- Việc sửa đổi hiến pháp đang đặt nước ta trước một bước ngoặt. Trong một bối cảnh như hiện nay, nó có thể sẽ là một vận hội lịch sử. Nhưng cũng có thể ngược lại.
Từ khi ra đời bản hiến pháp đầu tiên đến nay đã gần 70 năm nhưng chưa bao giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có được một bản hiến pháp thực sự là của nhân dân. Tôi tin rằng đó là lý do chính vì sao chúng ta chưa từng bao giờ có được dân giàu, nước mạnh cho dù nhiều thế hệ đã phải hy sinh cho mục đích này.
Cuộc cách mạng vì độc lập, tự do, hạnh phúc đã được dấy lên bởi bao nhiêu nhiệt huyết vì lý tưởng cho một Việt Nam giàu đẹp, nhưng đến giờ chúng ta vẫn còn phải chiến đấu với đói nghèo và bao nhiêu vấn nạn đạo đức. Lý tưởng cách mạng đó là rất cao đẹp, nhưng vì sao nó vẫn mãi là cái đích ở phía trước, và liệu di sản mà nó để lại cho thế hệ mai sau có giúp được thế hệ này nhanh chóng đạt đến cái đích đó không?Từ khi ra đời bản hiến pháp đầu tiên đến nay đã gần 70 năm nhưng chưa bao giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có được một bản hiến pháp thực sự là của nhân dân. Tôi tin rằng đó là lý do chính vì sao chúng ta chưa từng bao giờ có được dân giàu, nước mạnh cho dù nhiều thế hệ đã phải hy sinh cho mục đích này.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần một suy nghĩ thực tế để nhìn nhận lại cả một quá trình. Sự nhìn nhận đúng sẽ giúp chúng ta nhìn ra vận hội, ngược lại nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi. Giải pháp hữu hiệu nhất nhiều lúc rất đơn giản và ở ngay quanh ta. Hố vực cũng thường ở ngay trước mắt ta.
Khi đất nước đang còn bị nô lệ cho ngoại bang, khát khao mang đến tự do, độc lập cho nhân dân đã giúp những thế hệ đi trước giành lại chủ quyền cho đất nước với mục tiêu xây dựng một đất nước tự do và công bằng để "ai cũng có quyền có cơm no, áo ấm". Điều đó đã trở thành lý tưởng cách mạng, vốn đã thôi thúc bao nhiêu triệu thanh niên dấn thân để hiện thực hóa nó vì nhân dân, vì một xã hội tốt đẹp. Nhưng thay vì đặt mục tiêu tối thượng là quyền con người để tất yếu có được tự do, dân chủ, công bằng, thịnh vượng thì các thế hệ đi trước đã lao vào bảo vệ các chủ thuyết chính trị chủ quan. Thay vì đánh giá kết quả thực tế đạt được so với mục đích của lý tưởng đã đề ra nhằm xem xét lại các biện pháp đã sử dụng có phù hợp không thì các thế hệ cách mạng trước đã giáo điều bảo vệ các biện pháp đó đến mức biến chúng trở thành mục tiêu tối thượng, thành lý tưởng mà cách mạng theo đuổi. Nó đã biến lý tưởng vì một Việt Nam tự do, công bằng, dân chủ, giàu mạnh thành lý tưởng vì một chủ thuyết chính trị và tôn thờ nó.
Thay vì thừa nhận thất bại để thấy rõ những gì không phù hợp trong các chủ thuyết đó thì những người làm cách mạng đã trấn áp những người đã dám chỉ ra những sai sót và vạch ra những con đường hiệu quả hơn. Nên giờ đây những thanh niên đầy nhiệt huyết khi xưa, nay đã trở thành những lão thành cách mạng, phải đành hài lòng và trấn an mình bằng những kết quả đại loại như "đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử" cho những mục đích mà nhiều dân tộc đã hoàn thành hơn một thế kỷ trước. Nhiều nước có cùng xuất phát điểm như ta cũng đã hoặc chuẩn bị bước vào thế giới thứ nhất.
Chắc hẳn không ít người trong số đó đã rất khắc khoải vì sao mà một mục đích khiêm tốn "tự do, công bằng, ai cũng có cơm no, áo ấm" được khát khao hơn nửa thế kỷ rồi mà đến giờ - khi mà mình đã gần đất xa trời sau cả một đời dấn thân - vẫn chưa hoàn thành được. Những người trong số đó còn bị trấn áp khi thực hiện những quyền con người cơ bản của mình để biểu tình bày tỏ quan điểm nhằm bảo vệ đất nước. Không có tự do cá nhân thì không thể có độc lập dân tộc và dân giàu nước mạnh được. Muốn vậy thì phải có một hiến pháp của nhân dân.
Một bản hiến pháp chỉ có thể là của nhân dân khi nó phải được người dân trực tiếp và đích thân bỏ phiếu để thông qua. Tức là dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp. Không thể có chuyện một cá nhân, một tổ chức hoặc đảng phái nào đó tự cho mình có lý tưởng, mục đích hoặc cương lĩnh vì dân để làm ra một bản hiến pháp rồi tự thông qua nó và bảo rằng nó là của nhân dân. Khi một chuyện như vậy lại xảy ra được trong thực tế thì đó chính là sự tiếm quyền, theo cách nói của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.
Chưa cần nói đến điều 4 của bản dự thảo hiến pháp sửa đổi có phù hợp với nguyên tắc pháp quyền hay không. Chỉ cần nó là điều không được người dân phúc quyết thì nó cũng sẽ không đủ giá trị pháp lý. Nếu đảng cộng sản Việt Nam tin rằng nó là sự lựa chọn của lịch sử, của nhân dân, là tất yếu theo quy luật thì không có lý do gì không đưa nó ra cho người dân bỏ phiếu quyết định. Nếu đa số nhân dân tán thành như vậy thì thiểu số còn lại cho dù không đồng tình thì cũng phải chấp nhận và không đủ cơ sở pháp lý để bác bỏ. Đó là chưa kể ĐCSVN đang có trong tay gần 4 triệu đảng viên là công dân có quyền phúc quyết. Một lợi thế áp đảo tuyệt đối so với bất kỳ tổ chức nào không đồng tình với điều 4 hiến pháp sửa đổi. Vậy thì tại sao đảng CSVN lại không dám, không tự tin để hợp pháp hóa điều mà mình mong muốn?
Lịch sử thế giới và thực tế đang tồn tại ở nhiều nước cũng đâu thiếu những ví dụ tương tự như điều 4 được nhân dân nhiều nước chấp nhận. Hiến pháp của Nhật và nhiều nước Bắc Âu đều trao quyền đại diện và lãnh đạo tối cao của đất nước cho các gia đình hoàng tộc ở đó và được truyền từ đời này sang đời khác. Nhân dân các nước này không những chấp nhận mà còn đồng tình cao với sự trao quyền như vậy vốn đã kéo dài hàng trăm năm rồi. Đó mới chính là sự lựa chọn của lịch sử, của lòng dân nên nó mới tất yếu. Chẳng có một quy luật tất yếu nào tự nhiên trao quyền tối cao cho một cá nhân, gia đình, tổ chức nào ngoài trừ cái chủ thuyết thiên tử “trời ơi” của các vua chúa phong kiến cả. Nếu đảng CSVN muốn duy trì điều 4 một cách hợp pháp, không bị gọi là vua tập thể và để lịch sử nguyền rủa thì chỉ có một cách là đưa hiến pháp sửa đổi lần này ra cho toàn dân phúc quyết. Nếu không thì chỉ là đảng chủ, quốc hội chủ chứ hoàn toàn không phải dân chủ như ông Nguyễn Văn An đã từng phát biểu.
Một bản hiến pháp dân chủ, cho dù nó có trao quyền tối cao cho ai đi nữa thì nó vẫn phải bắt đầu bằng việc khẳng định các quyền công dân, quyền con người là tối thượng và bất khả xâm phạm. Các quyền này phải được bản hiến pháp đó bảo vệ bình đẳng cho mọi người. Ông vua, nữ hoàng, chủ tịch nước, tổng thống, thủ tướng cũng không có hơn các quyền này so với một đứa trẻ, một người thiểu năng hay những người phạm tội. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc này thì một bản hiến pháp như vậy không bao giờ có thể tạo nên một nền dân chủ thực chất dẫn đến một quốc gia thịnh vượng và văn minh.
Đối với đa số người dân, những ngôn từ, kỹ thuật lập hiến, nguyên tắc pháp quyền, v.v.. đều là những thứ rối rắm và khó hiểu. Do vậy nhân dân chỉ cần yêu cầu hiến pháp phải đảm bảo bất di bất dịch hai điều trên cho một bản hiến pháp. Tức là:
- Quyền phúc quyết hiến pháp.
- Quyền con người phải được tôn trọng trước tiên, được bảo vệ trên hết và bình đẳng cho từng công dân Việt Nam.
Chỉ cần hai điều đó thì sẽ luôn dẫn đến một bản hiến pháp dân chủ, đảm bảo được những nguyên tắc pháp quyền bằng những kỹ thuật lập hiến khác nhau. Lúc đó hiến pháp mới thực sự là của nhân dân và sẽ tạo nên một nhà nước thực sự do nhân dân, để hoạt động vì nhân dân.
Không đảm bảo được những yêu cầu trên thì một bản hiến pháp cho dù có điều 4 hay không đều sẽ dẫn đến một nền dân chủ hình thức, giả hiệu, lợi dụng và khai thác nhân dân.
Hiến pháp phải là một văn bản thể hiện ý nguyện của nhân dân muốn tạo nên một nhà nước như thế nào và trao quyền cho các bộ phận khác nhau của nó ra sao. Bắt đầu một bản hiến pháp mà khẳng định đây là sự cụ thể hóa cương lĩnh của một đảng thì sự phản dân chủ đã bắt đầu ngay từ lúc khởi đầu.
Lần này nếu chúng ta không đấu tranh để có được một bản hiến pháp thật sự của nhân dân bằng 2 yêu cầu cụ thể nêu trên thì chắc chắn đất nước sẽ tiếp tục một giai đoạn chậm tiến, nghèo nàn và lạc hậu. Người dân sẽ càng khó khăn vất vả.
Chúng ta cần hành động có trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước. Đây là một việc làm đơn giản nhưng rất thiết thực để nhanh chóng hoàn thành được lý tưởng của các thế hệ đi trước và sẽ để lại một di sản vô giá và muôn đời cho con cháu mai sau.
Chính chúng ta, từng công dân Việt Nam đang giữ một vai trò rất quan trọng để quyết định tổ quốc ta sẽ mở ra một vận hội lịch sử hay tiếp tục một giai đoạn bất ổn và sụp đổ.
Do vậy chúng ta cần đòi hỏi bằng được hai yêu cầu cụ thể, đơn giản trên đối với bản hiến pháp sửa đổi.
Lê Thăng Long
Người đồng sáng lập và khởi xướng phong trào Con đường Việt Nam
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment