Blogger Widgets

Wednesday, March 27, 2013

GDP thua kém 158 năm, còn Quyền làm người ở Việt Nam thì thua kém hàng ngàn năm!

QLB  - Việt Nam đang cố gắng tìm cách để che dấu một sự thật là Sự điều hành yếu kém của Chính Phủ đã kéo lùi khoảng cách về GDP của cả nước ngày càng thua kém rất xa các nước khu vực từ 95 năm đến 158 năm bởi những 'lý sự' "Tốc độc tăng trưởng cao nhất" mà cố tình bỏ qua một tiểu tiết đơn giản: Tăng trưởng 12 lần của một con chuột nhắt liệu có bằng tăng trưởng 02 lần của một con voi????

Chưa nói đến các chính sách vĩ mô bất ổn cùng một môi trường bị bóp nghẹt không có dân chủ, sự vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tối thiểu về con người khiến Việt Nam không những thua kém Singapore 158 năm mà có đến hàng ngàn năm! Việt Nam hiện nay có khác gì thời Vua Chúa phong kiến không?

Thời phong kiến chỉ có Lệnh Vua thì nay cũng chỉ có một 'Lệnh Đảng' mà Đảng CSVN với tiêu chí ra đời lãnh đạo nhân dân bảo vệ và xây dựng đất nước đã bị biến thái thành Đảng X - Đảng tham nhũng, mục ruỗng tự bao giờ! ! Nhưng còn tồi tệ hơn thời phong kiến khi xưa chỉ có một ông Vua, còn người dân Việt Nam hôm nay còn bị đè đầu cưỡi cổ của không biết bao nhiêu ông Vua lớn, Vua bé nhan nhản khắp nơi.

Các nước Asean ngay đến Miến Điện cũng đã đang trên đường biến đổi, chấp nhận cho Đa Đảng phái, trong khi Việt Nam chỉ mới góp ý sửa đổi Hiếp Pháp ai đó đòi 'bỏ điều 4' không bị đuổi việc thì cũng bị công an 'hỏi thăm'. Ngay đến cựu Bộ Trưởng Nguyễn Đình Lộc cũng không thoát khỏi sự khủng bố tinh thần, đưa ra biêu riếu trên truyền thông Lề Đảng sau khi 'dám' ký tên giao kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp trong danh sách  72 người!

Có nước Asean nào mà người dân yêu nước biểu tình chống quân xâm lược lại bị đàn áp dã man như Việt Nam? Đến cụ già Lê Hiền Đức - Người được chính Bác Hồ đặt vậy mà lại bị chính những người tự xưng con cháu Bác Hồ dùng nhục hình, đàn áp, tống giam???

Có nước Asean nào mà người dân bị biến thành những 'con vẹt' lặp lại những gì Đảng nói! Ai đó 'bạo gan' dám  phát biểu chính kiến của mình thì tấm gương của Trần Huỳnh Duy Thức, Blog Điếu Cày, Tạ Phong Tần... và hàng ngàn người bị bắt, bị đàn áp vẫn hiển hiện còn đó!

Có nước Asean nào mà Chính Phủ cho công an 'ập' vào phòng khách sạn để bắt '02 cái bao cao su rách' và tống vào tù mà thực chất chỉ vì ông Luật sư to gan đã dám kiện Thủ Tướng?

Có nước Asean nào trực tiếp Thủ Tướng ra cái 'Luật 7169' để có cớ xử tội các Bloggers chỉ vì dám phanh phui tham nhũng?
...
Có lẽ kể ra tờ 'sớ Táo quân' thì đọc đến 03 năm cũng không hết!

Có thể nói: GDP thua kém 158 năm, còn Quyền làm người ở Việt Nam thì thua kém hàng ngàn năm cũng không ngoa!

Trần Ái Quốc
Sự thật câu chuyện GDP Việt Nam thua kém khu vực cả trăm năm 
 
Nếu sử dụng dữ liệu giai đoạn 1990-2010 thay vì 2001-2007 như World Bank, Việt Nam chỉ kém Thái Lan 17 năm thay vì 95 năm, kém Singapore 45 năm thay vì 158 năm. Một báo cáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009 đã được các báo trích dẫn với câu chuyện Việt Nam tụt hậu về tăng trưởng kinh tế so với các nước trong khu vực nay lại được khơi dậy. Báo cáo này đánh giá GDP Việt Nam giảm nếu tính theo tỷ lệ so với Trung Quốc. 

Trong một báo cáo tương tự về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. 

Đây có phải là một góc nhìn công bằng cho Việt Nam? 

WB sử dụng giai đoạn từ 2001-2007 để giả định về tốc độ tăng trưởng tương lai của Việt Nam và một số nước như Indonesia, Singapore, Thái Lan... Tuy nhiên, Việt Nam đã mở cửa kinh tế từ những năm 1986, đồng thời các nước trong khu vực đã có nền kinh tế thị trường từ hàng chục năm trước đó. Vì vậy việc sử dụng một quãng thời gian ngắn như vậy là chưa thực sự hợp lý. 

Tuy nhiên, với khu vực có nền kinh tế đang phát triển và non trẻ như Đông Nam Á, cần so sánh ở một khoảng thời gian dài hơn để có cái nhìn công bằng và ổn định cho các nước. 

Nếu tính từ năm 1990 tới năm 2010, khoảng thời gian 20 năm với 2 cuộc khủng hoảng lớn và cuộc khủng hoảng gần đây còn chưa có dấu hiệu kết thúc, thì nền kinh tế khu vực đã có những bước tiến đang kể. 

Tính theo giá đô la Mỹ hiện tại, trong 20 năm từ 1990 tới 2010, GDP bình quân đầu người của Singapore đã tăng từ 11.841 USD, lên 41.987 USD. Indonesia tăng từ 620 USD lên 2.951 USD. Với nền kinh tế Việt Nam, GDP bình quân đầu người đã tăng từ 98 USD năm 1990 lên 1.224 USD năm 2010. Một nước khác trong khu vực là Thái Lan đã có GDP bình quân năm 2010 là 4.613 USD trong khi năm 1990 chỉ ở mức 1.495 USD. 

Nguồn: WorldBank/CafeF, Đơn vị: USD 

Như vậy, trong 4 nước trên, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người mạnh nhất là Việt Nam khi tăng tới gần 12,5 lần, trong khi Indonesia chỉ 4,8 lần, Singapore và Thái Lan lần lượt tăng trưởng 3,6 và 3,1 lần trong thời kỳ 1990 tới 2010. 

Nếu sử dụng dữ liệu của giai đoạn 1990-2010, chỉ cần chưa tới 17 năm nữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ vượt Indonesia và Thái Lan. Và hơn 45 năm nữa, chứ không phải 158 năm, chỉ số này của Việt Nam sẽ vượt Singapore để tăng lên mức 1,192 triệu USD. 

Việc sử dụng giai đoạn 20 năm 1990-2010 cho góc nhìn rõ ràng và chính xác hơn trong một thời gian ngắn chỉ 7 năm (2001-2007). Trong giai đoạn này, các nước Đông Nam Á đã vượt qua gần trọn 3 cuộc khủng hoảng: ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Nhật Bản và chứng khoán Mỹ, khủng hoảng kinh tế năm 1997 và cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay bắt đầu tư 2008. 

Trong mỗi cuộc khủng hoảng mỗi nước có lợi thế và ảnh hưởng khác nhau, vì vậy cách họ vượt lên khủng hoảng cũng chính là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng hơn kém trong khu vực. 

Trong giai đoạn 2011-2020 theo dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội quốc gia, Việt Nam sẽ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh thực tế lên 2,2 lần, tương đương gần 3000 USD. Mức tăng này tương đối thấp so với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1990-2020. 

Theo một báo cáo của Đại học Harvard, Việt Nam sẽ phải đối mặt và giải quyết những khủng hoảng về Giáo dục, tài chính, cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với quốc tế trong giai đoạn 2011-2020. Nếu không giải quyết được các vấn đề trên, Việt Nam khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh như giai đoạn 1990-2010. 

Điều quan trọng hơn hết, đó là tốc độ phát triển GDP dù ở mức nhanh, tuy nhiên nếu không bền vững và ổn định thì dù có đuổi kịp các nước bạn, chúng ta cũng lại sớm quay về vị trí chót bảng trong nền kinh tế khu vực. 

Hưng Nguyễn

Theo TTVN

No comments: