại, đất nước thống nhất tháng 5/1975, Nhà nước lập tức cho ban hành Hiến pháp năm 1980 và tiếp đó Hiến pháp năm 1992 công bố tất cả “đất đai là sở hữu toàn dân” ( Điều 17 Hiến pháp năm 1992), xóa bỏ hoàn toàn những điều đã viết bằng giấy trắng mực đen trong Cương lĩnh 1953 và Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 ?
Nếu như Hiến pháp năm 1959 ghi nhận sở hữu riêng là quyền cơ bản của công dân thì ở Hiến pháp năm 1980, điều này không còn được thừa nhận. Nhà nước không công nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế tương ứng, mà đặt trọng tâm vấn đề sở hữu toàn dân, đặc biệt là đối với các tư liệu sản xuất, các nguồn tài nguyên chính yếu của quốc gia; chính thức mở đầu cho việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân…
Phải chăng đây là cách ửng xử theo lối trở cờ, qua cầu rút ván của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các chính sách chủ trương chỉ là những thủ đoạn chính trị mang tính thời vụ, giai đoạn, khi đã đạt mục đích rồi thì sẵn sàng lật lọng ? Một cương lĩnh chính trị của một đảng chính trị kể cả đảng cầm quyền có thể được thay đổi nhưng khi nó đã được thể chế bằng hiến pháp thì sự thay đổi này là cả một bước ngoặt về sự đổi màu của bản chất chế độ ? Phải chăng vai trò của nông dân không còn, sự hy sinh của họ đã đủ đầy và bây giờ là lúc Đảng “rút ván” vì đã qua được cầu rồi, thâu tóm toàn bộ quyền lực về mình…Một nguyên tắc “đảng trị” đã ghi rõ trong Điều lệ Đảng đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, nó hoàn toàn trái với nguyên tắc “pháp trị”…Từ xưa đến nay dân chủ tập trung đồng nghĩa là dân chủ chỉ tập trung vào một nhóm người có quyền, là cấp trên còn đa số không có quyền này…Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì “ dân chủ tập trung “ có nghĩa thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên và chỉ có cấp trên mới có quyền làm chủ ?
Sau năm 1975, tức là sau chiến tranh, tầng lớp đầu tiên bị đẩy ra rìa đó là nông dân bởi tư liệu sản xuất cơ bản của nông dân đó là ruộng đất; Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên năm 1930 cũng đã xác định đây là cuộc cách mạng ruộng đất, để dành lại ruộng đất cho nông dân, để người cày có ruộng…Với quy đinh ruộng đất là sở hữu toàn dân thì người nông dân từ chủ sở hữu trở thành người được đi thuê, đi mượn để sử dụng, quyền đó đã bị nhà nước tước đoạt ? Do chỉ là người đi thuê nên ruộng đất của nông dân có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào từ cấp phường xóm trở lên đều có thể cướp đất của nông dân ?
Như vậy, hóa ra người nông dân là tầng lớp cách mạng quan trọng đầu têu đã bị lừa và phản bội ?! Con em của ai, xương máu của ai đã xây cất lên cái nhà nước và chế độ này, nếu không nói 90 % là của con em nông dân; thế mà giờ đây: cái quyền tối thiểu, cái quyền tối thượng: sở hữu những tấc đất cắm dùi không được thừa nhận? Phạm trù tư hữu đất đai không chỉ là phạm trù pháp lý mà là phạm trù văn hóa, nhân tố kết dính cộng đồng làng xã ở nông thôn; là một thứ gắn bó như máu thịt với người nông dân, là cộng đồng dân cư đến nay vẫn còn chiếm tới 70-80 % dân số ?
Chả nhẽ cái gọi là quyền sở hữu vĩnh viễn được ghi trong Điều 14 của Cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam 1953:”Ruộng đất, trâu bò, nông cụ, v.v. tịch thu, trưng thu và trưng mua đều chia hẳn cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất; họ được quyền sở hữu vĩnh viễn những thứ được chia và không phải trả tiền…” là điều hươu vượn, lừa dối… Hay Đảng Cộng sản VN bây giờ là đảng khác, không giây mơ, rễ má gì, không liên đới trách nhiệm gì với cái Đảng Lao động do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ?
Thử hỏi mai đây nếu xảy ra chiến tranh xâm lược thì liệu nông dân có còn động viên con em mình ra trận nữa không hay lúc đó Đảng lại soạn lại cương lĩnh, nhà nước soạn lại Hiến pháp để lừa nông dân thêm một lần nữa ?
Có thể ai đó cho rằng: Đảng chủ trương đất đai sở hữu toàn dân có lợi cho dân, cho nhà nước hơn, cho Đảng hơn nên Đảng, Nhà nước cải tiến cái phương thức quản lý này? Xin thưa rằng “ đất đai sở hữu toàn dân là phương thức của số ít quốc gia, nhà nước trên thế giới này áp dụng ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào…Nếu tốt, đẹp, hay ho và lợi ích thì sao hàng trăm quốc gia trên thế giới người ta không quản lý theo phương thức này ? Nếu cái phương thức đất đai sở hữu toàn dân đó thật sự mang lại lợi ích cho Đảng không thì người nông dân sẵn sàng “ tử”, chết đói…vì Đảng ? Nhưng đâu có thế?! Nhờ vào cái việc do hiến pháp quy định “ đất đai sở hữu toàn dân “ này mà một số nhóm lợi ích, có khi chúng lại là tay sai của bọn đế quốc sài lang mà Đảng từng phát động nông dân tốn bao xương máu đuổi đi bây giờ quay lại xơi tái đất của nông dân một cách ngon lành; Cứ nhìn vụ Văn Giang, vụ Đoàn Văn Vươn thì rõ…Có khi nhờ cái phương thức quản lý “ đất đai sở hữu toàn dân” này mà cái đám này lại sống khỏe hơn, không dẫy chất vì chúng là đám “ tư bản đỏ “…
Khi nhìn thấy tầm gương tày liếp này của nông dân bị phản bội, bị ức hiếp thì làm sao không ảnh hưởng tới các tầng lớp khác nhất là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ vốn là những tầng lớp nhạy cảm trong xã hội; là nguyên khí quốc gia ? Làm sao những tầng lớp trí thức có thể đặt niềm tin vào một cái thể chế, một chế độ, một chính đảng nhận sứ mạng lịch sử đưa đường chỉ lối cho dân tộc lại ứng xử vô thủy, vô chung, tiền hậu bất nhất; làm sao mà tầng lớp này lại có thể một lòng một dạ đem tài khuyển mã ra phò tá ?
Khi nguyên khí không sâu bền, không ổn định thì sẽ làm cho xã tắc lung lay, chao đảo, bấn loạn ?!
Phạm Viết Đào
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
2 comments:
ĐỀ NGHỊ QUOC HỘI SỬA CÂU THU HỒI ĐẤT
BẰNG CÂU TRƯNG THU KHI NHA NƯỚC CẦN THU HỒI LA TƯỚC ĐOẠT RỒI.....? TRƯNG THU THEO LUẬT ĐINH SẼ LA HỢP LÝ HƠN CHỨ THU HỒI NGANG BẰNG KẺ CƯỚP.....MỚI NGHE HAI CÂU ĐÃ THẤY VÔ LÝ RỒI....?
DAT CO SO DO NHA NUOC CAP LANG XA MAY TRAM NAM ....?
TAT CA DEU HOP LE VOI LUAT PHAT BAO THU HOI DAY KHONG PHAI DAT NHAY DU LAN CHIEM THU HOI LA TUOC DOAT LA TAO CO HOI CHO KE CUOP NEN DOI TRUNG THU THEO LUAT PHAP NOI DAN MOI NGHE DUOC
BAN THAN TOAN CHOI LUAT RUNG NEN NGON NGU KHONG CO TINH NGUOI....? ME VAI LUAT VO VAN 10 NGUOI 2 THANG XONG GI CU PHAI BAY MAM BAY TIEC CHO MAT THOI GIAN TON CUA. TAM HON DO DAY DAU OC DEN TOI LAM GI NGHI DUOC CAI HAY CHAN THUC .....? DAU TIEN PHAI XAC DINH RO SUA DE LAM GI SUA LUAT DO XA HOI PHAT TRIEN KHONG
PHU HOP VOI HIEN TAI TUONG LAI KHONG. CU VONG VO TAM QUOC TIM CACH DE LUAT CO CHO HO MA MUC .LAM GI CO LOI HUA CAM KET KHONG LAM DUOC TU DONG BIEN KHONG THI BI TRUNG TRI NGAY .LUAT MA CU DU THU DU THUC LAM GI CO CHAN LY AI TIN....?
Post a Comment