ĐƠN KIẾN NGHỊ
(Đề nghị chấn chỉnh lại hoạt động bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra)
Kính gửi: - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG- QUỐC HỘI VIỆT NAM - BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG
- THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÁC CẤP
- CÁC LUẬT SƯ VIỆT NAM
- CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍI/ NGƯỜI KIẾN NGHỊ
Tôi là: Ngô Ngọc Trai
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nam Định
II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC KIẾN NGHỊ
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: Điều 53. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 93 quy định: Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ
Bắt tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, mục đích là nhằm ngăn chặn bị can bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc bắt tạm giam đã biến tướng thành một hình thức truy bức nhục hình, và thực chất đó chính là một hình thức truy bức nhục hình.
Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 6 quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Xét điều kiện giam giữ người trong giai đoạn điều tra ở Việt Nam hiện nay, phòng giam thì chật hẹp, điện nước sinh hoạt thiếu, thức ăn nghèo dinh dưỡng, có hiện tượng bị người giam giữ chung hành hạ, không được thăm gặp người thân, không được tiếp cận với sách báo truyền hình… Với điều kiện giam giữ như vậy con người sẽ suy kiệt về sức khỏe, sa sút về tinh thần, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai đó chính là một hình thức truy bức nhục hình.
Một bị can tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa bị Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Tĩnh Gia khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giai đoạn đầu điều tra khi được tại ngoại bị cáo chối tội. Sau đó cơ quan điều tra liền ra lệnh bắt giam, kể từ đó lời khai của bị cáo là nhận tội. Khi ra tòa bị cáo khai rằng đã bị cán bộ điều tra cho uống rượu và dụ dỗ nếu khai nhận tội sẽ cho về với vợ con, thế là bị cáo nhận tội. Bị cáo cũng khai rằng trong thời tiết mùa đông rét mướt nhưng bị những người giam giữ cùng bắt phải tắm mỗi ngày hai lần. Do đó mà khi ra tòa bị cáo đã suy kiệt sức khỏe, tòa án phải dừng phiên tòa để cán bộ y tế bệnh viện huyện sang cấp cứu, phiên tòa phải hoãn lại.
Bị cáo Hàn Đức Long bị Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên án tử hình về tội Giết người và hiếp dâm trẻ em, bị cáo hiện đang chờ thi hành án. Trong các lời khai bị cáo đều nhận tội, bản tự khai do chính tay bị cáo viết cũng nhận tội, nhưng khi ra tòa bị cáo lại chối tội. Khi được hỏi tại sao bị cáo khai nhận tội với cơ quan điều tra, có biết rằng với tội danh như thế nhận tội là chịu mức án tử hình không thì bị cáo trả lời rằng: Bị cáo bị hành hạ tưởng rằng sẽ chết ngay trong khi giam giữ, bị cáo phải nhận tội để có cơ hội được sống ra trước tòa mà nói lên sự thật không phạm tội, bị cáo sợ rằng mình sẽ chết mà không được gặp mặt vợ con để nói rằng mình bị oan. Bị cáo khai rằng bị cán bộ điều tra yêu cầu viết theo lời cán bộ điều tra đọc, khi không viết liền bị cán bộ điều tra dùng chiếc bút bi đâm thẳng vào bàn tay. Đây là vụ án thảm thương oan khuất kéo dài từ năm 2005, cơ quan điều tra vụ này chính là cơ quan điều tra vụ án Lê Văn Luyện, thẩm phán xử án vụ này chính là thẩm phán xử vụ Lê Văn Luyện. Vụ Lê Văn Luyện các cơ quan đã làm rất tốt, nhưng trong vụ án Hàn Đức Long các cơ quan đều đã sai lầm.
Thực tế lâu nay một số cơ quan điều tra đã lạm dụng việc bắt tạm giam gây phản ứng bất bình. Vụ việc nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố điều tra về tội đưa hối lộ, là một nhà báo có nhân thân tốt, nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu gì sẽ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, nhưng cơ quan điều tra cũng bắt giam.
Gần đây cô gái Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam về hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Một cô gái sinh viên mới 20 tuổi có gương mặt hiền lành xinh xắn, có nhân thân và nơi cư trú rõ ràng, không có gì cho thấy cô gái sẽ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, chỉ cần giao cho địa phương và cấm đi khỏi nơi cư trú là được, việc gì phải bắt giam?
Vụ việc cô Nguyễn Thị Bích Trang nhân viên của trường Đại học Tân Tạo bị bắt giam về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ cũng bộc lộ sự lạm dụng của cơ quan điều tra. Đây là tội danh thuộc trường hợp ít nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng cũng bị bắt giam. Có thông tin cho biết khi mới bị bắt cô gái bị buộc gọi điện về cơ quan nói dối rằng bận việc riêng không đi làm được. Một chi tiết nhỏ như thế cho thấy hiện tượng bức cung, khi mới bị bắt đã như vậy liệu khi bị giam giữ nhiều tháng cô gái còn bị buộc khai báo nói dối những điều gì khác nữa?
Xét về bản chất con người thì không ai phản bội lại chính mình. Việc có lời khai ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Trong thực tế, chỉ do bị truy bức nhục hình thì người ta mới phải khai báo.
Xét về bản chất của luật pháp, việc điều tra xử lý tội phạm chính nhằm bảo vệ luật pháp, bảo vệ các quyền công dân, như vậy việc bức hiếp buộc bị can phải khai báo lại đã xâm phạm tới một quan hệ pháp luật khác cũng được pháp luật bảo vệ, đó là quan hệ pháp luật về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân.
Như vậy việc xử lý vụ án ban đầu mang ý nghĩa tốt, tích cực đã được thực hiện bằng những cách thức phản lại chính ý nghĩa ban đầu của nó. Đây rõ ràng là sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.
Hiện tượng lạm dụng việc bắt giam xuất phát từ quy định pháp luật mang nặng yếu tố bạo lực không phù hợp với các giá trị của luật pháp văn minh. Với điều kiện giam giữ như nêu trên và thời gian giam giữ kéo dài sẽ khiến bị can tuyệt vọng buông xuôi, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai đó chính là lạm dụng việc bắt giam, nhiều trường hợp dẫn đến oan sai như vụ án Hàn Đức Long ở Bắc Giang và vụ án ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa như nêu trên.
Để tránh tình trạng lạm dụng việc bắt tạm giam, cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, thay vì quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, nên quy định bị can có quyền giữ im lặng hoặc chỉ đồng ý khai báo khi có sự tham gia của luật sư bào chữa. Khi đó việc bắt tạm giam vẫn có tác dụng ngăn chặn mà không bị lạm dụng để bức cung vì khi lấy lời khai đã có mặt luật sư bào chữa, việc bắt tạm giam trở lại nguyên nghĩa là một hình thức ngăn chặn.
IV/ KIẾN NGHỊ
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, kính mong chủ tịch lưu tâm tới hoạt động điều tra, bắt giam và hỏi cung hiện nay. Cải cách tư pháp là vấn đề rộng lớn lâu dài, qua từng sự việc cụ thể sẽ cho thấy những khiếm khuyết của luật pháp ảnh hưởng tới sự yên lành của nhân dân, kính mong chủ tịch lưu tâm.
- Quốc hội là cơ quan ban hành Bộ luật tố tụng hình sự, văn bản này hiện đang được lấy ý kiến góp ý sửa đổi, kính mong Quốc hội lưu tâm tới hoạt động bắt giam và hỏi cung. Đề nghị sửa đổi quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình thành quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền giữ im lặng, và chỉ chấp nhận lời khai là chứng cứ khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa.
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ công an, Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp quan tâm tới vấn đề bắt giam và hỏi cung của các cơ quan điều tra, đề nghị có hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý những sự việc sai phạm.
- Đề nghị các luật sư đồng nghiệp hưởng ứng chương trình cải cách tư pháp của nhà nước, có tiếng nói phản ánh những khiếm khuyết của pháp luật và những lạm dụng trong thực thi luật pháp, góp phần xây dựng một nền tư pháp tốt đẹp cho Việt Nam.
- Kính mong các cơ quan báo chí quan tâm đưa tin phản ánh, ủng hộ chương trình cải cách tư pháp do chủ tịch nước đứng đầu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Người kiến nghị
Đã ký
Luật sư Ngô Ngọc TraiTheo Blog Huynhngocchenh
Bắt tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, mục đích là nhằm ngăn chặn bị can bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc bắt tạm giam đã biến tướng thành một hình thức truy bức nhục hình, và thực chất đó chính là một hình thức truy bức nhục hình.
Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 6 quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Xét điều kiện giam giữ người trong giai đoạn điều tra ở Việt Nam hiện nay, phòng giam thì chật hẹp, điện nước sinh hoạt thiếu, thức ăn nghèo dinh dưỡng, có hiện tượng bị người giam giữ chung hành hạ, không được thăm gặp người thân, không được tiếp cận với sách báo truyền hình… Với điều kiện giam giữ như vậy con người sẽ suy kiệt về sức khỏe, sa sút về tinh thần, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai đó chính là một hình thức truy bức nhục hình.
Một bị can tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa bị Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Tĩnh Gia khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giai đoạn đầu điều tra khi được tại ngoại bị cáo chối tội. Sau đó cơ quan điều tra liền ra lệnh bắt giam, kể từ đó lời khai của bị cáo là nhận tội. Khi ra tòa bị cáo khai rằng đã bị cán bộ điều tra cho uống rượu và dụ dỗ nếu khai nhận tội sẽ cho về với vợ con, thế là bị cáo nhận tội. Bị cáo cũng khai rằng trong thời tiết mùa đông rét mướt nhưng bị những người giam giữ cùng bắt phải tắm mỗi ngày hai lần. Do đó mà khi ra tòa bị cáo đã suy kiệt sức khỏe, tòa án phải dừng phiên tòa để cán bộ y tế bệnh viện huyện sang cấp cứu, phiên tòa phải hoãn lại.
Bị cáo Hàn Đức Long bị Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên án tử hình về tội Giết người và hiếp dâm trẻ em, bị cáo hiện đang chờ thi hành án. Trong các lời khai bị cáo đều nhận tội, bản tự khai do chính tay bị cáo viết cũng nhận tội, nhưng khi ra tòa bị cáo lại chối tội. Khi được hỏi tại sao bị cáo khai nhận tội với cơ quan điều tra, có biết rằng với tội danh như thế nhận tội là chịu mức án tử hình không thì bị cáo trả lời rằng: Bị cáo bị hành hạ tưởng rằng sẽ chết ngay trong khi giam giữ, bị cáo phải nhận tội để có cơ hội được sống ra trước tòa mà nói lên sự thật không phạm tội, bị cáo sợ rằng mình sẽ chết mà không được gặp mặt vợ con để nói rằng mình bị oan. Bị cáo khai rằng bị cán bộ điều tra yêu cầu viết theo lời cán bộ điều tra đọc, khi không viết liền bị cán bộ điều tra dùng chiếc bút bi đâm thẳng vào bàn tay. Đây là vụ án thảm thương oan khuất kéo dài từ năm 2005, cơ quan điều tra vụ này chính là cơ quan điều tra vụ án Lê Văn Luyện, thẩm phán xử án vụ này chính là thẩm phán xử vụ Lê Văn Luyện. Vụ Lê Văn Luyện các cơ quan đã làm rất tốt, nhưng trong vụ án Hàn Đức Long các cơ quan đều đã sai lầm.
Thực tế lâu nay một số cơ quan điều tra đã lạm dụng việc bắt tạm giam gây phản ứng bất bình. Vụ việc nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố điều tra về tội đưa hối lộ, là một nhà báo có nhân thân tốt, nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu gì sẽ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, nhưng cơ quan điều tra cũng bắt giam.
Gần đây cô gái Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam về hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Một cô gái sinh viên mới 20 tuổi có gương mặt hiền lành xinh xắn, có nhân thân và nơi cư trú rõ ràng, không có gì cho thấy cô gái sẽ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, chỉ cần giao cho địa phương và cấm đi khỏi nơi cư trú là được, việc gì phải bắt giam?
Vụ việc cô Nguyễn Thị Bích Trang nhân viên của trường Đại học Tân Tạo bị bắt giam về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ cũng bộc lộ sự lạm dụng của cơ quan điều tra. Đây là tội danh thuộc trường hợp ít nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng cũng bị bắt giam. Có thông tin cho biết khi mới bị bắt cô gái bị buộc gọi điện về cơ quan nói dối rằng bận việc riêng không đi làm được. Một chi tiết nhỏ như thế cho thấy hiện tượng bức cung, khi mới bị bắt đã như vậy liệu khi bị giam giữ nhiều tháng cô gái còn bị buộc khai báo nói dối những điều gì khác nữa?
Xét về bản chất con người thì không ai phản bội lại chính mình. Việc có lời khai ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Trong thực tế, chỉ do bị truy bức nhục hình thì người ta mới phải khai báo.
Xét về bản chất của luật pháp, việc điều tra xử lý tội phạm chính nhằm bảo vệ luật pháp, bảo vệ các quyền công dân, như vậy việc bức hiếp buộc bị can phải khai báo lại đã xâm phạm tới một quan hệ pháp luật khác cũng được pháp luật bảo vệ, đó là quan hệ pháp luật về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân.
Như vậy việc xử lý vụ án ban đầu mang ý nghĩa tốt, tích cực đã được thực hiện bằng những cách thức phản lại chính ý nghĩa ban đầu của nó. Đây rõ ràng là sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.
Hiện tượng lạm dụng việc bắt giam xuất phát từ quy định pháp luật mang nặng yếu tố bạo lực không phù hợp với các giá trị của luật pháp văn minh. Với điều kiện giam giữ như nêu trên và thời gian giam giữ kéo dài sẽ khiến bị can tuyệt vọng buông xuôi, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai đó chính là lạm dụng việc bắt giam, nhiều trường hợp dẫn đến oan sai như vụ án Hàn Đức Long ở Bắc Giang và vụ án ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa như nêu trên.
Để tránh tình trạng lạm dụng việc bắt tạm giam, cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, thay vì quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, nên quy định bị can có quyền giữ im lặng hoặc chỉ đồng ý khai báo khi có sự tham gia của luật sư bào chữa. Khi đó việc bắt tạm giam vẫn có tác dụng ngăn chặn mà không bị lạm dụng để bức cung vì khi lấy lời khai đã có mặt luật sư bào chữa, việc bắt tạm giam trở lại nguyên nghĩa là một hình thức ngăn chặn.
IV/ KIẾN NGHỊ
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, kính mong chủ tịch lưu tâm tới hoạt động điều tra, bắt giam và hỏi cung hiện nay. Cải cách tư pháp là vấn đề rộng lớn lâu dài, qua từng sự việc cụ thể sẽ cho thấy những khiếm khuyết của luật pháp ảnh hưởng tới sự yên lành của nhân dân, kính mong chủ tịch lưu tâm.
- Quốc hội là cơ quan ban hành Bộ luật tố tụng hình sự, văn bản này hiện đang được lấy ý kiến góp ý sửa đổi, kính mong Quốc hội lưu tâm tới hoạt động bắt giam và hỏi cung. Đề nghị sửa đổi quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình thành quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền giữ im lặng, và chỉ chấp nhận lời khai là chứng cứ khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa.
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ công an, Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp quan tâm tới vấn đề bắt giam và hỏi cung của các cơ quan điều tra, đề nghị có hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý những sự việc sai phạm.
- Đề nghị các luật sư đồng nghiệp hưởng ứng chương trình cải cách tư pháp của nhà nước, có tiếng nói phản ánh những khiếm khuyết của pháp luật và những lạm dụng trong thực thi luật pháp, góp phần xây dựng một nền tư pháp tốt đẹp cho Việt Nam.
- Kính mong các cơ quan báo chí quan tâm đưa tin phản ánh, ủng hộ chương trình cải cách tư pháp do chủ tịch nước đứng đầu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Người kiến nghị
Đã ký
Luật sư Ngô Ngọc TraiTheo Blog Huynhngocchenh
1. Về TC - Tiền tệ
2. Về ĐV không được làm
3. Về 'Quả đấm thép'
4. Về Tái cấu trúc NH
5.Về Tướng Nguyễn Văn Hưởng
6. Về điều hành kinh tế Vĩ Mô
7.Nguyễn Tấn Dũng -Con tàu sắp chìm!(P.1)
8.Nguyễn Tấn Dũng - Con tàu sắp chìm Phần 2
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment