Quanlambao
"Phải làm mạnh tay!
Chúng nó' không sợ thì không lấy được đất!"
Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), tháng 5-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói khá sâu về nội dung những chính sách, pháp luật về đất đai. Tổng bí thư nói: “Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân… cần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư…
"Phải làm mạnh tay!
Chúng nó' không sợ thì không lấy được đất!"
Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), tháng 5-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói khá sâu về nội dung những chính sách, pháp luật về đất đai. Tổng bí thư nói: “Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân… cần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư…
Tổng bí thư nói tiếp: “Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp, tệ tham nhũng liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi? Vì sao gần 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai?... Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và Luật Đất đai năm 2003? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn; và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?... nhất là trong việc quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi; giải quyết khiếu kiện về đất đai và điều tiết giá cả, lợi ích của các bên tham gia thị trường bất động sản...”.
Thế nhưng, "Đảng nói vậy, nhưng thực tế diễn ra lại khác xa như vậy!". Hầu như cả nước ở đâu cùng có các vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền với người dân. Các đại gia, nhà đầu tư, nhà thi công lại ít phải đứng ra giành giật với người dân, mà đã có “Đảng, Nhà nước lo”. Rất nhiều nơi người dân bị mất đất canh tác vô lý, bị thu hồi đất ruộng vườn, cả đất ở trái pháp luật, hoặc bồi hoàn, bồi thường với giá đất rẻ như bèo. Nam 2012 các vụ lớn như Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội, Bỉm Sơn, Đắc Nông… và gần đây nhất là xã Kim Sơn, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) đều là chính quyền, công an dùng quyền hành, lực lượng đi đòi đất cho nhà đầu tư, làm thay đại gia (?!).
Như mọi người đều biết, sự kiện náo loạn xảy ra giữa người dân giữ đất và chính quyền cưỡng chế thu hồi đất đã diễn ra quyết liệt, tạo ra “sự kiện Tiên Lãng, phát hoảng Văn Giang”. Sau vụ Tiên Lãng hơn 3 tháng, sáng 24-4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Chính quyền địa phương đã điều động ở mức cao độ một lực lượng lớn khoảng gần 1.000 người thuộc các lực lượng công an, dân quân để mạnh tay trấn áp dân nhằm cưỡng chế thu hồi cho đất đai cho nhanh.
Thực tế, chủ đầu tư và chính quyền hầu như chưa có động thái cụ thể nào chuẩn bị cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và đáp ứng lo liẹu đời sống của người dân bị thu hồi đất. Những nơi mà thu hồi đất cho mục đích kinh doanh-dịch vụ lẽ ra nhà đầu tư và chính quyền địa phương phải có công khai quy hoạch dự án trước dân, tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, công khai phương án thỏa thuận, bồi thường, bồi hoàn, thực hiện các chính sách áp giá đền bù thỏa đáng, đúng pháp luật, không làm thiệt thòi đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nông dân. Có chính sách, kế hoạch dạy nghề, đào tạo nghề để giúp người dân ổn định việc làm và đời sống sau khi đã giao đất. Nhưng các mặt công tác cần thiết như trên chưa được thực hiện chu đáo, chính quyền đã dùng quyền uy, thế lực, cả áp lực mạnh (lực lượng công an, trang bị vũ khí, dụng cụ nghiệp vụ khống chế, áp đảo) để lấy cho kỳ được đất đai của dân.
Từ vụ Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều vụ khác trong cả nước, vần đề đặt ra là việc cưỡng chế thu hồi đất có phải các cấp chính quyền và ngành liên quan chỉ đơn thuần là làm nhiệm vụ vì dân, vì nước hay không?
Thứ nhất: Tại sao có nhiều việc hệ trọng, nhiều công trình liên quan thiết yếu đến “quốc kế dân sinh”, nhưng ngành chủ quản, cơ quan chuyên trách, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện quá chậm, kém hiệu quả, để công trình “trùm chăn”, quản lý nguồn vốn đầu tư kém, sinh lãng phí, thất thoát, điều hành và chỉ đạo thi công chậm, kém hiệu quả? Thế nhưng, khi có những quy hoạch, dự án mà nhà đầu tư thuộc diện “đại gia” thì lãnh đạo địa phương, ngành lại rất hăng hái. Nhất là các dự án tại những khu “đất vàng, đất bạc”, những quy hoạch, dự án trên đất nông nghiệp, những nơi được quyền áp giá bồi hoàn giải tỏa thấp, quá rẻ, nhưng đưa vào dự án thì giá đất vọt lên quá cao, có nơi giá đất khi đã được đưa vào quy hoạch so với giá bồi hoàn, hỗ trợ cho dân cao vọt lên ít nhất tới 300-500 lần.
Đó là nguồn lợi nhuận lớn, chỉ cần qua các văn bản hợp đồng ký cót, qua công tác giải phóng bàn giao mặt bằng mà có được rất nhanh, những dự án béo bở. Cho nên, đàng sau sự hăng hái, nóng vội của chính quyền, thậm chí lộng hành, “cả vú lấm miệng em” nhằm mục đích nhanh chóng, khẩn trương thu hồi đất giao cho các đại gia là cả những động cơ thúc bách nhiều hấp dẫn, có những lực hút mạnh.
Thứ hai: Việc nghiên cứu, áp dụng Luật đất đai lại chỉ nhằm vào những điều khoản được bóc tách, xé lẻ, gọt dũa để trích dẫn, những văn bản dưới luật có lợi cho đại gia và chính quyền, có chỗ lách luật, có chỗ lại dựa vào những câu chữ còn chung chung trong luật để làm “thế thủ”, biện minh đổ tại luật, do luật quy định tại khoản này, điều nọ mà “chúng tôi đã làm theo đúng luật”. Luật đất đai năm 2003 quy định (tại điểm 1, điều 5) là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, từ đó, nhiều cấp chính quyền đã giải thích với dân rằng: “Luật quy định rồi, chính quyền là chủ sở hữu, chủ tức là có quyền. Chính quyền có quyền quyết định sở hữu, chính quyền mới là ông chủ sở hữu, hộ dân không được sở hữu…”. Hoặc là không ít thủ đoạn bằng việc dựa dẫm câu chữ trong luật để lấy quyền thế đè người như: “Điều 39: Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, khoản 1: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Họ giải thích rằng việc giải tỏa là đúng luật, do câu: “khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch…”.
Cho nên, vì lợi ích cá nhân và phe nhóm, người ta có thể “xẻo thịt, băm nhỏ luật pháp” để lấy ra bất cứ miếng nào ngon và có lợi nhất, không cần đặt sự việc, cách thức theo đúng các điều, khoản, mục, điểm trong tổng thể bộ luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Thứ ba: Vì những động cơ, ý định lợi nhuận giữa chính quyền (trực tiếp là người có chức có quyền) với đại gia mà họ đã ra các chủ trương, quyết định, chính sách mức bồi hoàn theo phương châm “càng ít, càng thấp càng tốt, lấy càng nhanh càng tốt”, từ đó sinh lợi nhuận lớn cho cả “đại ca” và đại gia. Cũng vì mục đích, động cơ đó, họ không cần áp dụng các bước trình tự theo luật định (như tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân; xin ý kiến dân một cách công khai, dân chủ về quy hoạch, dự án, những cái lợi và sự cần thiết của dự án. Những chính sách, mức bồi hoàn; những đảm bảo cho việc làm, đời sống của người dân khi đã giao đất, không còn điều kiện lo kế sinh nhai…). Chính quyền và nhà đầu tư cố ý bỏ qua những đối thoại, bỏ qua các bước tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân, phần nhiều chẳng qua chỉ sợ nhân dân đã nắm luật mà đòi hỏi những chính sách theo đúng luật thì…”thiệt to” và có những trường hợp không phải công trình an ninh, quốc phòng, công trình phúc lợi công cộng… thì sẽ rất khó áp giá rẻ, khó thu hồi được đất.
Thường thì những việc mà hành động tỏ rõ sự “hăng hái quá đà” đến mức làm liều, làm ẩu, mạnh tay, gây ác đều từ những quyền lợi thiết thân Nếu như vì việc chung một cách vô tư, công tâm thì đâu đến mức phải lồng lộn lên như thế? Nếu cán bộ lãnh đạo ta vì việc công mà “nỗ lực mạnh”, nhiệt tình hăng hái thì Đảng đã tăng thêm uy tín, dân đã được nhờ nhiều lắm rồi. Cho nên, vì những động cơ cá nhân mà nóng vội (như là nhiệm kỳ này không xong, còn cơ hội đâu để mà thu lợi? Rồi lo vụ này, còn phải tranh thủ kiếm dự án khác, khu đất khác… !?), bỏ qua đối thoại, làm trái luật, vi phaml dân chủ sẽ sinh ra đối đầu, đối trận.
Cũng do những cách làm đó, mà vụ Tiên Lãng chưa xong, còn nhiều hậu họa, còn lắm hệ lụy, lại xảy ra vụ Văn Giang còn quy mô lớn hơn, quyết liệt hơn. Vụ Văn Giang rồi Dương Nội đang nóng hổi, hiện giờ lại đang xảy ra vụ cưỡng chế thu hồi đất cho Khu công nghiệp Bảo Minh (tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định).
Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm dân chủ cũng nhấn mạnh: “Trong quá trình phát triển đất nước, không thể không thu hồi đất để phát triển hạ tầng. Nhưng trong thu hồi thì các quyết định từ công tác quy hoạch, đền bù, tái định cư, cho đến hỗ trợ đời sống nhân dân…làm sao phải hài hòa lợi ích để không phá sinh khiếu kiện mới…Cưỡng chế phải phù hợp quy định pháp luật với tinh thần không dùng vũ khí, không được để xảy ra chết người, không được dùng quân đội vào cưỡng chế”. Nhưng, tìm ra được sự hài hòa lợi ích như Thủ tướng nói thì hiếm lắm. Trong vụ khiếu kiện, tranh chấp, cưỡng chế nào cũng chỉ thấy không hài hòa mà toàn là bất hòa lớn, gay gắt, không hài lòng cho dân, chỉ hài lòng cho đại gia, nhà đầu tư; mất lòng dân.
Trong một lần tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nghe cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, có chỗ, có nơi còn khập khiễng, chưa thỏa đáng; cần phân biệt rõ những trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, xây dựng công trình công cộng, những trường hợp thu hồi đất vì mục đích kinh doanh, dịch vụ, từ đó có chính sách đền bù hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư. Cử tri đề nghị rà soát, sớm chấm dứt tình trạng quy hoạch treo, lãng phí, sớm công khai quy hoạch giúp nhân dân ổn định sản xuất và đời sống, bên cạnh đó cần dành quỹ đất thỏa đáng cho phát triển đường giao thông, các công trình phúc lợi công cộng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Trả lời các cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nói: “… mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ đời sống và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Vì thế, các cơ quan chức năng phải luôn lắng nghe ý kiến nhân dân để tránh sai lầm và điều chỉnh kịp thời nếu chưa phù hợp…”
Thế nên, như nhiều vụ trong thời gian qua, khi việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đât đã sai pháp luật, lại còn nóng vội theo kiểu “làm lấy được”, như cướp, dồn ép người dân đến mức quá đáng, dẫn tới bị sai cách thức, kể cả lập kế hoạch, phương án, phân công chỉ huy, điều động lực lượng, biện pháp, động thái tiến hành, tất cả đều để lại những hậu họa đáng tiếc, gây bất bình cho người dân, trực tiếp làm mất uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Sự trả giá quá đắt ấy về chính trị-xã hội, cũng từ giá đất và lợi nhuận do cái gốc lòng tham của chủ nghĩa các nhân sinh ra. Vì cố tình lấy đất của dân cho kỳ được, muốn thu hồi thật nhanh không hở thời gian cho dân khiếu nại, chính quyền đã bỏ qua đối thoại, lờ luật và lách luật, nên mới trở thành đối đầu với dân. Chính quyền dùng công an, dân quân là LLVT “chuyên chính với kẻ thù, bảo vệ dân, gắn bó và thực thi dân chủ với dân”, mà ngược lại trở thành công cụ chuyên chính với nhân dân. Không "gắn bó máu thịt với dân" mà làm đổ máu, rách thịt của dân. Người dân bị mất đất, trắng tay, rơi vào cảnh bần hàn, cũng coi như chính quyền, công an đã làm thiếu màu, teo thịt của nhân dân. Rõ ràng, trong các vụ cưỡng chế thu hồi đất sai luật, mất dan chủ, chính quyền không cần đếm xỉa đến pháp luật, không cần dân chủ, chỉ cần dân sợ...để lấy đất!
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment