Blogger Widgets

Saturday, December 15, 2012

TRUNG QUỐC VỚI THAM VỌNG BÁ CHỦ THIÊN HẠ

Quanlambao



 Kỳ 1: QUỐC GIA “GIỮA GẦM TRỜI”
Tên gọi "Trung Quốc" - nghĩa ban đầu theo cách viết tượng hình Hoa phồn thể và Hoa giản thể đều có một nét gạch dọc nằm giữa hình chữ nhật (quan niệm trời tròn đất vuông) được biểu thị là "vùng đất ở giữa"; nghĩa bóng là "quốc gia ở giữa gầm trời", ý nói Trung Quốc là Trung tâm thế giới và các nước chung quanh kém văn minh phải chịu ràng buộc (Trung Quốc gọi số 5 là số Trung ương, cờ có 1 sao lớn, 4 sao nhỏ chầu - 4 dân tộc chầu dân tộc Hán, 4 phương chầu quanh Trung Quốc. Trong Hà Đồ, dãy 9 chữ số thì số 5 ở giữa, cộng dọc, ngang, cộng chéo đều bằng 15, con số thành hội tụ âm-dương; như sắp xếp dãy số trên bàn phím điện thoại).
Trung Quốc là Hoàng đế, Thiên triều, các nước chung quanh chỉ là chư hầu, chỉ được xưng thần. Ban đầu, tên gọi Trung Quốc có nghĩa hẹp hơn, như một nước đứng giữa, vị trí trung tâm, như chư “điền”, vùng đất chung quanh có bao bọc. Nhưng với lòng tham mở rộng cương thổ quốc gia “không ngừng rộng lớn”, Trung Quốc ngày nay mang nghĩa rộng hơn để chỉ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Ngày xưa, lãnh thổ Trung Quốc chủ yếu là vùng đất, Đại Lục. Lãnh thổ Trung Quốc theo bản đồ nhà Thanh chỉ đến cực Nam của đảo Hải Nam, hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa, cũng không có cái “lưỡi bò” kỳ quái nằm chình ình trên Biển Đông như hiện nay.
Trong suốt lịch sử từ khi thế lực đế quốc Đại Hán đi chinh phạt, thôn tính, xâm lược các nước láng giềng, Trung Quốc ngày càng lộ rõ lòng tham vô đáy, cậy quyền cậy thế, sự lừa lọc để vụ lợi nổi tiếng trên thế giới. Trung Quốc" cũng nhanh chóng chiếm các vùng đất phía Nam vượt qua các con sông lớn bao gồm Dương Tử Giang và Châu Giang, thành một thực thể văn hóa và chính trị (có lẽ không hợp lý khi gọi nó là một "nước" hay "quốc gia" theo nghĩa hiện đại); và đến thời nhà Đường nó còn thâu tóm cả các chế độ dã man như Hung Nô, Tiên Ti.
Ngày nay CHNDTH quản lý Nội Mông, Tân CươngTây Tạng, còn Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) hiện nay cũng được coi là một bộ phận không thể tách khỏi của Trung Quốc, mặc dù việc chấp nhận hay phản đối vẫn còn là vấn đề chính trị gây tranh cãi, đặc biệt khi Trung Quốc đồng nghĩa với CHNDTH.
Nhà sử học Vương Nhĩ Mẫn, Viện Hán học đã tìm ra năm nghĩa của chữ Trung Quốc trong các văn tự cổ từ thời nhà Hán trở về trước, theo đó Trung Quốc có ba nghĩa rõ rệt nhất là:
- Khu vực bao quanh thành phố chính, hay kinh thành. Khái niệm này đã được định nghĩa rất minh bạch trong Kinh Thi.
- Vùng đất dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà cầm quyền trung ương. Sử ký Tư Mã Thiên có ghi: "Có tám ngọn núi nổi tiếng trong đế chế. Ba ngọn thuộc về các rợ Man và Di. Năm ngọn nằm ở Trung Quốc".
- Khu vực ngày nay gọi là Bình nguyên Hoa Bắc. Tam quốc chí có ghi lại câu sau: "Nếu chúng ta có thể minh dẫn được những biểu hiện quân NgôViệt(thuộc khu vực phía nam Giang Tô - (sử ghi khi đó thuộc đất Văn Lang của Vua Hùng - Việt Nam) - và bắc Triết Giang để đối đầu với Trung Quốc, thì chúng ta nên sớm cắt đứt quan hệ với họ". Theo nghĩa này thì nó đồng nghĩa với vùng đất của người Hoa hay Hạ (thường goi chung là Hoa Hạ).
Hai nghĩa còn lại là: nước nằm ở giữa; các nước vai ngang nhau, để chỉ các nước thời Chiến Quốc.
Vào thời các nước phân tranh sau khi nhà Hán sụp đổ, tên gọi Trung Quốc thay đổi ý nghĩa khi các sắc dân du mục ở biên giới phía bắc trỗi dậy và chiếm được lưu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của văn minh Trung Quốc. Chẳng hạn như người Tiên Ti gọi chế độ Bắc Ngụy (Man - phá ngang, giả dối - trong từ "man trá") của họ là Trung Quốc, để phân biệt với Nam Triều, mà họ gọi là "Di", nghĩa là "mọi rợ". Nam Triều, về phía họ, sau khi tách khỏi phía bắc thì gọi Bắc Ngụy là "Lỗ", nghĩa là "tội phạm" hay "tù binh". Theo nghĩa này, Trung Quốc được dùng để thể hiện tính hợp pháp chính trị. Nó được các triều đại tranh giành nhau là Liêu, TấnTống dùng theo nghĩa này từ thế kỷ thứ 20 trở đi. Tên gọi Trung Quốc từ đó cũng được dùng để chỉ một thực thể địa lý, văn hóa và chính trị mà không nói đến nguồn gốc sắc tộc nữa.

Trung Hoa Dân Quốc thời Tôn Trung Sơn (THDQ) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), khi quản lý đại lục Trung Hoa, đều sử dụng tên gọi Trung Quốc như là một thực thể tồn tại trên lý thuyết để chỉ tất cả các vùng đất và con người nằm trong (kể cả bên ngoài) tầm kiểm soát chính trị của nó. Trung Hoa Dân quốc thời Tưởng Giới Thạch sau năm 1949 thường dùng từ Trung Quốc là để chỉ THDQ thời Tôn Trung Sơn bao gồm cả Đại Lục và quần đảo Đài Loan, Hải Nam (gọi Đài Loan là để nói riêng về đảo quốc này). Ngày nay CHNDTH chính thức công nhận có 56 dân tộc và gọi chung là “Trung Quốc nhân", tức "người Trung Quốc". Và lịch sử của các dân tộc này hợp chung lại gọi là lịch sử Trung Quốc.
Trong các ngôn ngữ Tây phương, tên gọi Trung Quốc theo tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác cùng ngữ hệ dùng tên China (tiền tố Sino-…), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên nhà Tần (Qin) là triều đại lần đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết tượng hình thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên "con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc từ này.
Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ dọc theo “con đường tơ lụa” trước khi nó truyền tới chấu Âu và Anh quốc. TừChina của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na từ thế kỷ 19, và trở thành một từ có tính chất đàm biếm trong tiếng Nhật.

Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản bộ, hoặc Trung Quốc bản bộ cùng Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ 20 đến nay; biên giới giữa các khu vực này cũng thay đổi theo “thâu tóm chinh phạt, xâm lấn”. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh thường dùng "Đại Trung Hoa địa khu" (như cái lưỡi sói) để chỉ Đại Lục Trung Quốc, thêm bao gồm cả Hồng Công, Áo Môn và Đài Loan.

Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của Trung Quốc, hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại Lục Trung Quốc.

Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Công, Ma Cao, và các lãnh thổ do chính quyền Đài Loan quản lý.
(còn tiếp)
Bùi Văn Bồng
(Kỳ 2: Tham vọng và cơ hội đoạt chiếm Biển Đông)


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: