Blogger Widgets

Sunday, April 14, 2013

Chính Phủ không bắt được tham nhũng thì bắt 'bướm, bắt 'chim'...

QLB   - Trên thế giới không biết có một cái chính phủ nào lại dở hơi như cái Chính phủ Việt Nam: Ban hành ra cả một cái nghị định để chăm chăm đi phạt chuyện ngoại tình; Khi đã ban hành ra cái nghị định dở hơi này rồi tất yếu lại phải tổ chức ra cái bộ máy, chế tài, dùng tiền ngân sách để nuôi cái bộ máy này, sắm ôtô nhà, trụ sở cho nó hoạt động để đi làm cái việc: suốt ngày rình mò, xăm xoi tại các khách sạn, nhà nghỉ, bờ bụi… để xem có cặp nào ngoại tình không để mà xử phạt, để mà nộp vào ngân sách và để cân bằng thu chi để tránh, giảm cho Chính phủ đang lạm phát chi tiêu công… 
 
Trong khi bao nhiêu chuyện ích quốc lợi dân, bao nhiêu thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong các dự án chi tiêu công-thuộc chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, tài sản của nhà nước, của nhân dân chưa có cách nào để mà hạn chế, bảo vệ mà Chính phủ lại nghĩ ra cái nghị định, tìm cách thiết lập thêm cả một bộ máy từ trung ương tới cơ sở bảo vệ “cái” không phải của Chính phủ ? 
Đến ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm cái Trưởng Ban Phòng Chống tham nhũng mà không làm nổi do vậy mà cái Ban Phòng chống ngoại tình nếu Chính phủ có thành lập và đích danh Thủ tướng đứng ra làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Trần Đại Quang, Đại tướng Phùng Quang Thanh có làm Phó cái ban này thì đảm bảo giỏi lắm mỗi năm cả nước bắt được dăm vụ là cùng ? 
Đảm bảo nếu cái nghị định này mà ra đời thì chỉ tạo điều kiện để cho các đồng chí ở các cấp phường, cấp xóm có điều kiện, cơ sở pháp lý để “ tống tiền “ các cặp mèo mỡ chứ còn lâu cái khoản tiền phạt này chui vào được ngân sách TW, làm giàu cho Chính phủ, tăng GDP để Chính phủ khỏi phái bán vàng, ngoại tệ, đi vay tứ tung mà không vay được để trang trải chi tiêu ? Mà thực ra còn lâu các vị mới tóm được người ta ngoại tình với nhau; thế nào là ngoại tình: có tình cảm ngoài luồng chứ gì ? Thế hàng ngày người ta liếc mắt đong đưa với nhau, bá vai bá cổ nhau có là ngoại tình không ? Nghị định đứng về phương diện pháp lý muốn áp dụng và xử phạt được để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thì phải đặt tên: Nghị định ngăn cấm, xử phạt những người đàn ông, đàn bà quan hệ tình dục với những người không phải là vợ, chồng mình có đăng ký kết hôn…Còn phạm trù ngoại tình là một phạm trù rất rộng, về mặt pháp lý là không dễ áp vào để xử phạt hành chính được vì hành vi ngoại tình là hành vi chung chung về phương diện pháp lý không định lượng?

Một cặp trai gái không phải là vợ chống chỉnh chủ giả thử kéo nhau vào khách sạn, nhà nghỉ làm chuyện đó; nếu muốn bắt quả tang trai trên gái dưới thì phải dùng đội đặc nhiệm, cảnh sát cơ động để đột phá cửa xông vào, trình độ phá cửa phải không quá 1,5 phút thì may ra mới tóm được quả tang; còn nếu vào phòng quá 1,5 phút mà người ta mặc xong cái quần lót rồi thì không thể áp phạt người ta lỗi ngoại tình được, người ta sẽ ra tòa kiện lại anh vì pháp luật có điều khoản bảo hộ nhà mà công dân thuê được coi như nhà riêng, bất khả xâm phạm; Anh phá khóa vào mà không bắt được trai trên gái dưới thì coi như vi phạm quyền tự do của công dân; vì người ta vào để nghỉ cho mát và massa cho nhay thì sao luật pháp chỉ cấm chuyện trai trên gái dưới thôi chứ? Để xứ phạt chuyện này, càng không thể căn cứ vào mấy cái bao cao su dùng dở như vụ án Cù Huy Hà Vũ mà xử phạt người ta ? Hiện nay nhiều cặp do người ta quá thân thiết, hiểu nhau, người ta không dùng bao thì các cơ quan chức năng căn cứ vào đâu để xử phạt ? Muốn xử phạt được lại phải bố trí thêm lực lượng bác sĩ chuyên khoa để giám định pháp ý xem cái cặp này có vừa làm cái chuyện ấy không ? 
Thử hình dung mỗi xã, phường có một đội đặc nhiệm chuyên trách đi bắt phạt các công dân đi ngủ với nhau không chính chủ, muốn nghị định mang lại hiệu quả thì phải có 3 ông đặc nhiệm có khả năng phá khóa nhanh, một bác sĩ chuyên khoa có trang bị máy móc đủ khả năng phát hiện ra cái chuyện trai trên gái dưới vừa xảy ra trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ; Còn trước 2 tiếng thì khó kết tội và xử phạt người ta vì người ta chối là vừa làm chuyện đó ở nhà với vợ với chồng ? Thử hình dung: Chính phủ phải tốn bao nhiêu tiền để nuôi một bộ máy để đi xử phạt tội trai trên gái dưới không chính chủ, để Nghị định của Chính phủ ban ra được thực thi nghiêm minh chứ không phải ban hành cho vui? 
Ở các nước, tội ngoại tình người ta xếp vào diện phạm trù đạo đức xã hội do đó người ta giao việc này cho các đoàn thể, tôn giáo, báo chí; Xin hiến kế cho Chính phủ cách làm khác hay hơn, hiệu quả hơn: Không nên ban hành nghị định, vì đã ban hành nghị định thì lại phải tổ chức bộ máy ra để thực thi rất tốn kém mà nên Chính phủ nên hiệp thương để giao việc này cho các tổ chức chính trị xã hội sau đây dưới sự bảo trì của Chính phủ: 
1/ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh-đây là lực lượng then chốt vì đây là lượng đang ở cái độ tuổi ngoại tình khỏe nhất; 
2/ Hội Phụ nữ Việt Nam…Vì không có chị em anh anh em ngoại tình với ai ? 
3/ Hội người Cao tuổi; Đây là lực lượng mà do tuổi cao sức yếu nên chuyện mèo mỡ, em út của các cụ chắc không mặn mòi lắm, không quyết liệt lắm; Nên giao cho các cụ vai trò lãnh đạo, đầu tàu, chỉ đạo hay quản lý gì đó đối với lực lượng chống quan hệ tình dục không chính chủ; Vì đây là lực lượng nếu được trọng dụng chắc các cụ sẽ hết sức trung thành với nhiệm vụ; Có phết phẩy phần trăm bồi dưỡng sòng phẳng với các cụ tham gia phong trào quyết liệt; 
4/ Các đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh vì đưa các em vào phong trào để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình; để không ai xâm hại tới bố mình, mẹ mình… 
Nếu cuộc vận động nói không với tệ quan hệ tình dục không chính chủ được xã hội hóa thì trước tiên sẽ đỡ tốn một khoản tiền ngân sách; Còn hình thức tổ chức, cách thức tổ chức thì cứ để các tổ chức này đứng ra lo liệu, đề xuất, tiến hành, thực thi… như vậy sẽ phù hợp với chủ trương của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và nguyện vọng của Chính phủ: Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân thực hiện; Nếu triển khai theo phương án này thì Hai Xe Ôm tin rằng: sẽ đẩy lùi việc đàn ông, đàn bà ngủ với nhau không chính chủ, làm băng hoại đạo đức xã hội, làm xấu mặt và mất uy tín của Chính phủ… 

Hai xe ôm

Xem thêm: 
Ngoại tình: "Lén lút" ở trong nhà nghỉ hoặc khách sạn thì không phạt được!
Chủ nhật 14/04/2013 07:50 

“Nếu như hai người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhưng họ chỉ lén lút quan hệ tình dục tại nhà nghỉ, khách sạn thì lại không thể áp dụng việc xử phạt hành chính được". 
Tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ dư luận, Dự thảo “Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự và phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” do Bộ Tư pháp soạn thảo có 2 điểm mới là bỏ phạt kết hôn đồng giới và tăng mức phạt ngoại tình. 
 
Ảnh minh họa 

Theo đó, nội dung Dự thảo đã bỏ điều khoản quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính. Bên cạnh đó, mức phạt đối với hành vi ngoại tình được đề xuất tăng lên 2-5 triệu đồng (cao gấp 5 lần mức phạt từ 200.000-1 triệu đồng trong bản dự thảo trước đó và gấp 10 lần so với mức phạt 100.000-50.000 đồng theo quy định hiện hành).

Dễ bỏ lọt

Việc xử phạt hành vi ngoại tình sẽ áp dụng với các trường hợp: Đang có vợ (chồng) mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; Chưa có vợ (chồng) mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng (vợ) nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng... Ngoài ra Dự thảo cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung là buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.

Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc phạt ngoại tình không phải là vấn đề mới, cũng không phải là lần đầu tiên có quy định về việc xử phạt hành chính đối với vấn đề này.

Tại Điều 8, Nghị định 87/2001/NĐ-CP cũng đã có quy định và đưa ra mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng từ 100.000-500.000 đồng. Thậm chí, pháp luật Việt Nam cũng đã hình sự hóa hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng tại Điều 147, Bộ luật Hình sự.

Điều 46 Dự thảo Nghị định có nội dung không thay đổi so với nội dung quy định tại Điều 8, Nghị định 87/2001/NĐ-CP, chỉ có sự khác nhau về mức phạt. Cả hai quy định trên đều mới đề cập đến việc xử phạt hành vi “kết hôn” hoặc “chung sống như vợ chồng”. Tuy nhiên chỉ coi là “chung sống như vợ chồng” khi hai bên nam nữ tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau và coi nhau như vợ chồng. Nhưng việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì hành vi “chung sống với nhau như vợ chồng” lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, ngoài hành vi đó ra thì còn có hành vi “ngoại tình” nhưng không chung sống với nhau như vợ chồng.

“Nếu như hai người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhưng họ chỉ lén lút quan hệ tình dục tại nhà nghỉ, khách sạn thì lại không thể áp dụng việc xử phạt hành chính được. Mà hành vi này mới là hành vi chiếm tỷ lệ lớn. Và như vậy, cả Dự thảo Nghị định và Nghị định 87 nêu trên đều đã “bỏ lọt” phần lớn hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, khiến cho dư luận lầm tưởng rằng có thể giải quyết được toàn bộ các hành vi “ngoại tình” nhưng thực chất chỉ giải quyết được một góc rất nhỏ”, Luật sư Trương Anh Tú phân tích.

Mặt khác, Dự thảo chỉ đưa ra việc xử phạt nhưng lại chưa giải quyết được các vấn đề như: Cơ quan nào có thẩm quyền phạt? Nhà nước sẽ hình thành bộ phận kiểm sát chuyên trách, phát hiện và xử phạt hành vi vi phạm hay chỉ giải quyết trên yêu cầu của người dân? Nếu thế thì những ai có quyền đề nghị cơ quan Nhà nước vào cuộc? Nếu có yêu cầu của người dân thì việc xác minh sẽ như thế nào? Cần những chứng cứ nào để chứng minh?...

Như vậy, dự thảo chỉ nêu được vấn đề mà chưa đưa ra phương án để có thể giải quyết được vấn đề. Và nếu chỉ dừng ở đó thì mặc dù tinh thần Dự thảo rất tốt nhưng chưa có cơ sở để áp dụng và tính khả thi của điều luật là chưa cao.

Khó thực hiện

Còn theo Luật sư Đào Duy Hoằng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, các quy định xử phạt việc ngoại tình hiện nay không khả thi vì rất khó để xác minh căn cứ chứng minh việc chung sống như vợ chồng cũng như quy định thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng. Muốn phạt hành chính phải có chứng cớ, được hàng xóm, xã hội công nhận có sống chung, tài sản chung, có con chung; muốn xử lý hình sự phải có hậu quả ly hôn hoặc có người tự sát…

Theo luật hiện hành, để phạt được hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng thì phải có yếu tố “chung sống như vợ chồng”. Pháp luật quy định: “Việc chung sống như vợ chồng phải được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó”. Vì vậy, muốn phạt hành chính người ngoại tình phải chứng minh đến ba yếu tố: Họ có con chung, có tài sản chung, quan hệ chung sống phải được hàng xóm xác nhận. Chỉ cần thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì không thể xử phạt vì vậy rất hiếm người ngoại tình bị phạt.

Cũng theo Luật sư Đào Duy Hoằng, thay vì việc phạt hành chính rất khó thực hiện, các cơ quan chức năng nên tập trung vào việc tuyên truyền lối sống văn hóa, đời sống lành mạnh đến từng gia đình, người dân…

Nhật Thy

1 comment:

Anonymous said...

Thật là khốn nạn cho một chế độ lãnh đạo chó má thối nát này!. DÂN HẢI PHÒNG./.