Blogger Widgets

Wednesday, December 5, 2012

THỐNG ĐỐC BÌNH - ĐIỂN HÌNH CỦA BỐ GIÀ NGA

Quanlambao 
Nguyễn Văn Bình - Đại diện điển hình của bố già Nga
- Thống đốc Nguyễn Văn Bình - Thủ phạm đẻ ra độc quyền vàng miếng SJC, để rồi hàng loạt hệ lụy ào ạt đổ xuống nền kinh tế đất nước và người dân gánh chịu.

Từ việc giá vàng hỗn loạn giúp cho một nhóm chủ của SJC đầu cơ trục lợi thu tô cho mỗi luojng vàng chỉ để đóng cái dấu "SJC' vô tri vô giác lên vàng miếng! Nhưng nhờ vậy Thông đốc Bình, Lê Hùng Dũng và Đỗ Minh Phú đã ngồi đó hàng ngày tiền thu tô từ cách doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi cứ thế đổ vào, ngoài việc trả tiền gia công 50.000 đồng/lượng thì phải trả ngoài thêm 50.000 đồng nữa để được đổi nhanh, để không bị hạ 'độ tuổi', thôi thì đủ thứ có thể làm tiền và các công ty kinh doanh vàng nhẫn nhục chịu đựng.

Nay ông Thống đốc cho tái xuất và được miễn thuế để rồi mỗi tấn xuất đi giấy phép mà ông cấp sẽ phải chi cho ông và băng nhóm cấp phép 5% bằng 50% của số thuế được miễn giảm. Một thỏa thuận ngầm đã xong và ông Thống đốc bắt đầu chạy thật nhanh cho cái 'cơ chế' do chính ông đẻ ra.

Có lẽ không có một Quốc gia nào trên thế giới khi mà một Thống đốc hạng bét, gây đại họa cho dân, cho nước, buôn bán cơ chế do chính ông ta đẻ ra, vậy mà vẫn ngang nhiên ngồi đó tung hoành và khinh khi, ngạo mạn trả lời các ông bà Nghị của Việt Nam??? Chẳng lẽ các ông bà Nghị Việt Nam lại phải chịu đựng nỗi nhục đến vậy sao? Nhân dân phải chịu nhục vậy sao? Nhân dân và các ông bà Nghị phải oằn mình trước Đồng chí X ít ra cũng là 'rường cột' của nước nhà. Còn một kẻ thật sự "Ăn tục, nói phét" như  Nguyễn Văn Bình  mà phải chịu nhục thế sao????

Các ông bà Nghị được nhân dân bầu ra thì hãy làm gì ít ra một lần trong đời để giúp cho nhân dân đất nước thoát khỏi thảm họa của Mafia Nga mà Nguyễn Văn Bình là một đại diên điển hình.

Trần Hoàng Quân - Quan làm báo

Miễn thuế xuất khẩu vàng, dựa vào đâu? 


Mỗi tấn vàng hiện có giá 50 triệu USD, thuế 10% tức 5 triệu USD, xuất 10-15 tấn phải nộp thuế 50-75 triệu USD (1.050 tỉ -1.575 tỉ đồng), đây là một nguồn thu không nhỏ và là số thất thu quá lớn nếu miễn.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chuẩn bị cấp phép tạm xuất tái nhập vàng phi SJC với số lượng dự kiến từ 10 đến 15 tấn. Con số này dựa trên lượng vàng phi SJC mà các doanh nghiệp đăng ký để chuyển đổi sang vàng SJC đợt hai là 445.000 lượng và đã chuyển đổi được 164.000 lượng. Số vàng còn lại cần phải chuyển đổi tương đương 10,5 tấn.

Tuy nhiên, lượng vàng phi SJC thực sự tồn tại trong dân và các doanh nghiệp hiện còn đang nắm giữ bao nhiêu, chưa có thống kê chính xác. Ngày mà các doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi sang vàng SJC đợt hai diễn ra từ mấy tháng trước và từ đó đến nay, những đơn vị này đã mua thêm vàng phi SJC, vì họ không thể từ chối mua vàng do chính mình sản xuất khi người dân có nhu cầu bán.

Vậy liệu có đợt đăng ký chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC thứ ba? Và nếu có số lượng sẽ là bao nhiêu?

Hơn nữa việc thu mua vàng phi SJC không thể chấm dứt tắp lự, vì người dân có bán, doanh nghiệp mới mua. Cứ thế, việc chuyển đổi vàng miếng phi SJC thành SJC sẽ còn kéo dài dài và đi cùng là công việc kiểm định vốn tốn kém công sức nhân công và thời gian.

Một doanh nghiệp đã từng dập vàng miếng phi SJC trước đây ước đoán hiện số vàng phi SJC trôi nổi và phần được các công ty thu gom, đang nằm trong kho, tổng cộng khoảng 400.000 – 500.000 lượng. Việc cho phép tạm xuất tái nhập vàng vì thế khó mà diễn ra chỉ một đợt.

Phức tạp hơn, việc tạm xuất tái nhập vàng phi SJC phụ thuộc rất nhiều vào khả năng miễn thuế của Bộ Tài chính, mà NHNN cho biết sẽ làm việc với Bộ này để bàn thảo. Nếu Bộ Tài chính không đồng ý miễn thuế, sẽ không có doanh nghiệp nào chịu xuất. 10% thuế suất đối với xuất khẩu vàng có hàm lượng vàng từ 80% trở lên là một cửa ải không thể vượt qua.

Còn nếu đồng ý cho miễn thuế xuất khẩu vàng, Bộ Tài chính sẽ dựa trên cơ sở nào đây, nhất là hiện nay việc thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn? Gánh nặng không hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2012 đang đè nặng lên cả Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Mỗi tấn vàng hiện có giá 50 triệu đô la Mỹ, thuế 10% tức 5 triệu đô la Mỹ, xuất 10 -15 tấn phải nộp thuế 50 -75 triệu đô la Mỹ (tương đương 1.050 tỉ đến 1.575 tỉ đồng), đây là một nguồn thu không nhỏ và là số thất thu quá lớn nếu miễn.

Từ trước đến nay chúng ta mới chỉ có cơ chế tạm nhập tái xuất, chưa có cơ chế tạm xuất tái nhập và đây là tạm xuất tái nhập một hàng hóa nhạy cảm là vàng miếng.

Khi mua vàng phi SJC, theo lời của đại diện một doanh nghiệp thâm niên trong ngành vàng, các hãng nước ngoài sẽ đưa vàng vào nấu lại, phân kim và lượng vàng còn thiếu so với vàng thỏi tiêu chuẩn quốc tế, sẽ được người bán bù vào. Có khả năng các nhà xuất khẩu vàng phi SJC phải bù thêm vàng do chất lượng kiểm định trong nước qua công ty SJC đã cho thấy không đủ hàm lượng bốn số chín, thì khó có chuyện nước ngoài lại không phát hiện ra chất lượng thật của vàng phi SJC. Bù thêm vàng có nghĩa là bù thêm giá vốn và các nhà xuất khẩu có khả năng bị thiệt.

Chưa kể vàng xuất đi giá thấp, nhưng vàng nhập về có khả năng giá cao tùy thời điểm nhập và tùy sự biến động giá vàng quốc tế. Nếu thời hạn tái nhập kéo dài, chẳng hạn trong 3-6 tháng, doanh nghiệp đã tạm xuất có thể chọn thời điểm nhập thuận lợi. Từ đây, việc tạm xuất tái nhập sẽ khó mà kết thúc nhanh gọn nhằm ổn định thị trường như cơ quan quản lý mong muốn. Trong trường hợp kéo dài, mà khả năng kéo dài là lớn vì không lẽ ép doanh nghiệp nhập ngay lúc giá vàng quốc tế đang cao, thì thị trường vàng nội – ngoại có liên thông? Sự liên thông thị trường vàng trong và ngoài nước xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng một trong những yếu tố chủ yếu là có xuất nhập khẩu. Sẽ phải hiểu thế nào đây cho chính xác tuyên bố của Thống đốc NHNN trên diễn đàn Quốc hội vừa qua là “không có việc liên thông với giá vàng thế giới”?

Xét rộng hơn, việc tạm xuất tái nhập kéo dài, thì nó chẳng khác nào cho phép xuất nhập khẩu vàng bình thường. Trong quá khứ, đã không ít lần doanh nghiệp xuất vàng tháng này, tháng sau nhập lại dưới dạng vàng nữ trang và nguyên liệu để gia công vàng nữ trang. Ý định cho tạm xuất tái nhập vàng phi SJC sẽ phải được tính toán và quản lý, kiểm soát chặt chẽ bởi sự buông lỏng và biến tướng của nó có thể gây hệ lụy khó lường!

Hải Lý
Theo TTVN


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

2 comments:

Anh Sang Ban Ngay said...

Nhin guong mat ten Binh nay ma lam thong doc ngan hang VN thi ca nen kinh te VN sup do la chuyen duong nhien.
Ten Binh ruoi chi la mot trong so hang tram ga giong nhu han ta dang thi nhau pha hoai nen kinh te ca nuoc.Mot bay sau luc nhuc dang dut khoet ,tan pha,va tan ac la bon nguoi nay day !!!

Anonymous said...

Thằng bình ruồi (mặt nó giống cái buồi), thằng tính xin 1/2 giải Nobel, ra quốc hội trâng tráo, ngụy biện : Nào là bài toán bất khả thi về tăng trưởng và giảm lạm phát...ý của y nói rằng không thể làm được, mà cũng đúng ngu như nó thì làm sao làm được (!) Không có gì mâu thuẫn giữa giữa tăng trưởng và giảm phát cả, vấn đề là tăng trưởng là bao nhiêu, giảm phát là bao nhiêu...Bác Trần Du Lịch thay mặt nhân dân, nói cái đau của người dân, thằng bình ruồi đưa ngay ra cái nghị định 24 đề lòe Quốc Hội...hắn đâu hiểu một điều cơ bản là Pháp luật một khi là công bằng sẽ là mái nhà chung cho mọi người...nhưng khi lợi ích nhóm của nó làm nền tảng đề đưa ra các quy định của Pháp luật thì đương nhiên nhóm của Bình buồi phải có lợi rồi !
Vấn đề là đa số các đại biểu Quốc hội vẫn nghĩ rằng đây đều là những đồng chí của mình cho nên họ làm luật, họ hành xử dĩ nhiên sẽ vì lợi ích chung, lợi ích của nhân dân...ngày ấy xa rồi các bác ơi (!)
Thử hỏi đứng đầu chính phủ là một thằng vô liêm xỉ thì đám bậu xâu của nó là những thằng nào ??