Blogger Widgets

Monday, November 5, 2012

Thông báo của Con đường Viêt Nam

Quanlambao - Chúng tôi xin đăng tải Lời kêu gọi của Phong trào on đường Việt Nam để bạn độc tự suy ngẫm và tìm ra con đường cho mình góp phần vào sự nghiệp đấu tranh cho dân chủ!

Phong trào Con đường Việt Nam
Kính gửi: Quan Làm Báo

Tôi xin gửi đến quý vị Lời kêu gọi gửi Ý Nguyện Thư Kinh Tế 2012 và bản tham khảo Ý Nguyện Thư Kinh Tế 2012 dưới đây. Kính mong quý vị phổ biến cho nhiều người Việt Nam được biết và có ý nguyện của mình để gửi đến Quốc hội Việt Nam - đang diễn ra kỳ họp toàn thể hàng năm - hiện nay. Đây là một trong những cách làm thiết thực trong lúc này, để từng người Việt Nam tự tin, thể hiện được quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, từ đó góp phần chấn hưng đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn Quan Làm Báo , kính chúc quý vị ngày càng phát triển!

Đại diện những người khởi xướng,
Lê Thăng Long
Phong trào Con đường Việt Nam
LỜI KÊU GỌI GỬI  Ý NGUYỆN THƯ KINH TẾ 2012 

Kính thưa quí vị và các bạn,

Chúng ta đang đứng trước những thách thức kinh tế vô cùng khó khăn mà nếu không được giải quyết đúng đắn thì tình trạng này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm và ngày càng xấu hơn nữa. Cuộc khủng hoảng này đã bắt đầu từ năm 2008, nhưng sau 5 năm chống chọi thì mức độ của nó vẫn ngày càng trầm trọng hơn. Điều đáng lo ngại ở chỗ: tình trạng hiện nay vẫn chưa phải là mức độ tồi tệ nhất mà nó có thể gây ra. Cuộc sống của chúng ta sẽ còn chật vật nhiều hơn nữa nếu các chính sách vĩ mô không đáp ứng được mong muốn của đại đa số người dân.

Đây là nguyên nhân chính làm cho các nỗ lực ổn định kinh tế kinh tế vĩ mô trong mấy năm qua không có kết quả tốt. Lý do đã được nói đến nhiều của vấn đề này trong thời gian qua là sự chi phối của các nhóm lợi ích. Nhưng một lý do rất quan trọng lại ít được nhắc đến, đó là sự thiếu vắng tiếng nói đòi hỏi của người dân chúng ta đối với các chính sách kinh tế của đất nước. Chúng ta đã thụ động chấp nhận và âm thầm chịu đựng hậu quả của nhiều quyết sách không phù hợp với lợi ích của mình và nhiều người.

Với mong muốn làm sao để nhiều người có thể nói lên những mong mỏi của mình, lời kêu gọi này đưa ra sáng kiến soạn sẵn “Ý Nguyện Thư Kinh Tế 2012” như dưới đây. Nội dung của nó được đúc kết từ những công trình nghiên cứu đầy trách nhiệm trong nhiều năm của những người đã dấn thân vì sự thịnh vượng của đất nước. Họ đã nhìn trước được cuộc khủng hoảng hiện nay từ năm 2006 và đã không tiếc sức, hy sinh để đưa ra được những giải pháp vượt qua nó.

Nếu quí vị và các bạn đồng ý với “Ý Nguyện Thư Kinh Tế 2012” này thì chỉ cần in ra, điền thông tin của mình và ký tên rồi gửi bưu điện đến Ban Dân nguyện Quốc hội theo địa chỉ: Ban Dân nguyện Quốc Hội, 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. Hoặc mọi người có thể vào website Quốc hội ( http://www.na.gov.vn ), mục “”Góp ý” đề gửi email nội dung thư của mình.

Nhưng ai thấy cần điều chỉnh, bổ sung theo quan điểm của mình trước khi gửi đi thì xin cứ tự nhiên, vì đó là ý nguyện của từng người.

Rất mong quí vị và các bạn hưởng ứng!

Trân trọng kính chào,

Đại diện những người khởi xướng,

Lê Thăng Long
----------

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--*--

Ý NGUYỆN THƯ KINH TẾ 2012


Kính gửi: - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và tất cả Đại biểu Quốc hội khóa 13.

- Ban Dân nguyện Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

- Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội.

Tôi tên: (ghi đầy đủ họ và tên)

Địa chỉ: (bạn chỉ cần nêu tên tỉnh/thành/bang và nước nếu không muốn ghi chi tiết)

Nghề nghiệp: (phần này không bắt buộc, bạn có thể ghi nghề nghiệp hoặc nơi làm việc)

Hiện nay Quốc hội đang họp để quyết định các chính sách kinh tế, xã hội cho năm 2013. Đứng trước tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn hiện nay, tôi thấy mình có trách nhiệm gửi đến Quốc hội những yêu cầu dưới đây:

1. Quốc hội phải thực sự dựa vào ý nguyện của nhân dân để xem xét và điều chỉnh đúng đắn trước khi thông qua chiến lược phát triển kinh tế, xã hội năm 2013 do Chính phủ đệ trình và những quyết sách lâu dài hơn sau đó. Đây là thời điểm rất nguy cấp của đất nước nên một quyết định không hợp lòng dân sẽ dẫn đến những hậu quả trầm trọng và kéo dài.

Một trong những thước đo để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” một cách thực chất đó là: Yêu cầu Quốc hội bảo vệ nền tảng pháp lý cho các tổ chức, các viện nghiên cứu độc lập, … được hoạt động công khai, đăng tải các nghiên cứu công khai cho toàn dân được biết và thảo luận. Một và không chỉ một trong những điển hình nói trên là Viện Nghiên cứu Phát triển IDS - một tổ chức độc lập, mở, phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội, do những trí thức tiêu biểu sáng lập.

Quốc hội cần yêu cầu Chính phủ giải quyết căn cơ những yếu kém cốt tử của nền kinh tế đất nước bằng cách tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu và quyền kinh doanh chính đáng của nhân dân để tạo dựng một môi trường kinh tế thông thoáng, ít tham nhũng và có năng suất lao động cao.

Những biện pháp hành chính nhằm hạn chế, cấm đoán các quyền này không những không phù hợp với Hiến pháp mà còn tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích và các quan chức tham nhũng trục lợi.

2. Quốc hội cần xem xét lại các nghị định của Chính phủ liên quan đến cấm và hạn chế kinh doanh vàng miếng. Thực tế đã chứng minh việc này gây tổn thất nặng nề cho quyền lợi của hàng triệu người dân sở hữu vàng để phòng thân và của hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh vàng; đồng thời bị khai thác bởi một nhóm lợi ích nhỏ để trục lợi trên quyền lợi của toàn dân và cả nền kinh tế.

Quốc hội cần xem xét lại chính sách cố định tỷ giá ngoại tệ lâu nay. Đây là một nút thắt rất nguy hại của nền kinh tế hiện nay, làm cho lạm phát luôn ở mức cao, suy giảm giá trị xuất khẩu và giá trị kiều hối.

3. Trong trường hợp phải cần đến những gói cứu trợ từ bên ngoài thì đề nghị Quốc hội phải phê duyệt thông qua chúng và công khai minh bạch cho toàn dân biết. Đề nghị Quốc hội không chuẩn thuận việc việc nhận cứu trợ từ những nước nào có thể gây ảnh hưởng nguy hại đến sự độc lập và chủ quyền quốc gia.

4. Đề nghị Quốc hội tập trung thúc đấy việc cải cách hành chính và thể chế kinh tế. Việc này sẽ giúp không những tạo nên môi trường kinh doanh có sức cạnh tranh mà còn tạo niềm tin cho nhân dân tiếp tục đầu tư vào vào sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy có thể giảm thiểu nhu cầu cần sự trợ giúp từ bên ngoài.

Quốc hội phải dùng quyền giám sát tối cao để kiểm soát việc cải cách này của Chính phủ và các cơ quan hành chính địa phương.

5. Hơn lúc nào hết, đất nước rất cần những người tài giỏi nhất, vốn luôn hiếm hoi, để xây dựng và điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mau chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện nay và tiến tới phát triển bền vững. Quốc hội và Chính phủ cần có chính sách mời gọi những nhân tài về kinh tế mà không phân biệt có phải là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam hay không ra giúp nước.

Tôi tin rằng làm được như trên thì môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ cải thiện đáng kể và nhanh chóng; giảm mạnh tham nhũng và gia tăng năng suất hệ thống của quốc gia. Mà tăng năng suất lao động là cách để phát triển bền vững, giúp giảm vốn đầu tư và khai thác tài nguyên vốn đã gây ra bất ổn và sự tăng trưởng thiếu bền vững như lâu nay.

Đề nghị Quốc hội quan tâm nghiêm túc đến 5 yêu cầu trên của tôi và những yêu cầu tương tự của nhiều người khác được gửi đến Quốc hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của Quốc hội trong việc thực hiện ý nguyện của nhân dân mà còn là quyền của người dân được tham gia quản lý đất nước.

Đề nghị Ban Dân nguyện Quốc hội tiếp nhận thư đề nghị này và chuyển đến những người và cơ quan được nêu trên.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chào.

Ngày tháng năm 2012,

Ký tên

6 comments:

Đặng Ngọc Hùng said...

bài viết nhiều ... cảm tính quá...

thay vì nói "quốc hội phải giám sát..." chúng ta nên dùng từ "quốc hội nên thực hiện triệt để quyền hạn được luật pháp qui định trong việc giám sát..."

ở trong bối cảnh dân chủ, tự do thật sự khi góp ý kiến với nghị viện, nghị sỹ hay cơ quan công quyền, người ta cũng không dùng từ "phải" bao giờ.

Anonymous said...

Nếu được chọn lựa thì tôi sẽ nói KHÔNG. Chẳng ai chọn XHCN

Anonymous said...

có phải "phong trào con đường việt nam" là cái bẫy của công an cộng sản không vậy ?

Anonymous said...

Lai kien nghi
Tai sao biet lam kien nghi khong ai them nghe, tao sao cu lam hoai
Khong the nao hieu noi ????


Chac

Anonymous said...

No XHCN. NO

Anonymous said...

Có nhiều ý kiến trên internet chỉ ra rằng Lê Thăng Long chính là gián điệp đã đẩy 3 nhà đấu tranh dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung vào tù. Chỉ riêng tên Lê Thằng Long này thoát án tù và lại ra ngoài kêu gào dụ dỗ những nhà đấu tranh dân chủ vào cái bẫy của hắn. Quan Làm Báo nghĩ sao về những cáo buộc trên ???