Blogger Widgets

Saturday, December 15, 2012

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỔ !? - Kỳ 2

Quanlambao

Hoàng Minh đại thống nhất Tổng đồ đời Minh,
trong "Hoàng Minh chức phương địa đồ"
của Trần Tổ Thụ (1635) đã vẽ
phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

  (tiếp): Kỳ 2: BIỂN ĐÔNG XA LẠ
Ở Việt Nam, khoa học nghiên cứu sự vận hóa, tĩnh-động của Hà đồ đã có rất sớm, từ thời Hùng Vương, gọi là “Hà đồ Lạc Việt”. Cấu trúc 9 số nguyên dơn, đường hướng mở và cơ sở vận hành, biến thiên, chuyển hóa của"Hà đồ Lạc Việt” khác nhiều so với “Hà đồ Tàu”- vốn gốc lấy Chu dịch, Kinh dịch làm nền, lấy Lạc thư làm phối.
Qua nhiều đời, người Việt Nam đã nhận diện ra máu “Nam chinh” của Trung Quốc, cho nên đã chơi chữ chỉ trích Trung Quốc là cái đồ Hà Lạc, cái đồ "hà mã lạc loài", kẻ đi lạc dòng sông.
Gần 4.000 năm từ thời “tam Hoàng ngũ Đế”, trước thời nhà Hạ đến nay, đây là thời kỳ mà Trung Quốc dồn tâm trí, bên ngoài liên tục quấy động, bên trong tạo thế tích lực, bộc lộ rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông. Từ Hạ, Thương, Chu; qua Tần, Hán, Đường, Tống,…; đến cuối thời phong kiến là Minh, Thanh - đế quốc Đại Hán không ngừng đi xâm lấn các nước lân bang chỉ nhằm mục đích mở rộng cương thổ biên giới đất liền, ngày càng muốn phình to Đại Lục Trung Quốc, càng muốn “làm phép nhân” cho con số 5 giữa Hà Đồ. Đời này sang đời khác, các cuộc Nam chinh - Bắc phạt với Việt Nam, Ấn Độ, Nga, Mông Cổ, các nước láng giềng Trung Á, Bắc Á đều nhằm mục đích đó.

Đến cuối thế kỷ 20, khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại. Nhưng suy cho cùng, Trung Quốc hiện nay với hơn 1,3 tỉ dân đều có nguồn gốc chủng tộc khác nhau, cùng là một quốc gia mang tính “hợp chủng quốc”, lịch sử dân tộc chính thống quá mỏng, thiếu hẳn cái nền nhân chủng học bản địa phồn sinh. Trung Quốc chỉ đưa ra được một số di chỉ Đá Mới cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, nhằm cố gắng thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và khiên cưỡng đưa ra cái gọi là "niềm tự hào dân tộc", hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tham lam, nhất là “cái xương sống” chủ nghĩa đại Hán tộc.

Suốt mấy nghìn năm qua các thời kỳ lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, các triều vua Trung Quốc rất ít quan tâm vấn đề vươn ra Biển Đông. Cho nên, xét về những cứ liệu lịch sử sự có mặt của người Trung Quốc trên Biển Đông rất ít. Mao Trạch Đông đã nói như trách móc các thế hệ tiền bối, cựu bối về vấn đề này. Trong vấn đề tranh chấp, giành giật vùng, khu vực lãnh hải, việc Trung Quốc đánh bật các đơn vị hải quân VNCH đồn trú giữ quần đảo Hoàng Sa rồi nhanh chóng chiếm toàn bộ quần đảo này ngày 19-1-1974 là có ý định lăm le của nhà cầm quyền Trung Nam Hải từ trước thời Mao Trạch Đông tuyên bố quốc khánh 1-10-1949. Theo tài liệu của Trung Quốc, của quân đội Việt Nam cộng hòa và một số tài liệu khác có liên quan, Hoàng Sa là mục tiêu đột phá, là cửa mở để Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ Biển Đông.
Tra cứu các nguồn tư liệu lịch sử, từ thời Tôn Dật Tiên trở về trước, Trung Quốc nhìn nhận Biển Đông như thế nào?

Tôn Dật Tiên đã công bố chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 "Trung Quốc Đồng minh hội" tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa, giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm Tổng thống lâm thời.

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ Cộng hòa, nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng Dân chủ Cộng hòa.

Điều ước Nam Kinh mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào Trung Quốc. Năm 1845 nước Anh mở tuyến đường thủy từ Thủ đô Luân đôn (Anh) đến Trung Quốc, sau đó xây dựng ụ tàu ở Quảng Châu (Quảng Đông) để sửa chữa tàu thuyền - đó là hoạt động công nghiệp đầu tiên của tư bản nước ngoài hình thành ở Trung Quốc, cũng là khởi đầu hình thành cảng biển và nghề tàu biển ở Đại Lục Trung Quốc.

Ít lâu sau các thương nhân Anh, Mỹ cũng mở xưởng sửa chữa tàu và lập ụ tàu ở Thượng Hải, Hạ Môn, Phúc Châu, về sau tư bản nước ngoài lũng đoạn ngành hàng hải của Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1862 đến 1875 số vốn của thương nhân Anh và Mỹ đầu tư trong ngành hàng hải lên tới 256 vạn lạng bạc.
Sau khi Điều ước Ái Huy được ký kết năm 1858, thương nhân Nga được quyền hoạt động ở Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1863 các thương nhân Nga mở xưởng chế biến chè tại Hán khẩu (Hồ Bắc), Cửu Giang (Giang Tây), Phúc Châu (Phúc Kiến) cạnh tranh mạnh với ngành sản xuất chè truyền thống của Trung quốc. Hán Khẩu trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu chè của Trung Quốc, năm 1865 số lượng chè xuất khẩu tại Hán Khẩu là 1.400 tấn, đến năm 1875 đã tăng lên 11.000 tấn, tức tăng lên 8 lần.

Năm 1862 các thương nhân Anh mở xưởng ươm tơ tại Thượng Hải sau đó thương nhân Pháp và Mỹ cũng tham gia sản xuất trong ngành này. Các xưởng ươm tơ của tư bản nước ngoài đã phá hoại ngành ươm tơ thủ công nghiệp truyền thống của Trung quốc. Bên cạnh đó tư bản nước ngoài còn mở những xí nghiệp làm đường, chế biến bột, thuộc da. Chính phủ của Tôn Dật Tiên muốn thực hiện một cuộc cải cách dân chủ, vừa hướng tới lợi ích của nền kinh tế và dân chúng Trung Quốc. Với sự cho phép của Hiếu Định hoàng hậu, Viên Thế Khải bắt đầu đàm phán với Tôn Dật Tiên, người đã cho rằng mục tiêu của mình đã thành công trong việc lập ra một nhà nước Cộng hòa và vì thế ông có thể cho phép Viên Thế Khải nhận chức vụ Tổng thống của nền Cộng hoà. Năm 1912, sau nhiều vòng đàm phán, Hiếu Định đưa ra một chiếu chỉ tuyên bố sự thoái vị của ấu vương Phổ Nghi, vua cuối cùng, kết của nhà Thanh. Bối cảnh đó càng minh dẫn rằng cái "tư duy kinh tế biển" của Trung Quốc chưa hình thành nhất quán, bởi sự chi phối của thương nhân nước ngoài, bối cảnh chiến tranh trên bộ và sự rối ren chính trị.

Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm đế quốc Trung Quốc và cũng là sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân. Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.
Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó. Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá "vĩ đại" đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm. Cho đến tận cuối đời nhà Thanh, nghề đánh ca sbiển của Trung Quốc vẫn còn nhỏ lẻ, èo uột, vì bao đời Trung Quốc chỉ coi trọng phát triển nghề buôn bán và công-kỹ nghệ. Thương gia Trung Quốc ném vào bất cư sthị trường quốc gia nào làm ăn cũng giỏi, nhanh phất, nhưng nói về biển thì họ rất lạc hậu, cho là cái nghề nộp mạng cho thủy thấn, vất vả, không sang thu lợi quá chậm.

Những vấn đề về lãnh hải - biển, đảo của Trung Quốc trên biển Đông, nhất là đảo Đài Loan, trong mọt thời kỳ lịch sử lâu dài đã liên quan đến Nhật Bản. Cho đến năm 1945, ngoài đảo Hải Nam, Đài Loan thì Trung Quốc không có đảo nào khác. Mà những "lãnh hải" đó cũng nhờ người Nhật mới có. Đài Loan chính là sự hiện diện rất sớm để khai phá đảo hoang và xây dựng công nghiệp trên đảo của người Nhật.

Quân đội Nhật Bản tiến vào thành Đài Bắc năm 1895 theo sau Hiệp ước Shimonoseki. Nhà Thanh đã thất bại trong chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895) và Đài Loan cùng Bành Hổ thời đó thành chủ quyền của đế quốc Nhật Bản. Những người mong muốn vẫn được làm thần dân của nhà Thanh có 2 chuyển tiếp để bán các tài sản của mình và chuyển về đại lục. Chỉ có rất ít người Đài Loan thực hiện được điều này.

Vào ngày 25 tháng 5 năm 1895, một nhóm quan chức cấp cao trung thành với nhà Thanh đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Đài Loan để chống lại sự kiểm soát của người Nhật và cả Trung Quốc. Các lực lượng Nhật Bản đã tiến vào thủ phủ Đài Nam và dập tắt sự kháng cự này vào ngày 21 tháng 10 năm 1895.
Dinh Tổng thống THDQ hiện nay vốn là Trụ sở chức Toàn quyền của chính phủ Nhật Bản.

Những người Nhật sau đó đã công nghiệp hóa hòn đảo; họ mở rộng đường sắt và các mạng lưới giao thông khác, xây dựng một hệ thống bảo vệ sức khỏe trải rộng và xây dựng hệ thống trường công. Năm 1939, Đài Loan là nới sản xuất đường lớn thứ bảy trên thế giới. Tuy nhiên, người Đài Loan và thổ dân chỉ được xếp là công dân hạng hai và hạng ba. Các vụ đấu tranh lớn tiếp tục diễn ra trong thập kỷ đầu, Nhật Bản đã tiến hành trên 160 trận chiến để hủy diệt các bộ tộc thổ dân Đài Loan trong suốt 51 năm cai trị hòn đảo. Khoảng năm 1935, Nhật Bản bắt đầu kế hoạch đồng hóa trên phạm vi toàn đảo để quản lý vững chắc hòn đảo và người dân được dạy là phải tự coi mình là người Nhật. Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, hàng chục nghìn người Đài Loan đã phục vụ trong quân dội Nhật Bản.
Nhật Bản mất quyền kiểm soát Đài Loan và khu vực biển chung cận kề sau khi bại trận trong Thế chiến II và Văn kiện Đầu hàng của Nhật Bản được ký vào ngày 14 tháng 8 năm 1945. Nhưng sự kiểm soát của Nhật Bản đã có tác động lâu dài đối với Đài Loan, nhất là văn hóa Đài Loan. Nhiều cơ sở hạ tầng của Đài Loan được bắt đầu xây dựng dưới thời Nhật quản lý. Dinh Tổng thống hiện nay cũng được xây trong thời kỳ này. Năm 1938, có khoảng 309.000 người Nhật định cư tại Đài Loan[19], hầu hết họ đã hồi hương sau chiến tranh.
Thời kỳ thiết quân luật Quốc Dân Đảng

Đảo Đài Loan và vùng biển quanh đảo phải kể đến Hội nghị Cairo diễn ra từ 22 đến 26 tháng 11 năm 1943 tại Cairo, Ai Cập, đã xác định lập trường của phe đồng minh chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II, và giải quyết các vấn đề hậu chiến ở Châu Á.

Một trong ba điều khoản chính của Tuyên bố Cairo là "Tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt từ Trung Quốc, bao gồm Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hổ, sẽ được hoàn trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc". Tuy nhiên, nhiều thay đổi đã diễn ra khiến cho văn kiện này đơn thuần chỉ là một phát biểu với mục đích soạn thảo một Hiệp ước Hòa bình sau chiến tranh.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1945, Hải quân Hoa Kỳ đã chở binh lính Trung Hoa Dân Quốc đến Đài Loan để tiếp nhận việc đầu hàng của lực lượng quân sự Nhật Bản tại Đài Bắc (trước đó gọi theo cách đọc tiếng Nhật là Taihoku). Toàn quyền Ando Rikichi và các chỉ huy cấp dưới của tất cả các lực lượng trên đảo đã ký vào văn kiện đầu hàng và trao cho đại diện Trung Hoa Dân Quốc. THDQ đã tuyên bố đây là ngày "Ngày Trao lại Đài Loan". Chính quyền THDQ tại Đài Loan được thiết lập một cách miễn cưỡng và không ổn định, cộng vào đó là những khó khăn về kinh tế, đặc biệt là nạn lạm phát cao.

Hơn nữa, xung đột văn hóa và ngôn ngữ giữa người Đài Loan và người đại lục nhanh chóng dẫn đến việc mất đi sự ủng hộ rộng rãi cho chính quyền mới. Điều này lên đến cực điểm trong một chuỗi các xung đột ác liệt giữa quân THDQ và người Đài Loan, gồm 228 vụ việc với ước tính 20.000-30.000 dân thường đã bị Quân đội Trung Hoa Dân Quốc hành quyết trong Bạch sắc khủng bố.
Sự kiện như đặt dấu ấn, tiền lệ cho vòi bạch tuộc Trung Nam Hải vươn ra Biển Đông chính quyền Đài Loan ddánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa 1946, khi Việt Nam mới giành được độc lập hơn 1 năm. Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận rộn đối phó với những hành động gây hấn ngày càng leo thang của quân đội viễn chinh Pháp, thì ngày 26-10-1946 một hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội cảnh vệ độc lập của hải quân xuất phát từ cảng Ngô Tùng; ngày 29-11-1946, các chiến hạm Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Woody); chiến hạm Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc gọi là Hoàng Sa là Đoàn Sa, chưa phải là Nam Sa, trong khi nhà Nguyễn đặt tên là vùng đảo Cát Vàng - Hoàng Sa từ rất lâu rồi).
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp này của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được điều tới Hoàng Sa để yêu cầu quân lính của Tưởng Giới Thạch phải rút khỏi các đảo, nhưng quân Tưởng đã không thực hiện theo yêu cầu. Pháp tiếp tục gửi thêm một phân đội lính trong đó có cả quân lính của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đến trú đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25-2 đến ngày 4-7-1947 tại Paris. Cuộc đàm phán thất bại vì Trung Hoa Dân Quốc đã từ chối việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết vấn đề do phía Pháp đề xuất. Điều này cho thấy phía Trung Quốc ngay từ thời Tưởng Giới Thạch đã rất không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, vì chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý của họ sẽ không thể thuyết phục được ai nếu buộc phải chứng minh trước trọng tài hay tòa án quốc tế. Ngày 1-12-1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương công bố tên Trung Quốc cho hai quần đảo và tự đặt hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.

Vì vậy, chỉ tra lại các lược sử từ trước đời nhà Hạ hơn 2000 năm trước Công nguyên cho đến khi công nghệ bản đồ ra đời, nhà Minh đầu thế kỷ thứ 17 vẽ bản đồ lấy cực Nam đảo Hải Nam làm biên giới; đến cuối Thanh Triều 1904, bản đồ lãnh thổ Trung Quốc do nhà Thanh tác họa cũng không có Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới Trung Quốc cũng chỉ chỉ chạm mép nước cực Nam đảo Hải Nam.
Cho đến cuối năm 1946, Trung Quốc mới đụng đến việc mở rộng quyền chiếm đóng ra các đảo, khai mở những cuộc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông sau này. Mục đích chiếm một số đảo Bắc và Tây Bắc vùng quần đảo Hoàng Sa là chính quyền Tưởng Giới Thạch chiếm thêm một vài đảo ở Hoàng Sa chỉ nhằm “dự phòng” khi Đài Loan thất thủ có nơi nương thân.

Từ những cứ liệu và sự kiện diễn biến lịch sử nêu trên đủ khẳng định rằng: Lịch sử Trung Quốc chưa bao giờ khui ra được các tài liệu, chứng lý ghi nhận công lao khám phá, đứng chân gìn giữ các đảo trên biển Đông. Biển Đông từ xa xưa rất xa lạ với Trung Quốc. Gần 2 thập kỷ qua Trung Quốc lăm le các đảo và vùng chủ quyền lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng chẳng qua vì tham vọng nguồn lợi lớn nhất là dầu khí trên Biển Đông. Ngay cả Cái “đường lưỡi bò” cũng chỉ là đường ngắt đoạn dánh dấu mờ nhạt của các nhà khảo sát biển do chính quyền Đài Loan tổ chức vào năm 1947 chỉ để “vùng dự phòng khảo cứu Biển Đông”, sau gần một năm chiếm được một vài đảo ở Hàng Sa. Đến năm 2006, nhà cầm quyền Trung Nam Hải thấy vậy đã lợi dụng cơ hội cho vẽ đậm thêm cái “đường lưỡi bò” phi pháp trên hải đồ “biển Nam Trung Hoa” của họ. Đến năm 2009, mặc dù Công ước Quốc tế về Luật biển 1982 đã chính thức có hiệu lực gần 17 năm, nhưng Trung Quốc vẫn liều lĩnh hô hoán công khai tuyên bố vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” chiếm khoảng 80% Biến Đông là của Trung Quốc (!?).

Mới đây, với việc Trung Quốc in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu phổ thông, chính quyền Đài Loan đã đưa ra quyết định xem xét cấm nhập cảnh đối với những người Trung Quốc đại lục mang hộ chiếu mới in bản đồ “đường lưỡi bò” và 2 địa điểm nổi tiếng của hòn đảo này...
(Còn tiếp)
Bùi Văn Bồng
> Kỳ 3: Tham vọng vươn vòi bạch tuộc




NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: