QLB - Bài viết của phiatruoc.infor của CTV Thường Sơn mà người ta cho rằng chính là bút danh của nhà báo Phạm Chí Dũng vừa ra khỏi ngục tù của 'các đồng chí' của mình - từ một năm về trước nay được nhiều trang mạng đăng lại có lẽ bởi tính thời sự của nó đang ngày càng chứng minh cho những dự báo của bài viết.
Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…
Thậm chí một vài nguồn tin còn cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia tay với cái ghế “Chúa Trịnh” của mình ngay tháng 8/2012, sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến chức vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ tiếp tục chấp nhiệm.
Sự thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn” khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể dễ hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đã dẫn đến như thế.
Cơ hội đầu tiên
Vào tháng 8/2011, Nguyễn Văn Bình đã được bầu chọn làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của Bình – ông Nguyễn Văn Giàu – đã được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách về kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn Bình.
Thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng hiện hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá vàng thế giới tăng 7,6 lần thì giá vàng trong nước đã làm được điều kỳ diệu hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm 2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng 32%, còn giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng lên đến 49 triệu đồng/lượng.
Trước sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá 400.000 đồng/lượng.
Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Công ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Dù chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng tái diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “trò chơi thanh khoản” mà cơ quan này đã áp đặt trên thị trường liên ngân hàng nhằm phục vụ cho ý đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu cơ đã chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác đã “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu thì làn sóng dư luận xã hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu. Vào thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đã bắt đầu được nhắc đến, bàn luận một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ý về hố phân cách xã hội.
“Lấy nó nuôi nó”
Một cơ hội khác cũng đến với vai trò tân thống đốc vào đầu tháng 10/2011. Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay vòng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà nước từng cấp trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.
Ngay lập tức, giải pháp này được công bố rộng rãi. Một vài chuyên gia thân cận với Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng đây là một phát minh mang tính khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất còn gọi giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy trì nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “trò chơi thanh khoản”, Ngân hàng nhà nước đã chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên thị trường.
Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” – một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của mình.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.
Nhưng đã chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lý trên. Một sự áp đặt vô hình đã phủ trùm lên những tờ báo có tính phản biện cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.
“Lấy dân nuôi nó”?
Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy động vàng từ dân.
Vào cuối tháng 10/2011, ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đã được một vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là sự cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng không chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi những con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đã nắm đến khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần còn lại được chia cho khoảng 12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm giá” quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đã gây phản cảm nơi dư luận và càng làm lộ rõ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012, làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đã dâng lên ngày càng mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban đầu còn lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau đó đã chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thậm chí gián tiếp đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người dân hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lãi suất mà nhóm lợi ích ngân hàng đã lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín dụng quốc gia, thì nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có thể sẽ trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không bình ổn được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao. Hậu quả của vấn nạn đó là không có gì bảo đảm cho vàng của dân sẽ được ngân hàng bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của nó. Nói cách khác, nếu đã từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những động tác phù phép, thì số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá nhiều khác biệt.
Mở đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đã xảy ra: đề án huy động vàng trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị quên lãng.
Vì sao thế?
Chỉ đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi ích ngân hàng đã phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy động vàng đầy tham vọng của mình, để dành thời gian đối phó với những thách thức khác.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo…
“Nhân vật của năm 2011”
Với học vị tiến sĩ khoa học kinh tế và được xem là người có chuyên môn về ngành ngân hàng, Nguyễn Văn Bình đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của dư luận và báo giới, trong bối cảnh nền tín dụng và tiền tệ Việt Nam chìm sâu trong cơn buốt giá lạm phát cùng quá nhiều nguy cơ vừa phát lộ vừa tiềm tàng trên thị trường tiền tệ và các thị trường đầu cơ sau tiền tệ.
Khi năm suy thoái 2011 chưa kết thúc, người vẫn còn được xem là tân Thống đốc của Ngân hàng nhà nước đã được VnExpress, một tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn ở Việt Nam, bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”. Cũng cho đến lúc đó, ít ai biết được việc Bình chính là một mắt xích quan yếu nhất mà theo những tin tức tin cậy, nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để kết quả là Bình đã tiếp cận được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Hoạt động vận động trên đã diễn ra vào thời thịnh trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với vai trò gần như không thể thay thế trong Bộ Chính trị, tiếng nói của Dũng đã trở nên có tính quyết định về bước đường công danh cho người đệ tử của ông.
Cùng lúc, gương mặt sáng giá của Nguyễn Văn Bình cũng làm nên một lớp sơn tôn tạo cho ông trong con mắt của báo giới. Trong thời gian đầu Bình chấp nhiệm chức vụ thống đốc, không chỉ VnExpress mà một số tờ báo khác đã bày tỏ thái độ nhiệt tình ủng hộ đối với ông, đặc biệt liên quan đến một số vấn đề có tính cải cách quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, ngoại tệ và lãi suất mà ông nêu ra.
Khá dễ hiểu là đối với bất kỳ một quan chức nào trong bộ máy chính quyền, người dân cũng chỉ mong ngóng đến sự thay đổi, dù là một chút. Chỉ có điều, không có người dân Việt Nam nào có thể tự tin về một sự đổi thay đất nước như Tổng thống Barack Obama đã làm cho dân tộc Mỹ sau khi thắng cử.
Uy tín của Nguyễn Văn Bình có thể đã đạt đến đỉnh cao chỉ sau hai tháng hành động. Vào đầu tháng 9/2011, quyết định về tái thiết lập trần lãi suất huy động 14% của Ngân hàng Nhà nước và tiếp theo đó là động tác xử lý quyết liệt những vi phạm vượt trần tại một số chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, đã làm cho dư luận bất ngờ sôi nổi, càng khiến người ta kỳ vọng vào động cơ trong sáng của thống đốc nhằm làm trong sạch ngành ngân hàng – nơi vẫn bị xem là tập trung rất nhiều khuất tất của nạn đầu cơ ngầm, cũng như đã tạo ra hố phân hóa giàu nghèo quá lớn so với khối doanh nghiệp trong hoàn cảnh con tàu kinh tế đất nước đang lao về vực thẳm.
Chỉ có điều, cho đến lúc đó vẫn ít ai nghiệm ra được cái vực thẳm ấy đã được tạo ra bởi một vực thẳm khác.
Vực thẳm khác chính là thị trường liên ngân hàng.
Vực thẳm thanh khoản
Vào đầu năm 2012, trong một hội nghị ngành ngân hàng, giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội, ông Ngô Văn Dũng, đã cung cấp những thông tin rất tương đồng với dư luận về vấn đề vượt trần lãi suất huy động trong thời gian gần đây: “Trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng chỉ giữ được từ ngày 7/9 đến hết tháng 9/2011. Còn từ tháng 10/2011 đến nay, đặc biệt là tháng 12/2011, thị trường ngân hàng đang phải chịu đựng tình trạng mặc cả lãi suất, song không dễ phát hiện, không dễ tố cáo”.
Phát ngôn trên là thái độ thừa nhận công khai đầu tiên của một quan chức ngành ngân hàng, sau nhiều dị nghị của dư luận nhưng vẫn chưa hề nhận được hồi đáp hoặc lời giải thích nào từ phía lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Dĩ nhiên sự phân hóa trong khối ngân hàng đã không diễn ra một cách bằng phẳng, càng không mang dáng dấp của hình ảnh công bằng mà các quan chức thường diễn thuyết về chủ nghĩa xã hội. Mà thực tế, đó chỉ là một thi trường của loài cá lớn và những con cá bé.
Bị chèn ép cũng là một động lực khiến cho người ta có thể phải tiết lộ về hoàn cảnh của mình vào một lúc bĩ cực nào đó.
Từ giữa tháng 10/2011, đột nhiên lãi suất liên ngân hàng trong thị trường II tăng mạnh. Ban đầu mức tăng đến 16% đã được xem là khá cao. Nhưng sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã tái hiện hình ảnh của chỉ số lạm phát trong năm 2011 khi tăng đến 23%. Thậm chí có thời điểm đến 30%.
Thị trường II khi đó được mô tả như một sự hỗn loạn. Những người có thâm niên kỳ cựu trong ngành ngân hàng đều phải thừa nhận là hiếm có một thị trường liên ngân hàng nào trên thế giới lại dễ bị thao túng và dễ chao đảo như ở Việt Nam.
Một sợi dây thòng lọng đã được thắt nút, nhưng không phải với doanh nghiệp đã và đang khát vốn, mà nhắm đến chính một số ngân hàng thương mại nhỏ. Đó cũng là những ngân hàng bị xem là yếu kém, bị dư luận nhỏ to đồn đoán về một danh sách “đen” nào đó của Ngân hàng Nhà nước chứa đựng những ngân hàng như thế.
Tình hình trở nên hỗn loạn trên thị trường liên ngân hàng trong suốt tháng 10/2011. Hàng loạt ngân hàng thương mại nhỏ, dù trước đó chưa từng kêu ca về chuyện “thỏa thuận” lãi suất huy động lên đến 20-25% với khách hàng, lại buộc phải kêu thét về cái giá cắt cổ mà họ phải đi vay từ các ngân hàng lớn.
Vì sao lại xảy ra nạn đói vốn ghê gớm mà đã dẫn đến chuyện kêu khóc như thế?
Một chuyên gia ngân hàng và cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia – tiến sĩ Trần Hoàng Ngân – vào thời điểm đó đã đánh giá: tác động điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% một năm lên 15%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14% lên 16% mỗi năm, áp dụng từ ngày 10/10/2011 cũng là một nhân tố đẩy lãi suất liên ngân hàng dâng cao. Và một khi lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao thì nó cũng giống như cơn bệnh đã lộ ra, tức dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh thiếu thanh khoản.
Tất nhiên có nhiều lý do để giải thích cho tình trạng “bất ngờ” thiếu hụt thanh khoản của một số ngân hàng thương mại. Nhưng về mặt thời điểm, rõ ràng chỉ từ khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn, những ngân hàng bị liệt vào loại “có vấn đề” mới thật sự phải đối mặt với chọn lựa sinh tồn.
Tân thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đi nước cờ đầu tiên – một bước đi rất có tính toán và dự cảm nhiều hứa hẹn.
Trong toàn bộ bối cảnh trắng đen lẫn lộn như thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không hề phát ra một nhận định hoặc có chỉ đạo điều chỉnh nào.
Những kẻ tuẫn nạn
Nhưng vào thời gian quý 3/2011, giới phân tích ngân hàng và báo giới hầu như bị hút sự chú ý sang vấn nạn đầu cơ vàng – một địa chỉ vẫn luôn nhận được lời hứa hẹn “sẽ giải quyết” của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cũng như thị trường ngoại tệ luôn nhấp nhổm thế phá trần của nó. Trên một phương diện khác, báo chí rất thường phản ánh tình trạng đói vốn và sắp rơi vào tình thế kiệt quệ của nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất động sản, nhưng lại hầu như quên mất ngân hàng cùng những lợi ích ẩn giấu mới là nguồn gốc sâu xa gây ra những hậu quả ấy.
Chỉ mãi về sau này, nhìn lại và suy ngẫm, người ta mới thấy trong khi đã không có bất cứ một vấn nạn đầu cơ hay khát vốn nào được Ngân hàng nhà nước giải quyết trong thời gian đó, thì lại đã diễn ra những cuộc sáp nhập ngân hàng rất mau lẹ và thành công.
Kết quả của sự thành công đã được trù liệu ấy là một danh sách những ngân hàng nhỏ cần phải được thâu tóm. Lẽ dĩ nhiên, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan lập ra danh sách đó và được thông qua bởi lãnh đạo Chính phủ. Những ngân hàng được lựa chọn cũng đương nhiên phải thỏa mãn điều kiện yếu kém về thanh khoản. Không được bơm vốn, ngược lại còn bị siết chặt bởi một số quy định ngặt nghèo về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và những ràng buộc liên quan như tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu, số ngân hàng này chẳng mấy chốc đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng, có nguy cơ dẫn đến phá sản.
Được “lựa chọn” đầu tiên, vấn đề tồn vong của ba ngân hàng thương mại Ficombank, TinNghiaBank, SCB không phải gì khác hơn là cơn khủng hoảng thanh khoản. Chỉ khi đó, vai trò của Ngân hàng Nhà nước mới thật sự lộ diện bằng việc chấp thuận cho sự hợp nhất của ba ngân hàng này.
Tuy vậy, trò chơi chỉ mới bắt đầu.
Sau trung tuần tháng 10/2011, một sự bất ngờ nữa lại xảy đến khi Ngân hàng Nhà nước nêu ra bốn quan điểm về tái cấu trúc hệ thống – nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong những năm tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, “sáp nhập ngân hàng là xu hướng tất yếu”.
Chỉ một tuần sau, bài toán xử lý những kẻ đói ăn đã được giải quyết phần nào: 5 hoặc 6 ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn từ 1.000 đến 5.000 tỷ đồng, và đương nhiên các khoản tái cấp vốn này đều được gắn kèm với điều kiện ngặt nghèo của nó.
Trước đó, những ông chủ của các ngân hàng “có vấn đề” đã không thể hình dung họ bị đẩy vào một tình thế buộc phải “ngửa tay xin bố thí”. Kết cuộc của tình thế này chỉ được nhận ra khi mọi sự đã an bài, khi phần thắng chắc chắn đã nằm trong tay kẻ cầm chịch.
Nhưng lúc đó mọi chuyện đã quá muộn dù chỉ để vớt vát.
Trò chơi thôn tính đã lên đến đỉnh điểm khi một ngân hàng thương mại nhỏ có tên là Phương Nam bị thâu tóm. Sự kiện này đã không được nhiều người để tâm, nếu như nó không dẫn đến một sự kiện lớn hơn nhiều: từ vai trò xếp gần cuối bảng trong tổng sắp ngân hàng về tiêu chí tín dụng, từ vai trò bị thâu tóm, Phương Nam lại được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm ưu tiên về tăng trưởng tín dụng, đồng thời trở thành ngân hàng thâu tóm một con cá mập rất lớn là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Vào cuối năm 2011, toàn bộ giới đầu tư và các ngân hàng đều xôn xao về vụ việc thâu tóm này, theo một kịch bản mà người ta chỉ có thể hình dung xảy ra ở Phố Wall. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt.
Đế vương và hành khất
Cho đến đầu năm 2012, vụ việc thâu tóm Sacombank đã hoàn tất. Những lãnh đạo chủ chốt của Sacombank hoặc bị đẩy vào thế làm thuê cho ông chủ mới, hoặc nghỉ hưu non. Tất cả diễn ra một cách hoàn toàn âm thầm và lạnh lùng, như nó phải thế trong bầu không khí “capitalisme sauvage” (chủ nghĩa tư bản dã man) ứng với kịch bản đương đại Việt Nam..
Trong khi đó, tình trạng bĩ cực của các doanh nghiệp đã lên đến gần đỉnh điểm. Tết 2012 đã chứng kiến một sự phân hóa chưa từng thấy từ kể từ mùa Xuân năm 1975 và hơn hẳn hậu quả bi thảm nhưng cào bằng của chiến dịch giá – lương – tiền năm 1985: trong khi ít nhất 80.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng hàng trăm ngàn công nhân không có đủ vài trăm ngàn đồng để mua vé tàu về quê ăn tết, hầu hết các ngân hàng lại công bố không thương xót số tiền thưởng bình quân lên đến 40-50 triệu đồng cho nhân viên của mình.
Như để vớt vát thể diện đã bắt đầu sa sút của mình từ những dư luận về thâu tóm ngân hàng lẫn thái độ dung túng cho các nhóm đầu cơ vàng lộng hành, vào thời điểm sát tết 2012, Nguyễn Văn Bình đã phát đi một thông điệp về yêu cầu “tiếp tục thắt lưng buộc bụng để kềm chế lạm phát”, cũng như tiếp tục hứa hẹn sẽ “điều hành chính sách tín dụng linh hoạt và uyển chuyển”.
Nhưng từ thời điểm đó trở đi, xã hội đã trở nên dị ứng trước chuỗi ngôn từ phủ dụ của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước. Ngay cả một tờ báo có khuynh hướng ủng hộ Bình trước đó như VnEconomy cũng dần chuyển sang thái độ hoài nghi.
Hơn bất kỳ một quan chức nào, Nguyễn Văn Bình đã trở thành “Nhân vật của năm 2011” như trang tin VnExpress bình chọn, với những kết quả rõ rệt phục vụ cho nhóm tài phiệt ngân hàng chỉ trong chưa đầy nửa năm nhậm chức.
Thành quả lớn nhất mà nhóm tài phiệt ngân hàng đã đạo diễn trên sân khấu thôn tính có lẽ là cái tên Phương Nam. Từ vị thế một kẻ hành khất, ngân hàng này đã được biến thành một đế vương.
Nhưng bằng chứng cho sự thay lông đổi áo trên lại không bao giờ đến từ những công bố công khai của Ngân hàng Nhà nước hay Văn phòng Chính phủ. Chỉ đến giữa năm 2012, bằng chứng ấy mới được trưng ra bởi một báo cáo chi tiết của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – một cơ quan tư vấn trực thuộc Chính phủ. Theo báo cáo này và theo quan điểm của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Ngân hàng Phương Nam cần phải xếp vào loại “tiêu cực”.
Thời điểm hoàn thành báo cáo trên là cuối năm 2011. Tuy vậy, đường đi của bản báo cáo đã bị án ngữ ngay tại bàn làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Từ đó đến nay, sân khấu thâu tóm ngân hàng và nạn hoành hành đầu cơ vàng đã tạm nhường chỗ cho sân khấu chính trị, với mối liên hệ ràng buộc về số phận của người được “tôn vinh” là vị thủ tướng tai tiếng và tham nhũng nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng “Nhân vật của năm 2011”.
Ở một thái cực khác, lại đã xuất hiện những dấu hiệu rút tiền đầu tiên khỏi Ngân hàng Phương Nam của một số đại gia.
Tạm kết, “ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng một bàn tiệc” – lời của Hamlet trong vở bi kịch của Shakepeare. Theo Phía Trước.info
Liệu Thống đốc Bình có tiếp tục 'bất khả xâm phạm' bởi tiền và thế lực của các bố già chống lưng cho y hay không thì chờ TƯ 7 và Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm sẽ khắc thấy!
Mời xem thêm
Nguyễn Văn Bình là bất khả xâm phạm?
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”.Nguyễn Văn Bình là bất khả xâm phạm?
Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…
Thậm chí một vài nguồn tin còn cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia tay với cái ghế “Chúa Trịnh” của mình ngay tháng 8/2012, sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến chức vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ tiếp tục chấp nhiệm.
Sự thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn” khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể dễ hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đã dẫn đến như thế.
Cơ hội đầu tiên
Vào tháng 8/2011, Nguyễn Văn Bình đã được bầu chọn làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của Bình – ông Nguyễn Văn Giàu – đã được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách về kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn Bình.
Thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng hiện hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá vàng thế giới tăng 7,6 lần thì giá vàng trong nước đã làm được điều kỳ diệu hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm 2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng 32%, còn giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng lên đến 49 triệu đồng/lượng.
Trước sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá 400.000 đồng/lượng.
Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Công ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Dù chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng tái diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “trò chơi thanh khoản” mà cơ quan này đã áp đặt trên thị trường liên ngân hàng nhằm phục vụ cho ý đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu cơ đã chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác đã “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu thì làn sóng dư luận xã hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu. Vào thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đã bắt đầu được nhắc đến, bàn luận một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ý về hố phân cách xã hội.
“Lấy nó nuôi nó”
Một cơ hội khác cũng đến với vai trò tân thống đốc vào đầu tháng 10/2011. Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay vòng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà nước từng cấp trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.
Ngay lập tức, giải pháp này được công bố rộng rãi. Một vài chuyên gia thân cận với Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng đây là một phát minh mang tính khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất còn gọi giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy trì nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “trò chơi thanh khoản”, Ngân hàng nhà nước đã chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên thị trường.
Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” – một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của mình.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.
Nhưng đã chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lý trên. Một sự áp đặt vô hình đã phủ trùm lên những tờ báo có tính phản biện cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.
“Lấy dân nuôi nó”?
Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy động vàng từ dân.
Vào cuối tháng 10/2011, ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đã được một vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là sự cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng không chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi những con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đã nắm đến khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần còn lại được chia cho khoảng 12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm giá” quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đã gây phản cảm nơi dư luận và càng làm lộ rõ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012, làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đã dâng lên ngày càng mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban đầu còn lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau đó đã chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thậm chí gián tiếp đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người dân hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lãi suất mà nhóm lợi ích ngân hàng đã lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín dụng quốc gia, thì nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có thể sẽ trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không bình ổn được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao. Hậu quả của vấn nạn đó là không có gì bảo đảm cho vàng của dân sẽ được ngân hàng bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của nó. Nói cách khác, nếu đã từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những động tác phù phép, thì số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá nhiều khác biệt.
Mở đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đã xảy ra: đề án huy động vàng trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị quên lãng.
Vì sao thế?
Chỉ đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi ích ngân hàng đã phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy động vàng đầy tham vọng của mình, để dành thời gian đối phó với những thách thức khác.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo…
“Nhân vật của năm 2011”
Với học vị tiến sĩ khoa học kinh tế và được xem là người có chuyên môn về ngành ngân hàng, Nguyễn Văn Bình đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của dư luận và báo giới, trong bối cảnh nền tín dụng và tiền tệ Việt Nam chìm sâu trong cơn buốt giá lạm phát cùng quá nhiều nguy cơ vừa phát lộ vừa tiềm tàng trên thị trường tiền tệ và các thị trường đầu cơ sau tiền tệ.
Khi năm suy thoái 2011 chưa kết thúc, người vẫn còn được xem là tân Thống đốc của Ngân hàng nhà nước đã được VnExpress, một tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn ở Việt Nam, bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”. Cũng cho đến lúc đó, ít ai biết được việc Bình chính là một mắt xích quan yếu nhất mà theo những tin tức tin cậy, nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để kết quả là Bình đã tiếp cận được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Hoạt động vận động trên đã diễn ra vào thời thịnh trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với vai trò gần như không thể thay thế trong Bộ Chính trị, tiếng nói của Dũng đã trở nên có tính quyết định về bước đường công danh cho người đệ tử của ông.
Cùng lúc, gương mặt sáng giá của Nguyễn Văn Bình cũng làm nên một lớp sơn tôn tạo cho ông trong con mắt của báo giới. Trong thời gian đầu Bình chấp nhiệm chức vụ thống đốc, không chỉ VnExpress mà một số tờ báo khác đã bày tỏ thái độ nhiệt tình ủng hộ đối với ông, đặc biệt liên quan đến một số vấn đề có tính cải cách quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, ngoại tệ và lãi suất mà ông nêu ra.
Khá dễ hiểu là đối với bất kỳ một quan chức nào trong bộ máy chính quyền, người dân cũng chỉ mong ngóng đến sự thay đổi, dù là một chút. Chỉ có điều, không có người dân Việt Nam nào có thể tự tin về một sự đổi thay đất nước như Tổng thống Barack Obama đã làm cho dân tộc Mỹ sau khi thắng cử.
Uy tín của Nguyễn Văn Bình có thể đã đạt đến đỉnh cao chỉ sau hai tháng hành động. Vào đầu tháng 9/2011, quyết định về tái thiết lập trần lãi suất huy động 14% của Ngân hàng Nhà nước và tiếp theo đó là động tác xử lý quyết liệt những vi phạm vượt trần tại một số chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, đã làm cho dư luận bất ngờ sôi nổi, càng khiến người ta kỳ vọng vào động cơ trong sáng của thống đốc nhằm làm trong sạch ngành ngân hàng – nơi vẫn bị xem là tập trung rất nhiều khuất tất của nạn đầu cơ ngầm, cũng như đã tạo ra hố phân hóa giàu nghèo quá lớn so với khối doanh nghiệp trong hoàn cảnh con tàu kinh tế đất nước đang lao về vực thẳm.
Chỉ có điều, cho đến lúc đó vẫn ít ai nghiệm ra được cái vực thẳm ấy đã được tạo ra bởi một vực thẳm khác.
Vực thẳm khác chính là thị trường liên ngân hàng.
Vực thẳm thanh khoản
Vào đầu năm 2012, trong một hội nghị ngành ngân hàng, giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội, ông Ngô Văn Dũng, đã cung cấp những thông tin rất tương đồng với dư luận về vấn đề vượt trần lãi suất huy động trong thời gian gần đây: “Trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng chỉ giữ được từ ngày 7/9 đến hết tháng 9/2011. Còn từ tháng 10/2011 đến nay, đặc biệt là tháng 12/2011, thị trường ngân hàng đang phải chịu đựng tình trạng mặc cả lãi suất, song không dễ phát hiện, không dễ tố cáo”.
Phát ngôn trên là thái độ thừa nhận công khai đầu tiên của một quan chức ngành ngân hàng, sau nhiều dị nghị của dư luận nhưng vẫn chưa hề nhận được hồi đáp hoặc lời giải thích nào từ phía lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Dĩ nhiên sự phân hóa trong khối ngân hàng đã không diễn ra một cách bằng phẳng, càng không mang dáng dấp của hình ảnh công bằng mà các quan chức thường diễn thuyết về chủ nghĩa xã hội. Mà thực tế, đó chỉ là một thi trường của loài cá lớn và những con cá bé.
Bị chèn ép cũng là một động lực khiến cho người ta có thể phải tiết lộ về hoàn cảnh của mình vào một lúc bĩ cực nào đó.
Từ giữa tháng 10/2011, đột nhiên lãi suất liên ngân hàng trong thị trường II tăng mạnh. Ban đầu mức tăng đến 16% đã được xem là khá cao. Nhưng sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã tái hiện hình ảnh của chỉ số lạm phát trong năm 2011 khi tăng đến 23%. Thậm chí có thời điểm đến 30%.
Thị trường II khi đó được mô tả như một sự hỗn loạn. Những người có thâm niên kỳ cựu trong ngành ngân hàng đều phải thừa nhận là hiếm có một thị trường liên ngân hàng nào trên thế giới lại dễ bị thao túng và dễ chao đảo như ở Việt Nam.
Một sợi dây thòng lọng đã được thắt nút, nhưng không phải với doanh nghiệp đã và đang khát vốn, mà nhắm đến chính một số ngân hàng thương mại nhỏ. Đó cũng là những ngân hàng bị xem là yếu kém, bị dư luận nhỏ to đồn đoán về một danh sách “đen” nào đó của Ngân hàng Nhà nước chứa đựng những ngân hàng như thế.
Tình hình trở nên hỗn loạn trên thị trường liên ngân hàng trong suốt tháng 10/2011. Hàng loạt ngân hàng thương mại nhỏ, dù trước đó chưa từng kêu ca về chuyện “thỏa thuận” lãi suất huy động lên đến 20-25% với khách hàng, lại buộc phải kêu thét về cái giá cắt cổ mà họ phải đi vay từ các ngân hàng lớn.
Vì sao lại xảy ra nạn đói vốn ghê gớm mà đã dẫn đến chuyện kêu khóc như thế?
Một chuyên gia ngân hàng và cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia – tiến sĩ Trần Hoàng Ngân – vào thời điểm đó đã đánh giá: tác động điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% một năm lên 15%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14% lên 16% mỗi năm, áp dụng từ ngày 10/10/2011 cũng là một nhân tố đẩy lãi suất liên ngân hàng dâng cao. Và một khi lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao thì nó cũng giống như cơn bệnh đã lộ ra, tức dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh thiếu thanh khoản.
Tất nhiên có nhiều lý do để giải thích cho tình trạng “bất ngờ” thiếu hụt thanh khoản của một số ngân hàng thương mại. Nhưng về mặt thời điểm, rõ ràng chỉ từ khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn, những ngân hàng bị liệt vào loại “có vấn đề” mới thật sự phải đối mặt với chọn lựa sinh tồn.
Tân thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đi nước cờ đầu tiên – một bước đi rất có tính toán và dự cảm nhiều hứa hẹn.
Trong toàn bộ bối cảnh trắng đen lẫn lộn như thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không hề phát ra một nhận định hoặc có chỉ đạo điều chỉnh nào.
Những kẻ tuẫn nạn
Nhưng vào thời gian quý 3/2011, giới phân tích ngân hàng và báo giới hầu như bị hút sự chú ý sang vấn nạn đầu cơ vàng – một địa chỉ vẫn luôn nhận được lời hứa hẹn “sẽ giải quyết” của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cũng như thị trường ngoại tệ luôn nhấp nhổm thế phá trần của nó. Trên một phương diện khác, báo chí rất thường phản ánh tình trạng đói vốn và sắp rơi vào tình thế kiệt quệ của nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất động sản, nhưng lại hầu như quên mất ngân hàng cùng những lợi ích ẩn giấu mới là nguồn gốc sâu xa gây ra những hậu quả ấy.
Chỉ mãi về sau này, nhìn lại và suy ngẫm, người ta mới thấy trong khi đã không có bất cứ một vấn nạn đầu cơ hay khát vốn nào được Ngân hàng nhà nước giải quyết trong thời gian đó, thì lại đã diễn ra những cuộc sáp nhập ngân hàng rất mau lẹ và thành công.
Kết quả của sự thành công đã được trù liệu ấy là một danh sách những ngân hàng nhỏ cần phải được thâu tóm. Lẽ dĩ nhiên, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan lập ra danh sách đó và được thông qua bởi lãnh đạo Chính phủ. Những ngân hàng được lựa chọn cũng đương nhiên phải thỏa mãn điều kiện yếu kém về thanh khoản. Không được bơm vốn, ngược lại còn bị siết chặt bởi một số quy định ngặt nghèo về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và những ràng buộc liên quan như tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu, số ngân hàng này chẳng mấy chốc đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng, có nguy cơ dẫn đến phá sản.
Được “lựa chọn” đầu tiên, vấn đề tồn vong của ba ngân hàng thương mại Ficombank, TinNghiaBank, SCB không phải gì khác hơn là cơn khủng hoảng thanh khoản. Chỉ khi đó, vai trò của Ngân hàng Nhà nước mới thật sự lộ diện bằng việc chấp thuận cho sự hợp nhất của ba ngân hàng này.
Tuy vậy, trò chơi chỉ mới bắt đầu.
Sau trung tuần tháng 10/2011, một sự bất ngờ nữa lại xảy đến khi Ngân hàng Nhà nước nêu ra bốn quan điểm về tái cấu trúc hệ thống – nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong những năm tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, “sáp nhập ngân hàng là xu hướng tất yếu”.
Chỉ một tuần sau, bài toán xử lý những kẻ đói ăn đã được giải quyết phần nào: 5 hoặc 6 ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn từ 1.000 đến 5.000 tỷ đồng, và đương nhiên các khoản tái cấp vốn này đều được gắn kèm với điều kiện ngặt nghèo của nó.
Trước đó, những ông chủ của các ngân hàng “có vấn đề” đã không thể hình dung họ bị đẩy vào một tình thế buộc phải “ngửa tay xin bố thí”. Kết cuộc của tình thế này chỉ được nhận ra khi mọi sự đã an bài, khi phần thắng chắc chắn đã nằm trong tay kẻ cầm chịch.
Nhưng lúc đó mọi chuyện đã quá muộn dù chỉ để vớt vát.
Trò chơi thôn tính đã lên đến đỉnh điểm khi một ngân hàng thương mại nhỏ có tên là Phương Nam bị thâu tóm. Sự kiện này đã không được nhiều người để tâm, nếu như nó không dẫn đến một sự kiện lớn hơn nhiều: từ vai trò xếp gần cuối bảng trong tổng sắp ngân hàng về tiêu chí tín dụng, từ vai trò bị thâu tóm, Phương Nam lại được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm ưu tiên về tăng trưởng tín dụng, đồng thời trở thành ngân hàng thâu tóm một con cá mập rất lớn là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Vào cuối năm 2011, toàn bộ giới đầu tư và các ngân hàng đều xôn xao về vụ việc thâu tóm này, theo một kịch bản mà người ta chỉ có thể hình dung xảy ra ở Phố Wall. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt.
Đế vương và hành khất
Cho đến đầu năm 2012, vụ việc thâu tóm Sacombank đã hoàn tất. Những lãnh đạo chủ chốt của Sacombank hoặc bị đẩy vào thế làm thuê cho ông chủ mới, hoặc nghỉ hưu non. Tất cả diễn ra một cách hoàn toàn âm thầm và lạnh lùng, như nó phải thế trong bầu không khí “capitalisme sauvage” (chủ nghĩa tư bản dã man) ứng với kịch bản đương đại Việt Nam..
Trong khi đó, tình trạng bĩ cực của các doanh nghiệp đã lên đến gần đỉnh điểm. Tết 2012 đã chứng kiến một sự phân hóa chưa từng thấy từ kể từ mùa Xuân năm 1975 và hơn hẳn hậu quả bi thảm nhưng cào bằng của chiến dịch giá – lương – tiền năm 1985: trong khi ít nhất 80.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng hàng trăm ngàn công nhân không có đủ vài trăm ngàn đồng để mua vé tàu về quê ăn tết, hầu hết các ngân hàng lại công bố không thương xót số tiền thưởng bình quân lên đến 40-50 triệu đồng cho nhân viên của mình.
Như để vớt vát thể diện đã bắt đầu sa sút của mình từ những dư luận về thâu tóm ngân hàng lẫn thái độ dung túng cho các nhóm đầu cơ vàng lộng hành, vào thời điểm sát tết 2012, Nguyễn Văn Bình đã phát đi một thông điệp về yêu cầu “tiếp tục thắt lưng buộc bụng để kềm chế lạm phát”, cũng như tiếp tục hứa hẹn sẽ “điều hành chính sách tín dụng linh hoạt và uyển chuyển”.
Nhưng từ thời điểm đó trở đi, xã hội đã trở nên dị ứng trước chuỗi ngôn từ phủ dụ của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước. Ngay cả một tờ báo có khuynh hướng ủng hộ Bình trước đó như VnEconomy cũng dần chuyển sang thái độ hoài nghi.
Hơn bất kỳ một quan chức nào, Nguyễn Văn Bình đã trở thành “Nhân vật của năm 2011” như trang tin VnExpress bình chọn, với những kết quả rõ rệt phục vụ cho nhóm tài phiệt ngân hàng chỉ trong chưa đầy nửa năm nhậm chức.
Thành quả lớn nhất mà nhóm tài phiệt ngân hàng đã đạo diễn trên sân khấu thôn tính có lẽ là cái tên Phương Nam. Từ vị thế một kẻ hành khất, ngân hàng này đã được biến thành một đế vương.
Nhưng bằng chứng cho sự thay lông đổi áo trên lại không bao giờ đến từ những công bố công khai của Ngân hàng Nhà nước hay Văn phòng Chính phủ. Chỉ đến giữa năm 2012, bằng chứng ấy mới được trưng ra bởi một báo cáo chi tiết của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – một cơ quan tư vấn trực thuộc Chính phủ. Theo báo cáo này và theo quan điểm của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Ngân hàng Phương Nam cần phải xếp vào loại “tiêu cực”.
Thời điểm hoàn thành báo cáo trên là cuối năm 2011. Tuy vậy, đường đi của bản báo cáo đã bị án ngữ ngay tại bàn làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Từ đó đến nay, sân khấu thâu tóm ngân hàng và nạn hoành hành đầu cơ vàng đã tạm nhường chỗ cho sân khấu chính trị, với mối liên hệ ràng buộc về số phận của người được “tôn vinh” là vị thủ tướng tai tiếng và tham nhũng nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng “Nhân vật của năm 2011”.
Ở một thái cực khác, lại đã xuất hiện những dấu hiệu rút tiền đầu tiên khỏi Ngân hàng Phương Nam của một số đại gia.
Tạm kết, “ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng một bàn tiệc” – lời của Hamlet trong vở bi kịch của Shakepeare. Theo Phía Trước.info
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
3 comments:
Trong dat nuoc Viet Nam, NG Van Binh, 3D la bat kha xam pham OK
Lo gi, trong thoi buoi toan cau WTO nay, kinh te VNam khong ton tai mot minh,
An cuop vang cua nhan dan, lam nhan dan dat nuoc ngheo di, xai luat rung, nhung tren truong Quoc Te, chang le VNAm khong bi trung tri boi nhung ke bat tai, doc tai sao
HyLap, Spain, Y pha san, Ng Van Binh tai gioi hon ho sao ???
Chac
Thứ sáu, 26/4/2013, 13:44 GMT+7
Eximbank quyết định phương án sáp nhập
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/04/eximbank-quyet-dinh-phuong-an-sap-nhap/
Con người ta chữ Tín đi đầu, người mất uy Tín... hết xài!
3 sai phạm của giám đốc Eximbank Bạc Liêu (nghi là con cháu thủ tướng Dũng) là:
1/. Tham nhũng: làm thiếu chứng từ (có văn bản + ghi âm),
2/. Làm sai pháp luật: giấu biên bản các cuộc họp, cắt mạng kế toán: có ghi âm+ văn bản,
3/. Sửa chứng từ xóa dấu vết (có những hành động đáng nghi ngờ!)
http://thaihien88.blogspot.com/
Trích:..."15 câu hỏi của CLḄ BĐS gửi TS Alan Phan với nhiều nội dung, trong đó nhấn mạnh: Chính phủ phải làm gì để khi doanh nghiệp ''chết'', nhà băng ''chết'', chứng khoán tụt giảm mà người dân vẫn không mất tiền. Doanh nghiệp bất động sản phá sản khi người dân đã góp vốn triển khai dự án thì ai sẽ là người bị mất tiền. CLB cũng đề nghị tiến sĩ Alan Phan đưa ra cơ sở khoa học để khẳng định không cần giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm.
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/04/clb-bat-ong-san-hn-oi-ts-alan-phan-ba.html
Nhưng theo ông Cường, những nội dung họ mong đợi nhất không được TS Alan Phan trả lời cụ thể. Ông Cường bày tỏ: “Tôi mong muốn TS Alan Phan hãy nhận lời mời của cộng đồng các doanh nghiệp bất động sản Hà Nội trò chuyện trực tiếp. Tôi được biết TS Alan Phan chưa có buổi nói chuyện trực tiếp với một tổ chức của Chính phủ, nên tôi muốn gửi lời mời đến TS Alan Phan”.
(GDVN)"
-> Theo tôi, ông Alan nên cho ông Cường biết rằng ông Alan ko thể đàm phán dưới sự khích bác hay ép buộc và rằng những nhượng bộ chỉ có thể được thực hiện nếu như ông Cường có thể chứng minh những giá trị thực sự của Bất Động Sản Việt Nam trong trường hợp hiện nay.
BINH RUOI NAY DUOC GIAI NOBEL NEN CHO DUNG CUA NO DUOC X HAU THUAN MA .
Post a Comment