Châu Xuân Nguyễn
Cho đến giờ phút viết bài này, tất cả các giải pháp giải quyết cục máu đông này từ đầu năm 2011 chưa bao giờ được chấp nhận.
3D và Đảng Cộng Sản né tránh giải pháp duy nhất khả thi là phá sản hằng loạt các NH.
Chúng biết rằng cục máu đông này phải giải quyết vì còn tồn tại, NH càng hút nguồn sinh lực tài chính đáng lý ra phải dành cho Doanh Nghiệp phát triển thì lại phải dùng để trả lãi cho nợ xấu (nợ của BĐS và DNNN).
1. Bưng bít nợ xấu
2. Hậu quả của sự chậm trễ giải quyết nợ xấu
3. Phải giải quyết rốt ráo
4. Mua nợ
5. Giải quyết nợ xấu bằng cách không đáo hạn BĐS & nền kinh tế
6. Gói cứu nguy IMF hay World Bank
7. Kết luận cuối cùng
1. Bưng bít nợ xấu
3D và ĐCS bắt đầu một chiến dịch nói láo, bưng bít con số thật của nợ xấu từ khi ra nghị quyết 11, tháng 2.2011. Chính vì phong cách ngu xuẩn như thế này gửi đi một thông điệp khích lệ cho hệ thống NH cứ tự nhiên cho vay cho HĐQT sân sau, TGD và gia đình và nếu có tăng quá thì NHNN sẽ tiếp tay bưng bít.
Vì chính sách này, nợ xấu NH tăng phi mã từ 2% đầu năm 2011 (2% của tổng dư nợ hệ thống 2.5 triệu tỉ vnd= 50 ngàn tỉ) đến 30% năm 2012 (30% của tổng dư nợ 2.5 triệu tỉ= 740 ngàn tỉ), một sự tăng trưởng nợ xấu gần 700 ngàn tỉ vnd (35 tỉ usd) trong vòng 1 năm rưởi.
2. Hậu quả của sự chậm trễ giải quyết nợ xấu
Hậu quả của sự chậm giải quyết nợ xấu này làm cho NHNN mặc dù hạ lãi suất từ 14% còn 9% từ tháng 4.2012 đến bây giờ nhưng DN vẫn không vay tiền được vì NH dùng chính dòng tiền (lãi suất thấp) này để trả lãi huy động cho người dân mà trước đó vài ba năm đã huy động để cho vay Tập đoàn và BĐS mà ngày hôm nay không tập đoàn nào hay DN BĐS trả tiền lãi nên hệ thống NH phải huy động tiền mới để chi trả cho dân thay vì dùng số tiền này cho DN vay để thoát khỏi suy thoái kinh tế.
Càng để lâu, nợ xấu càng tăng (KT* – 713 – 050312 – ‘Rủi ro lớn nhất của tái cơ cấu ngân hàng là trì hoãn’)(KT* – 775 – 051912 – Ngân hàng lại lo ngại nợ xấu gia tăng)(KT* – 604 – 040712 – Nợ xấu tăng và nguy cơ “cụt vốn” (bank’s cash flow future))(KT* – 317 – 122711 – Nợ xấu… xấu hơn)
3. Phải giải quyết rốt ráo
và đã đến lúc chúng ta phải giải quyết rốt ráo cục máu đông này trong cơ thể kinh tế của chúng ta nếu chúng ta không muốn cơ thể kinh tế này bị tai biến mạch máu não do cục máu đông ngày càng lớn này.
4. Mua nợ
Thoạt đầu, NV Bình, 3D thập thò dùng tiền thuế người dân lập cty mua nợ xấu (100 ngàn tỉ) để cứu nguy cho NH vì nọ Vinashin, nợ BDS của quan chức và tập đoàn Bộ Xây Dựng. Phương án ăn cắp tiền này bị tôi và báo chí lề Đảng cùng vạch mặt và chống đối nên cuối cùng 3D và Bình phải bỏ kế hoạch này. Kết quả là bầu Kiên, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Trầm Bê, con gái TT Phượng cùng nhau thâu tóm Sacom bank với nợ xấu ngập đầu (hy vọng 3D và Bình phù phép cứu NH này thành Nh trị giá 7 tỉ usd)
5. Giải quyết nợ xấu bằng cách không đáo hạn BĐS & nền kinh tế
Khi kế hoạch ăn cắp tiền thuế của dân (để dân phải trả thuế cao hơn, xăng, điện, nước tăng gia) không thành công thì chúng xoay qua làm áp lực cho NH phải siết nợ, không đáo hạn tín dụng cho BĐS nữa. Hậu quả là ngày 03.09.2012, thị trường BĐS sụp đổ vì tất cả nhà đầu tư bán đổ, bán tháo, bỏ của chạy lấy người. Kế hoạch này cũng thất bại vì tài sản thế chấp BĐS cũng tan theo mây khói nên NH giải quyết rất ít nợ xấu qua kế hoạch này. Và nếu còn siết tín dụng thì sẽ có hằng ngàn đại gia như Hoàng anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai sẽ phá sản với tổng số hàng tồn kho BĐS là 200 ngàn căn hộ, trị giá 380 ngàn tỉ (16% của tổng dư nợ hệ thống là 2.5 triệu tỉ). Phương án này thất bại hoàn toàn.
6. Gói cứu nguy IMF hay World Bank
Vì gần kề ngày BCT và BBT kiểm điểm 3D trong 5 ngày từ 21 đến 24.09.2012 và sau đó trung tuần tháng 10 sẽ là Hội Nghị 6 của UVTW bầu tín nhiệm Thủ Tướng nên 3D vặn hết loa tuyên truyền là sẽ không vay tiền IMF để mua nợ xấu. Điều này làm Indonesia run sợ sự sụp đổ của kinh tế VN
7. Kết luận cuối cùng
Tình hình tháng 9.2012 là rất cấp bách, BĐS không thể trở lại, DN vẫn chưa vay tiền được, hàng tồn kho vẫn cao, sức mua của người dân cạn kiệt nên DN đóng của, chết lâm sàn lên tới 400 ngàn và số thất nghiệp lên tới 2 triệu.
Chỉ còn một giải pháp duy nhất là phá sản ít nhất 50 NH để họ không huy động để trả nợ nữa, đem lại sự minh bạch cho thị trường tín dụng.
Nếu ĐCS không phá sản NH, lây lất thì người dân sẽ bất mãn và lật đổ chế độ, khi CP Hậu CS lên, chúng tôi sẽ phá sản 90% Ngân hàng, quốc hữu hóa 200 ngàn căn hộ còn thiếu tiền NH phá sản và lập lại một trật tự tín dụng mới vì hệ thống tín dụng này của 3D và ĐCS đang phá sản nhanh chóng và phần còn lại của nền kinh tế đang phải chịu đựng thảm thiết.
Melbourne
25.09.2012
Châu Xuân Nguyễn
21/09/2012 11:01 (GMT+7)
Xem xét nợ xấu dưới góc độ sự sinh tồn của các ngân hàng, TS.Quách Mạnh Hào – Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB nêu quan điểm: “Chẳng có lý do để cứu các ngân hàng. Khi ngân hàng gặp rủi ro do lựa chọn đối nghịch hay đạo đức thì phát sinh nợ xấu là lỗi của ngân hàng”.
Để doanh nghiệp và ngân hàng tự xử lý nợ xấu theo quy luật sinh tồn của kinh tế thị trường hay phải thông qua một định chế tài chính được Nhà nước hỗ trợ vốn? Chưa giải pháp nào được đánh giá là hiệu quả, bởi lẽ, thực trạng nợ nần hiện nay vẫn còn nhiều “góc khuất” đáng ngại.
Lần lượt những số liệu nợ xấu khác biệt được nhiều tổ chức, đơn vị công bố trong thời gian qua khiến giới phân tích cũng “tù mù” thông tin. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank cho rằng, sự khác biệt lớn này là do việc phân loại nợ xấu ở Việt Nam dựa vào Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) trong khi các tổ chức quốc tế sử dụng Tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) để phân loại nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.
Để lâu không mất đi mà chỉ xấu đi
Bà Mùi cũng khẳng định, không phải 100% nợ xấu doanh nghiệp là của ngân hàng hay 100% nợ xấu ngân hàng là của doanh nghiệp, mà đa phần nợ xấu ngân hàng là của doanh nghiệp, đặc biệt khi các ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau do sở hữu chéo khiến nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, nợ xấu tăng lên là tất yếu.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Dương Thu Hương cho rằng số lượng nợ xấu không cố định, nếu các doanh nghiệp gặp khó khăn nợ xấu chắc chắn tăng. Nhất là các khoản đang hoãn, giãn, đảo nợ, nếu không giải quyết được. Nợ xấu tồn tại từ lâu nhưng cho đến nay mới quan tâm đến, không nên hốt hoảng bởi thực tế có lúc nợ xấu còn hơn hiện nay.
Theo bà Hương, vấn đề trước mắt là cần xác định rõ nợ xấu thực chất bao nhiêu, trước khi tìm phương hướng giải quyết. Cụ thể hơn, cần xác định tiêu chí nợ xấu là nợ đến giai đoạn trả nợ không trả được, nhưng không kể đến hoãn nợ, giãn nợ, đảo nợ… vẫn đang tiềm ẩn trở thành nợ xấu. “Để tính toán cần tính cả dư nợ của hoãn nợ, giãn nợ, đảo nợ, nếu chỉ mỗi con số nợ tới hạn không trả được thì không được”, bà Hương khẳng định.
Trong khi số liệu và cơ cấu nợ xấu còn khoảng cách giữa các đơn vị công bố, quan điểm xử lý vấn đề này cũng có nhiều điểm tranh cãi. Theo ông Trương Đình Tuyển – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia – các tổ chức tín dụng phải lập cho đủ quỹ dự phòng rủi ro, nếu trước đây chưa lập đủ thì nay phải truy lại và phải dùng quỹ này để xử lý nợ xấu.
Ông Tuyển cũng nếu quan điểm các ngân hàng nào xử lý được nợ xấu thì cứ làm, nhưng nếu trông chờ vào các ngân hàng và công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính (DATC) thì quá trình xử lý càng lâu.
“Nợ xấu để lâu không mất đi mà chỉ xấu đi. Do đó, dứt khoát phải thành lập một định chế xử lý nợ xấu quốc gia”, ông Tuyển nói. Vị chuyên gia này cho rằng Nhà nước cũng phải có quy định mức chiết khấu khi mua bán nợ xấu đối với từng nhóm nợ. Đây là quy định bắt buộc. Trong điều kiện ấy, cho phép tổ chức tín dụng và công ty thỏa thuận nhưng cho thời gian thỏa thuận tối đa hoặc áp dụng quy định về mức chiết khấu.
Đồng tình với quan điểm xử lý nợ xấu phải bắt đầu từ các chủ thể có liên quan trực tiếp đến món nợ, TS. Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng việc giao cho các công ty mua bán nợ của ngân hàng thương mại xử lý trước cũng là hợp lý bởi các công ty này hoàn toàn chủ động và hiểu rõ về khoản nợ của mình.
Tuy vậy, ông Thăng cũng phân tích, dù đã có hơn 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng (AMC) nhưng vai trò của các công ty này rất mờ nhạt. Việc ngân hàng mua lại nợ của nhau tức là nợ xấu chạy vòng vo từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.
“Điều này không khác việc chuyển nợ từ “túi phải” sang “túi trái”, làm méo mó khoản nợ”, ông Thăng nhấn mạnh.
Có nên cứu các ngân hàng?
Khác với cách tiếp cận trên, xem xét nợ xấu dưới góc độ sự sinh tồn của các ngân hàng, TS.Quách Mạnh Hào – Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB nêu quan điểm: “Chẳng có lý do để cứu các ngân hàng. Khi ngân hàng gặp rủi ro do lựa chọn đối nghịch hay đạo đức thì phát sinh nợ xấu là lỗi của ngân hàng”.
Theo phân tích của ông Hào, khi cứu, giải quyết nợ xấu thì chúng ta có hình dung rằng bây giờ hoạt động ngân hàng đang diễn ra thế nào? Rất nhiều ngân hàng hiện nay chẳng khác mấy so với mô hình “ponzi – dùng tiền người này trả người khác”. Nhiều ngân hàng nhỏ đầu tư vào những dự án dài hạn bằng tiền ngắn hạn. Họ sa lầy vào đó thì các khoản đầu tư này trở thành nợ xấu. Và trong thời gian dài họ huy động lãi suất cao.
“Về bản chất tài sản sinh lời của họ không có. Với cách tiếp cận như vậy thì nên cứu hay không?”, ông Hào đặt câu hỏi.
Một điểm quan trọng được ông Hào nhấn mạnh là trong bối cảnh các ngân hàng đang có xu hướng tiến tới mô hình ponzi thì chúng lại được sự bảo lãnh rất lớn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước là không để ngân hàng nào phá sản.
Nhìn ở khía cạnh khác, ông Hào cho rằng không nên e ngại việc người dân gửi tiền vào những ngân hàng có rủi ro nên khi mất tiền sẽ gây ra những bất ổn xã hội.
“Người dân quyết định gửi tiền vào những ngân hàng rủi ro để được nhận lãi suất cao. Rõ ràng là họ chấp nhận rủi ro rồi. Cho nên, chúng ta không thể bảo lãnh hành vi gửi tiền vào ngân hàng rủi ro cao, được hưởng lãi suất cao và bây giờ anh lại chắc chắn là không mất tiền. Như vậy là chúng ta đang khuyến khích cho những rủi ro trong nền kinh tế”, ông Hào nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment