Blogger Widgets

Wednesday, January 9, 2013

NHỤC NHƯ BÁO GIÁO DỤC!

Quanlambao  Thật là nhục như báo Giáo dục! Chuẩn bị Tết, biết bao nhiêu đề tài hay, đề tài nóng cần phản ánh: Buôn lậu, tai nạn giao thông, người nghèo lo Tết, công trường thi đua cuối năm, các nhà từ thiện đang hối hả lo Tết cho người nghèo, các em học sinh miền núi đói nghèo vượt khó đến trường, các thầy cô giáo vùng cao chuẩn bị đón Tết như thế nào v.v.....
Vậy mà hai anh Hoàng Lâm - Huệ Nguyễn vẫn cố vượt rét mướt chui vào nách mấy em gái mại dâm tìm hơiấm trong những ngày đông lạnh và kiếm chút nhuận bút để tiêu!
Blog Tiễu

Gái mại dâm than trời vì ế khách ngày Hà Nội dưới 10 độ C
Thứ hai 07/01/2013 07:51
GDVN - Trời rét, khách vào ngã giá vẫn thưa thớt. Họ có tấp vào rồi cũng vội phóng xe đi, bỏ lại phía sau những tiếng gọi như nài nỉ của các cô gái...

Trong cái lạnh 10 độ của tiết trời Hà Nội, cái lạnh kèm theo mưa phùn của những ngày mùa đông càng khiến Hà Nội thêm buốt giá. Người lao động, học sinh, công nhân viên chức… ai nấy đều thu mình trong chiếc áo ấm, thỉnh thoảng lại có nhóm người ngồi đốt đống lửa để tìm chút hơi ấm trong cái lạnh ấy. Những cô gái làm nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” ở đường Phạm Văn Đồng tới chân cầu Thăng Long (Hà Nội) cũng co mình lại để tránh rét, nhưng đôi mắt không quên tìm bóng khách đi qua với mong muốn… một tối làm việc không ế ẩm.

Con đường Phạm Văn Đồng hôm nay vẫn ồn ào, tấp nập người qua lại nhưng vắng bóng những cô gái đứng hai bên đường như mọi ngày. Chỉ còn lại những cánh cửa xếp khép hờ của những căn nhà âm u, tối tăm, đủ thấy thấp thoáng bóng dáng 1, 2 đào co ro trong áo rét, ngồi “hóng khách”.

Đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) những ngày mưa rét vắng bóng những cô gái đứng hai bên đường, chỉ còn những cô gái ngồi sau cánh cửa xếp trong những căn nhà âm u, tối tăm.

Dưới ánh đèn mờ nhưng vẫn đủ để người qua đường nhận thấy lớp phấn son lòe loẹt trên gương mặt của những người phụ nữ với đủ mọi lứa tuổi: 20, 30 thậm chí cả U40. Rét đấy, nhưng họ vẫn diện cho mình những bộ quần áo sao cho thật mát mẻ để “câu” được khách ngon. Khi khách đi qua, họ khoác lên mình chiếc áo ấm những mong chống chọi lại với cái giá buốt.

Thoáng nhìn thấy một vị khách dừng lại, họ lại nhoài người tìm hi vọng. Vẫn là những thao tác mời khách như mọi ngày, nhanh chóng và kín đáo. “Bao nhiêu?”, người đàn ông hỏi. “200.000 tàu nhanh, nhà nghỉ bên em lo”, một chị phụ nữ đậm người, phấn son trát đầy mặt, đang co ro vì cái lạnh nhưng cũng cố bước nhanh ra, đáp lại. “Nhìn cổ kính thế này mà giá cao thế. Trời lạnh giảm giá đi?”, người đàn ông hỏi tiếp và nhận được câu mát mẻ: “Đồ cổ đánh đổ đồ kim, các anh cứ đi rồi biết”. Còn cô gái đứng bên cạnh người phụ nữ, hai hàm răng va vào nhau nhưng vẫn nở nụ cười thật tươi với vị khách “hiếm”, những mong giữ chân được khách.

Nhưng sau hồi ngã giá không thành, người đàn ông lại ngậm ngùi bước tiếp. Đi thêm vài ba cửa, anh ta vẫn chỉ lắc đầu bước tiếp và chấp nhận “trắng tay” trên đoạn đường này.

Một ngày làm việc ế ẩm nên chỉ thoáng thấy có khách tới, các cô gái lại tập trung nhau "săn đón" dù cho cả hai bên đang run lên trong cái lạnh dưới 10 độ của Hà Nội.

Khách đi rồi, mỗi cô gái lại quay trở về chỗ của mình, buông vài câu chửi thề tục tĩu. Họ tự tìm cách sưởi ấm cơ thể bằng cách dúi tay vào trong áo hay chạy sang quán nước bên cạnh nơi ánh lửa đang bập bùng trong gió, mũ áo kéo cao trùm kín đầu… Dáng đào đổ liêu xiêu trong ánh lửa hồng.

Nhận được điện thoại, nét mặt họ bỗng chốc tươi hơn nhưng rồi nét vui ấy nhanh chóng vụt tắt khi khách hàng là người chủ động từ chối buổi “hẹn hò”. Trở lại với chiếc ghế đã ấm lên vì người ngồi lâu, cô gái đặt đôi tay lên má, xoa xoa cho tan đi cái giá để rồi lại tiếp tục… hóng khách. Một vài thanh niên rú xe lướt qua họ rồi bỏ lại một vài câu lả lơi: “Đi chơi với anh thôi em ơi, rét mướt thế này, làm gì cho nó khổ”.

Khách đi rồi, họ lại tụ tập nhau ngồi bên đống lửa để tự sưởi ấm cho mình và chờ cơ hội mong manh ở những khách tiếp theo khi ngoài trời "mưa phùn gió bấc" vẫn đang bao trùm con đường nơi họ đang "hành nghề".

Suốt từ 7h tối tới 11h đêm, các cô gái vẫn đốt lửa sưởi ấm, quyết tâm bám trụ địa bàn. Đôi bàn tay họ cũng ửng lên vì cái giá buốt của Hà Nội. Họ lại bàn bạc những câu chuyện đời, chuyện người, chuyện ông khách này, người khách kia rồi bọn này ở đây làm ăn được, bọn kia ở chỗ khác cũng ế ẩm như mình… Đó là những câu chuyện mà bao ngày qua họ vẫn nói với nhau. Vẫn là những tiếng cười khanh khách nhưng họ đang bỏ vào đó sự lo lắng cho một ngày làm việc không “lương, thưởng” nếu không được "cuốc khách" nào.

“Xem dự báo thời tiết rồi, ngày mai trời vẫn tiếp tục rét. Có khi bọn mình còn chết đói dài dài” – lẫn trong tiếng than củi lép bép, tiếng gió thổi, tiếng xe cộ hai bên đường, nhưng vẫn nghe rõ tiếng những cô gái “làng chơi” than thở với nhau.

Khách vào ngã giá vẫn thưa thớt. Họ có tấp vào rồi cũng vội phóng xe đi, bỏ lại phía sau những cánh tay vẫy đến cuồng nhiệt và những tiếng gọi như nài nỉ, van xin của các cô gái hành nghề "bán thân nuôi miệng".

Tỏ ra rất quen thuộc với cảnh tượng trên, bà bán quán nước ven đường Phạm Văn Đồng nói: “Ngày nào chả vậy, rét mướt như thế nào họ cũng đứng đó. Nhưng nghề của họ cũng như đi câu ấy mà. Toàn gái hết đát cả, nhiều khi đứng đường vẫy mãi mà có ai nhòm ngó đâu. Trời rét này, khách thì không có mà cứ phải co ro hết đứng lại ngồi, không dám đi đâu vì nếu đi sợ khách tới mình không có ở đó lại mất cơ hội. Vì cớ gì, họ lại phải chọn cho mình cái nghề tệ nạn, mạt hạng này chứ”.

Thỉnh thoảng lại có cô gái hết thở dài rồi lắc đầu ngao ngán. Có lẽ với họ thì đây là thời điểm ế khách nhất trong năm.

Hoàng Lâm - Huệ Nguyễn
Nguồn: Giáo dục Việt Nam
Ảnh chụp giao diện lúc 22h00.

No comments: