Blogger Widgets

Sunday, March 17, 2013

Ông Vũ Văn Ninh - Ông là ai?

QLB - Ông Vũ Văn Ninh được Chính Phủ bổ nhiệm làm Trưởng ban chỉ đạo liên ngành Đề án Tái cấu trúc Ngân hàng. Cái tin này không biết đáng lo hay đáng mừng? Ông sẽ thật sự Tái cấu trúc vì dân, vì nước hay ông lại được đưa ra làm cây bung sung 'đỡ báng' cho Chính Phủ X và Thống đốc Bình? Ai cũng biết ông là 'đệ tử ruột' của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, việc ông lẽ ra phải bị kỷ luật vì liên đới vụ Vinashin thì lại được thăng chức là một sự 'đổi chác' mà đồng chí X chủ đích 'lấy lòng' thầy ông 'nương nhẹ' cho Chính Phủ ở Quốc Hội!
Dù có là như vậy, song nhân dân mong rằng ông hãy tỉnh táo để không trở thành công cụ phục vụ nhóm lợi ích như Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khiến hàng trăm ngàn Doanh nghiệp bị bức tử cho lũ cá mập bố già Béo phì qua đêm. Mong ông hãy thực sự bắt tay vào tái cấu trúc hệ thống tín dụng đang mang đầy ung nhọt của Việt Nam, lành mạng hóa hệ thống ngân hàng - Huyết mạch của nền kinh tế, chỉ có như thế nền kinh tế Việt Nam mới có thể khôi phục khỏe mạnh.

Chúng tôi xin chỉ cho ông những nơi cần phải khẩn trương Tái cấu trúc:

Trước tiên phải làm ngay những ngân hàng Quốc doanh - Anh cả đỏ: BIDV, Viỉetinbank, Agribank và Vietcombank hiện đang nắm tới gần 60% thị phần tín dụng Việt Nam và là những ổ ung thư giai đoạn cuối. Chỉ có cái ung nhọt con con như vụ án Huyền Như đổ bể đã khiến nhân dân thiệt hại gần 5000 tỷ đồng. Những ổ hoại thư thực sự của mỗi ngân hàng này đổ bể thảm họa còn gấp 5 gấn 10 Vinashin, Vinalines. Nếu vì dân vì nước thì hãy vào đây thanh tra và bắt đầu tái cấu trúc ngay từ đây để ngăn chặn hiểm họa đổ bể hàng loạt gây nguy hại cho nền tài chính Quốc gia.

Với những Ngân hàng tư nhân, hãy 'xộc' vào Ngân hàng Techcombank, Eximbank, Sacombank, NH Phương Nam, Ngân hàng SHB - đó chính là những cái ổ của bè lũ thâu tóm bố già đã hàng chục năm được NHNN ưu ái rót tiền và cũng chính là những cái ổ bố già rút tiền trốn trả lãi, trả thuế bằng thủ thuật "Đâu tư vafo công ty thành viên" và đầu tư chứng khoán.

Nếu ông làm được như vậy thì cả đaát nước Việt Nam mang ơn ông cải lão hoàn sinh cho toàn bộ hệ thống tài chính nước nhà và cũng chính là tạo sự minh bạch lành mạnh cho Doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng đóng góp cho đất nước.

Hãy chờ xem ông Trưởng ban mới sẽ làm gì thì se biết ông là ai?

Trần Hưng Quốc.

Lập ban chỉ đạo tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là trưởng ban chỉ đạo liên ngành đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm phó Trưởng ban thường trực.

Ngày 13/3, Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015". Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là trưởng ban chỉ đạo liên ngành đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm phó Trưởng ban thường trực.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm trưởng ban chỉ đạo và Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm phó ban. Ảnh: Hoàng Hà.

Các thành viên còn lại gồm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Văn Phượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quỹ Doãn, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh. Ngoài ra, còn có Thứ trưởng các Bộ như Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, TP HCM.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất phương hướng giúp Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo có vai trò giúp Thủ tướng điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo do ngân sách Nhà nước bảo đảm và bố trí trong hoạt động thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 14/3, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa ban hành Thông tư 07 về việc kiểm soát đặc biệt đối với các ngân hàng. Thông tư này cũng nêu rõ Ngân hàng Nhà nước sẽ công khai danh tính đơn vị thuộc diện kiểm soát đặc biệt - bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất an toàn hoạt động. Theo đó, ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt có thể bị bắt buộc phải sáp nhập, hợp nhất nếu không đủ khả năng tăng vốn điều lệ.

Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã được Thủ tướng phê duyệt trong năm 2012. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cơ bản xử lý hoặc có phương án tái cơ cấu với 9 ngân hàng thuộc diện yếu kém.

Ngân Hà

3 comments:

Anonymous said...

AN TAI MAI CHAN BAY GIO NINH NHU AN MOI NGON...?

Anonymous said...

Về làng học kinh nghiệm mấy bà cho bạc góp là xong, cần gì ban bệ lùm xùm, tái cấu trúc là khổ dân nữa rồi. Dân đen quá sợ ,quá dị ứng với từ.. Tái cấu trúc lắm rồi nghen.

the kasim said...

fsfsfsffsfsdfsf tuần