Blogger Widgets

Monday, March 25, 2013

Tại sao 'Lề Đảng' phải 'hạ nhục' ông Nguyễn Đình Lộc?

QLB 

Đại hội X - 25-4-2006
Trở dòng lại những năm tháng Bộ Trưởng Nguyễn Đình Lộc còn tại vị để có thể nhìn thấy rõ về ông:

NLG - Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp: Là Đảng tiên phong thì phải tự làm trong sạch và đẩy lùi tệ nạn (tư liệu) (*)23/04/2006
* Qua theo dõi công tác chuẩn bị Đại hội cũng như diễn biến những ngày họp Đại hội toàn quốc của Đảng vừa qua, ông thấy những đổi mớigì?



Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc: - Kể từ Đại hội 6, rồi qua các kỳ Đại hội 7, 8, 9... đến nay thì mỗi kỳ đều có những đổi mới nhất định. Ngay tại Đại hội này, cũng đã thấy những đổi mới đáng mừng, có xu hướng dân chủ hóa và công khai rõ nét.
Ngay từ hôm khai mạc, Đại hội cũng đã được công khai hóa cho toàn dân, báo chí được thông tin, tường thuật từng phiên họp, các buổi thảo luận, các tham luận được trích đăng trên báo chí, truyền hình. Đáng chú ý nữa là việc bầu Tổng bí thư. Trước đây tôi dự 2 Đại hội 8 và 9 thì đều không đặt vấn đề tham khảo ý kiến của đại biểu. Kỳ này có điều đó là mới, đáng được coi như một đột phá trong khâu lựa chọn nhân sự của Đảng. Hơi tiếc vì có nhiều ý kiến cho rằng chức vụ Tổng bí thư nên do Đại hội trực tiếp bầu nhưng Đại hội này vẫn chưa làm được; mới chỉ là thăm dò thôi. Cái này liên quan đến Điều lệ nhưng Điều lệ có thể sửa đổi và có thể sửa ngay tại Đại hội này. Tôi nghe nói có một đổi mới nữa, nếu đúng thì rất là mừng. Đó là sẽ có danh sách 2-3 ứng cử viên cho chức vụ Tổng bí thư. Như thế là dân chủ.

* Ông quan niệm như thế nào về đổi mới phương thức hoạt động, lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc: Theo tôi nhận thức, một trong những nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chính là dân chủ hóa sự lãnh đạo của Đảng. Đương nhiên, muốn dân chủ hóa thì trước tiên chúng ta cũng phải thực hiện cho được điều Bác Hồ di chúc: "Trong Đảng phải thực hiện cho được dân chủ rộng rãi". Chúng ta có thể thực hiện một bước mạnh hơn nữa là thăm dò ý kiến đảng viên về chức danh trong Đảng. Quyền quyết định vẫn là của Đại hội nhưng trên cơ sở thu thập ý kiến; và qua đó, đo được sự tin cậy, tín nhiệm của đồng chí đó trong con mắt của hàng triệu đảng viên và nhân dân.
Chúng ta hy vọng, bằng sự khách quan, công tâm cùng tinh thần trách nhiệm, các đại biểu dự Đại hội sẽ lựa chọn ra những người xứng đáng với yêu cầu phát triển của đất nước, với nhu cầu lãnh đạo mới của đất nước, đủ khả năng giải quyết các vấn đề bức xúc để đất nước phát triển nhanh hơn nữa. Tôi nghĩ, những năm 80, do có sai lầm về chủ trương của Đảng khiến đất nước lâm vào khủng hoảng, lòng tin của người dân vào Đảng lúc đó có sự suy giảm. Đó là điều đáng tiếc nhưng trong tình hình lúc đó là điều khó tránh. Nhưng tại sao đến giờ, sau 20 năm đổi mới, trình độ phát triển của ta so với trước đây là một trời một vực mà lòng tin của người dân vẫn suy giảm? Từ đầu Đại hội, nhiều đại biểu đã nói đến "sự tồn vong của Đảng". Đây rõ ràng là thời điểm đầy thử thách để Đảng phải đổi mới, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân (Ông Nguyễn Đình Lộc)
Khi nói đến dân chủ hóa trong Đảng, chúng ta phải nhớ Đảng ta là Đảng cầm quyền, là nói đến quyền lực Nhà nước và quyền lực đó là của nhân dân, quyền lực do nhân dân trao cho Đảng. Người trao quyền phải biết ai là người sẽ lãnh đạo mình, ai sẽ thay mặt mình nắm những vị trí chủ chốt trong bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Rồi đây Ban chấp hành Trung ương sẽ có 160 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng thì không phải hầu hết làm công tác Đảng thuần túy mà một bộ phận rất lớn sẽ làm công tác Nhà nước, làm công tác đoàn thể. Nếu chúng ta rút kinh nghiệm để dân chủ hóa, thì những người được đưa vào danh sách Trung ương, chứ không chỉ Bộ Chính trị và cả Tổng bí thư, cũng phải được thăm dò ý kiến của nhân dân.
Tại sao chúng ta không làm việc đó? Điều đáng mừng là Báo cáo chính trị trước Đại hội có nhấn mạnh một ý rất quan trọng là "chúng ta xây dựng một xã hội dân chủ", nhưng dân chủ có nội dung của nó, có phương thức thực hiện của nó. Mà một nội dung cơ bản ở đây là công khai hóa, minh bạch hóa, cả về phương thức lãnh đạo và nhân sự. Không nên để cho đảng viên, người dân phải ngóng, chờ đến khi có kết quả Đại hội mới biết ai là người lãnh đạo mình. Tại Đại hội này, nhân đây tôi cũng có góp ý là đại biểu chỉ đọc tham luận không thôi là chưa đủ. Phải có không khí tranh luận như Quốc hội đã thực hiện được qua nhiều khóa vừa qua. Cách lên diễn đàn, đọc tham luận là cách QH làm trong những năm 60.
* Theo ông, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong thời kỳ mới phải được đổi mới thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc: Công tác kiểm tra của Đảng chỉ là một phần thôi. Đã có những đoàn thanh tra, kiểm tra xuống cơ sở, ví dụ như xuống PMU 18, nhưng tại sao vẫn vui vẻ ra về? Đảng sinh ra từ xã hội, nên cũng có những vấn đề, có tệ nạn. Nhưng là Đảng tiên phong thì phải tự làm trong sạch và đẩy lùi được chúng. Đó là việc rất khó nhưng cũng không phải là quá khó nếu phát huy dân chủ, công khai, minh bạch hóa... Điều làm mất uy tín của Đảng chính là nói chống tham nhũng mạnh mẽ nhưng chưa làm được bao nhiêu.
* Bộ máy lãnh đạo của Đảng phải trẻ hóa, nhưng tại Đại hội này, cũng có một số đại biểu cho rằng có những người ứng cử tuy quá tuổi nhưng ở địa phương đó chỉ có đồng chí đó là xứng đáng...
Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc: Cái này không thể cứng nhắc được. Thay đổi là cần, "tre già, măng mọc", tạo điều kiện cho lớp trẻ nhưng không nên máy móc. Cái cần nhất vẫn phải là chọn được người có đủ tâm, đủ tầm... đó mới là cơ bản.
Mạnh Quân (thực hiện)
http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200616/146285.aspx
----------------
(*) TS. Nguyễn Đình Lộc, sinh ngày 13/9/1935, quê quán ở xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An), Tiến sĩ Luật học, Phó Chủ tịch Hội Luật ga Việt Nam; nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp (1992- 2002); Đại biểu Quốc hội khoá VII (1981-1987), Khóa IX (1992-1997), Khóa X (1997-2002), Khóa XI (2002-2007), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XI (2002-2007).
------------------------------------
Ý KIẾN NLG: Vậy là đã rõ, TS Nguyễn Đình Lộc (nguyên BT Bộ Tư Pháp) là người thuộc diện TƯ quản lý, vì thế việc ông tham gia vào Kiến Nghị 72 cùng với nhiều nhân sĩ khác... là một cú "shock" rất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với lãnh đạo Đảng và nhà nước hiện nay...Do đó, sự kiện ông phát biểu trên VTV ngày 22/03/2013 (có vẽ như để chiều lòng ai đó hay buộc phải lên tiếng vì một lý do nhạy cảm?) cần phải được kiểm chứng qua nhiều góc cạnh, tránh những phê phán cảm tính cũng như "ném đá", chửi bới vô tội vạ. Động cơ và nguyên nhân nào đã thúc đẩy ông Lộc đã có thái độ "e dè", đắn đo và ngập ngừng (đôi chỗ lủng củng, thiếu tự tin) trong khi phát biểu và phủ nhận việc tham gia trực tiếp vào bản Kiến Nghị 72 mặc dù đã đặt bút ký tên trước khi làm "đại diện tại chỗ" cho đoàn nhân sĩ, trao bản Kiến Nghị cho Ông Lê Minh Thông(Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) phó trưởng ban biên tập dự thảo bản sửa đổi HP 1992.
Điều đáng nói là trong phát biểu trên VTV, ông Lộc đã tán tụng việc tổ chức lấy ý kiến "rộng rãi" của người dân đối với bản dự thảo do QH soạn thảo, đây là điểm rất đáng được chú ý vì trong dư luận đã không ít người phê phán việc lấy ý kiến này là phi dân chủ và thúc ép "đồng ý" ký tên, địa chỉ và ghi số điện thoại của người chủ hộ trong khi họ chưa kịp đọc và chẳng hiểu “mô tê” !
Trí thức hay trí trá ?
Ai đã buộc ông ?
Điều thật lạ là 2 ngày qua, các cơ quan thông tin “lề phải” đã không đưa một giòng nào về sự kiện này, phải chăng là quá nhỏ, không có giá trị hay theo một chỉ thị nào đó, cho rằng “như vậy là quá đủ”, không cần “hạ nhục” vì ông Nguyễn Đình Lộc đã “làm đúng trách nhiệm và yêu cầu của mình” ?
Chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi những lời giải thích chính thức, có lý có tình của TS Nguyễn Đình Lộc .
Thiết nghĩ việc ông Lộc “đi” hay “ở” cũng chẳng còn có ý nghĩa gì lớn vì bản kiến nghị do 72 trí thức, nhân sĩ đưa ra công luận nay đã trở thành một “tài sản” chung của nhiều người, những tiếng nói kỳ vọng và lo lắng trước sự thay đổi của bản Hiến Pháp mới chắc chắn sẽ được Quốc hội thông qua trong một tương lai không xa sau lần góp ý này.

Chiều Chủ Nhật
24/03/2013

1 comment:

Anonymous said...

truyền thuyết tương truyền nghệ an có cuốn bí kiếp võ công mà nguyễn ái quốc đã biên soạn để lại cho hậu thế và những kịch sỹ kiệt xuất sứ nghệ đã được truyền thụ và mài dũa tư tưởng một cách công phu với tuyệt học bí truyền ÂN VÀ UY các kịch sỹ đã dẫn dắt nhân dân từ bại chuyển sang sụi hãy nhìn những tên già tham nhũng tư tưởng như trương đình tuyển, nguyễn đình lộc ,nguyễn sinh hùng đây là thế hệ đã học tập đạo đức và tư tưởng hồ chí minh một cách quán triệt cứ diễn xuất cho thật nhập vai đưa nhân dân vào vòng mê muội bằng những khẩu hiệu thật hùng tráng và kiêu hùng đích đến triệt tiêu động lực cản trở ta không cần biết kết quả ra sao miễn là vun đắp cho sự trường tồn vĩnh cửu .....việt nam trãi qua 4000 năm lịch gắn liền
với thời gian là việc suy tàn một đế chế này tạo sự khởi lập một đế chế mới đó là quy luật tất yếu về biện chứng phát triển của MAC cũng như sự tồn vong các triều đại LÝ,NGUYỄN,TRẦN ,LÊ,..